Loại rau xanh mát cho mâm cơm ngày hè, canxi gấp 12 lần cà chua Những sai lầm khi ăn rau muống cần loại bỏ ngay 3 cách chế biến rau muống thành vị thuốc trị bệnh “tam cao” |
Rau muống được rất nhiều người yêu thích bởi tính mát, khi ăn có tác dụng thanh nhiệt cơ thể rất tốt. Trong loại rau này có chứa rất nhiều vitamin A, B1, B2 cùng nhiều dưỡng chất như canxi, sắt, photpho, gluxit…giúp ngăn ngừa táo bón, vàng da, ung thư, tiểu đường…
Tuy nhiên bởi lợi nhuận mà nhiều người hiện nay phun thuốc trừ sâu, cho hóa chất, dầu nhớt vào ruộng muống, sử dụng nhiều phân hóa học… không chỉ ảnh hưởng chất lượng, độ “sạch” của rau mà còn khiến môi trường bị ô nhiễm.
Khi ăn phải rau muống kém vệ sinh bạn rất dễ bị ngộ độc cấp tính, trường hợp nhẹ hơn thì các chất độc tích tụ dần trong cơ thể gây ra các bệnh nguy hiểm.
Việc biết cách nhận biết đâu là rau muống bẩn, đâu là rau muống sạch vô cùng quan trọng. Mỗi chị em nội trợ cần phải trang bị cho mình kiến thức để chọn được rau sạch, an toàn, đảm bảo sức khỏe cho bản thân và cả gia đình.
Cách nhận biết rau muống sạch và rau muống bẩn
Bằng việc quan sát bằng mắt thường thì bạn cũng có thể tự mình dễ dàng nhận biết được rau muống bẩn hay sạch.
Dựa vào thân rau
Khi mua rau muống bạn nên chọn những rau có thân nhỏ, màu xanh, thân rau cứng cáp, giòn, các đốt rau ngắn (đây là giống rau muống cạn).
Bạn nên tránh giống rau muống nước thân to, ống rỗng bởi đây là giống rau muống nước, thường được trồng ở các vùng ao hồ, đầm nước bẩn.
Rau muống nước có chứa rất nhiều ký sinh trùng bẩn, giun sán, khi bạn ăn vào các kí sinh trùng có hại này xâm nhập vào cơ thể gây ra nhiều triệu chứng nguy hiểm đến sức khỏe.
Thân rau muống sạch khi hái có lớp nhựa trắng chảy ra, ngược lại đối với rau muống bẩn thì lớp nhựa này rất ít, thân dễ bầm dập trước va chạm nhỏ. Khi rửa rau nếu bạn để ý thấy rau nổi nhiều bong bóng thì rất có thể rau muống đã bị nhiễm chì.
Dựa vào lá rau
Dựa vào lá rau chị em nội trợ cũng có thể dễ dàng nhận biết đâu là rau muống sạch, đâu là rau muống bẩn. Rau muống bẩn, chứa hóa chất, kim loại chì, bị bón nhiều đạm thường bóng mượt, xanh đen, trên lá không có vết sâu đục, các lá có kích thước tương đối đều nhau.
Ngược lại rau muống sạch phần lá thường có màu xanh nhạt, lá nhỏ, cứng, trên lá thi thoảng có các lỗ nhỏ do sâu ăn.
Khi bạn để rau trong tủ lạnh thì rau sạch vẫn giữ được độ tươi được từ 3 – 4 ngày, ngược lại nếu rau phun kích thích, tắm hóa chất thì chỉ sau 1 – 2 ngày bạn thấy rau bị úa vàng, thối, có mùi hôi rất khó chịu, không thể ăn được.
Dựa vào nước rau
Đôi lúc dựa vào cách phân biệt lá hoặc thân cũng chưa thể kết luận được chính xác là rau muống sạch hay bẩn. Một cách kiểm tra chính xác hơn mà bạn có thể áp dụng là quan sát màu nước rau muống luộc.
Rau muống sạch khi luộc lên nước có màu vàng xanh nhạt. Trường hợp bạn thấy nước rau muống luộc để nguội chuyển màu xanh đen thậm chí kết tủa đen xung quanh thì chắc chắn rau đã bị nhiễm chì.
Lúc này bạn nên đổ hết rau và nước luộc đi chứ không nên tiếc rẻ sử dụng bởi như vậy cơ thể nhiễm chì nguy hiểm.
Nhận biết qua mùi vị
Rau muống nhiễm chì khi ăn có vị chát, không ngọt, mùi hơi hắc. Trong khi đó rau muống thường vị ngọt mát, nước luộc rau cũng trong.
Cách chọn rau muống ngon và an toàn
Ngọn nhỏ, hơi cứng, khi ngắt cuống rau ra nhựa, còn tươi xanh. Không nên chọn rau héo úa, có thể đã hái từ hôm trước hoặc để lâu.
Khi rửa rau nên rửa rau dưới vòi nước đang chảy để trôi bụi bẩn, hóa chất theo dòng nước.
Trên đây là cách nhận biết rau muống sạch, rau muống bẩn. Bạn hãy áp dụng ngay nhé.