Cách nào ngăn chặn hàng giả trên các sàn thương mại điện tử?

Thương mại điện tử Việt Nam tăng trưởng 25% và nằm trong top đầu của thế giới. Sự phát triển của thương mại điện tử được các chuyên gia đánh giá là nhanh, nhưng vẫn còn nhiều rào cản. Đặc biệt, hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng tràn lan, ảnh hưởng trực tiếp tới uy tín của các thương hiệu kinh doanh chân chính nói riêng và toàn bộ nền kinh tế thương mại điện tử nói chung.
Đắk Lắk: Khởi tố "nữ quái" bán hàng giả trên mạng xã hội Hàng nhái, hàng giả tác động tiêu cực đến quá trình hình thành một thị trường lành mạnh Mở cửa phòng trưng bày “Nhận diện hàng thật - hàng giả Made in Japan” với hơn 300 sản phẩm
Cục Quản lý thị trường tỉnh Đắk Lắk phát hiện 02 hộ kinh doanh bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu
Cục Quản lý thị trường tỉnh Đắk Lắk phát hiện 02 hộ kinh doanh bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu.

Nhức nhối vấn nạn hàng giả

Đánh giá chung về thực trạng hiện nay trong công tác phòng, chống và xử lý vi phạm hành chính trong thương mại điện tử tại Việt Nam, ông Trần Hữu Linh - Tổng Cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường cho biết, thương mại điện tử, kinh doanh hàng hóa online hiện nay đã chi phối rất nhiều trong cuộc sống, đòi hỏi lực lượng chức năng phải kịp thời nắm bắt, có phương pháp kiểm soát phù hợp thực tế. Do đó, ngày 29/3/2023, Đề án đã được Chính phủ phê duyệt theo đệ trình của Bộ Công Thương.

Cũng theo ông Trần Hữu Linh, khoảng 2 năm trở lại đây, thương mại điện tử trở thành một trong những vấn đề lớn, tác động đến việc kinh doanh trực tiếp tại các cửa hàng, cửa hiệu.

Đơn cử như chợ Ninh Hiệp - nơi được mệnh danh là “thủ phủ” của hàng giả, hàng vi phạm với khoảng 2.000 hộ kinh doanh, hoạt động buôn bán tại đây luôn tấp nập với lượng hàng hóa luân chuyển vô cùng lớn, đưa đi khắp nơi trên cả nước. Thế nhưng, hiện nay, chợ Ninh Hiệp rất đìu hiu, vắng vẻ. Nhiều cửa hàng đã đóng cửa trả lại mặt bằng cho thuê và chuyển sang bán hàng online. Tình trạng này cũng diễn ra tương tự ở trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh.

“Nếu như năm 2020, doanh số bán lẻ trên Internet tại Việt Nam là 13 tỷ USD thì đến năm 2022, con số này tăng vọt lên thành 35 tỷ USD. Bên cạnh đó, Việt Nam là nước có tỷ lệ dân số mua sắm cao nhất Đông Nam Á. Gần 1 nửa dân số Việt Nam mua sắm online, với 49,3 triệu người, tương đương 41% tỷ lệ dân số” - Tổng cục trưởng Trần Hữu Linh dẫn chứng và cho biết, bên cạnh người bán-người mua, vô hình chung các công ty chuyển phát đã trở thành kênh vận chuyển hàng cấm, hàng giả, hàng lậu.

Theo ông Trần Hữu Linh, hiện nay, 99% các công ty chuyển phát giờ đây đang sống bằng vận chuyển, mua bán hàng hóa online. Chỉ 1% thư tín. Đặc biệt, gần đây, mạng xã hội tiktok bùng nổ mạnh mẽ. Người dân từ tận Hà Giang vẫn hàng ngày livestream bán hàng đi cả nước và ngược lại. Chưa kể, đây là mạng xã hội xuyên biên giới, cho nên, các hành vi vi phạm đã vượt ra khỏi lãnh thổ Việt Nam.

Chị Vũ Thị Thương (Hoàng Mai, Hà Nội) cho hay: Lâu nay, mua hàng trên sàn thương mại điện tử đã trở thành thói quen của nhiều người dân bởi nhanh chóng, tiện lợi. Tuy nhiên cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro khi có thể mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng.

“Vừa qua, trong khi lướt mạng mua sắm, tôi có thấy một sản phẩm mỹ phẩm tôi thường xuyên sử dụng, bình thường sản phẩm này được bán với giá 500.000 đồng/ một sản phẩm nhưng trên “chợ mạng” chỉ được bán với giá hơn 100.000 đồng. Mặc dù nghi ngờ nhưng tôi vẫn đặt mua với hy vọng sản phẩm nằm trong chương trình khuyến mãi, giảm giá. Thế nhưng sau khi nhận hàng, tôi mới biết đây là hàng nhái...”, chị Thương chia sẻ.

Trường hợp mua phải hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng như chị Thương không phải hiếm gặp bởi hiện nay. Việc quản lý chất lượng hàng hóa trên sàn thương mại điện tử cũng như qua các kênh bán hàng online gặp rất nhiều khó khăn, dẫn tới hàng giả, hàng nhái vẫn còn “đất sống”.

Thời gian qua, lực lượng chức năng, mà tiên phong là đội ngũ Quản lý thị trường cả nước, Ban Chỉ đạo 389 Trung ương và các tỉnh, Cảnh sát kinh tế…, luôn tích cực đấu tranh, ngăn chặn nhiều vụ việc lớn có vi phạm trên môi trường thương mại điện tử.

Đơn cử như tại Hà Nội, mới đây, lực lượng chức năng đã kiểm tra kho hàng của chủ tài khoản Mailystyle.com ở phường Yên Nghĩa, quận Hà Đông (Hà Nội), phát hiện một lượng lớn sản phẩm chưa rõ nguồn gốc, xuất xứ. Đáng nói, tài khoản này có hàng triệu người theo dõi, có ngày “chốt” tới hàng nghìn đơn hàng.

Trước đó, Đội Quản lý thị trường số 9 (Cục Quản lý thị trường thành phố Hà Nội) kiểm tra một kho hàng tại thôn Hậu Dưỡng, xã Kim Chung, huyện Đông Anh, phát hiện hơn 28.000 sản phẩm gồm mỹ phẩm, đồ gia dụng... không có hóa đơn chứng từ, không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

Chủ hàng khai nhận, toàn bộ số hàng này được phân phối bán online... Theo Ban chỉ đạo 389 thành phố Hà Nội, trong 3 năm (2020-2023), các lực lượng chức năng thành phố Hà Nội đã phát hiện, bắt giữ gần 6.600 vụ lợi dụng thương mại điện tử để buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả...

Hay hồi đầu tháng 12/2023, lực lượng Quản lý thị trường đã theo dõi website phoxedien.com có chủ sở hữu là Công ty TNHH xe điện xe máy Vinh Phát có địa chỉ tại Quận 12, TP Hồ Chí Minh giới thiệu là nhà phân phối chính hãng của nhiều hãng xe: PEGA, KAZUKI, DK Bike, OSAKAR. Thẩm tra xác minh, lực lượng chức năng phát hiện nhiều dấu hiệu vi phạm trong hoạt động kinh doanh của đơn vị này. Đồng thời, Cục Nghiệp vụ QLTT (Bộ Công Thương) đã phối hợp với Cục QLTT các tỉnh, thành phố: TP Hồ Chí Minh, Bến Tre, Cần Thơ, Tiền Giang đồng loạt kiểm tra 10 chi nhánh thuộc chuỗi phoxedien.com. Sau 3 ngày kiểm tra, lực lượng tạm giữ trên 200 xe điện, xe máy các loại có dấu hiệu vi phạm để có cơ sở xử lý theo quy định pháp luật.

Đây mới chỉ là 3 vụ việc điển hình gần nhất được lực lượng chức năng phát hiện trong số hàng trăm vụ hàng giả, hàng lậu trên môi trường mạng mà lực lượng chức năng phát hiện, xử lý trong năm 2023. Theo Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý Thị trường - ông Trần Hữu Linh, thói quen mua sắm của người tiêu dùng đã thay đổi, dẫn đến các cơ sở chuyển dịch mạnh mẽ hình thức kinh doanh truyền thống sang online. Năm 2023, doanh thu thương mại điện tử ước đạt 20,5 USD. Hiện, Việt Nam là nước có tỷ lệ dân số mua sắm cao nhất trong Đông Nam Á với gần 1 nửa dân số Việt Nam mua sắm online khoảng 49,3 triệu người (tương đương 41% dân số).

Tổng cục Quản lý thị trường đánh giá, bên cạnh những cơ hội, thương mại điện tử đã và đang đặt ra nhiều thách thức mới cho các lực lượng chức năng trong công tác đấu tranh phòng, chống hàng giả, bảo vệ người tiêu dùng. Do vậy, lực lượng Quản lý thị trường xác định, chống hàng giả trên thương mại điện tử sẽ là nhiệm vụ trọng tâm của lực lượng trong 3 - 5 năm tới.

Cách nào ngăn chặn hàng giả trên thương mại điện tử

Lực lượng chức năng kiểm tra kho hàng chủ yếu được bán online.
Lực lượng chức năng kiểm tra kho hàng chủ yếu được bán online.

Theo ông Nguyễn Hữu Tuấn, đại diện Cục TMĐT và Kinh tế số (Bộ Công thương), với việc TMĐT phát triển bùng nổ như hiện nay đã và đang tạo ra thách thức rất lớn cho lực lượng chức năng. Các mặt hàng bị làm giả, làm nhái trên TMĐT rất đa dạng và khó phát hiện do hình ảnh và thông tin sản phẩm sử dụng trên các sàn TMĐT là hàng thật; người bán hàng lại thường không có kho hàng, chỉ bán online, làm cộng tác viên trung gian hoặc có tính ẩn danh cao nên lực lượng chức năng rất khó kiểm tra, xử lý. Một thủ đoạn khác, người bán chỉ chạy 1 link bán hàng trên 50 fanpage khác nhau của mạng xã hội Facebook, thì mỗi fanpage chỉ cần bán vài đơn hàng là họ khóa trang, xóa dấu vết nên cũng rất khó trong việc truy vết. Điều này khiến công tác xử lý càng khó khăn khi các đối tượng có phương thức thủ đoạn ngày càng tinh vi, nhưng công cụ hỗ trợ về công nghệ cho các cán bộ thực thi vẫn còn rất thiếu và yếu. Người mua biết mua phải hàng giả nhưng không tố giác tội phạm; sự phối hợp cơ quan có thẩm quyền còn hạn chế.

Tổng Cục trưởng Trần Hữu Linh cho biết, chống hàng giả trên thương mại điện tử là vấn đề vô cùng quan trọng, cấp thiết trong bối cảnh hiện nay. Đây không chỉ là nhiệm vụ của riêng Bộ Công Thương mà còn là trách nhiệm chung của toàn xã hội, trên hết là của lực lượng Quản lý thị trường.

Do vậy, để phòng ngừa, ngăn chặn hiệu quả các hành vi vi phạm trên thương mại điện tử phải coi mạng xã hội, các sàn thương mại điện tử là một trận địa, không gian ảo cũng như đời thật để chủ động đấu tranh, kịp thời phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm.

Bên cạnh đó, cần xây dựng hệ thống quản lý không gian mạng, hệ thống giám sát, cảnh báo nguy cơ, rủi ro cho chuyển đổi số xuyên suốt, thống nhất từ Trung ương tới Quản lý thị trường các địa phương để kịp thời xử lý các sự cố, các vụ việc vi phạm.

Mặt khác, thương mại điện tử, mạng xã hội là không gian vô cùng rộng lớn, xuyên biên giới, do vậy, cần đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị và con người để phục vụ nhiệm vụ đấu tranh phòng chống hàng giả trên thương mại điện tử. Ngoài ra, đẩy mạnh công tác phối hợp giữa các cơ quan liên quan trong việc thanh kiểm tra, kiểm soát hoạt động lợi dụng thương mại điện tử để kinh doanh hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Bà Vũ Thị Minh Tú - đại diện sàn giao dịch thương mại điện tử Lazada cho biết: Lazada đã và đang thực hiện rất nhiều nỗ lực trong việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ dựa trên 4 trụ cột chính: chính sách bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ nghiêm ngặt, tập huấn cho nhà bán hàng, quản trị bằng công nghệ và hợp tác với các bên liên quan. Đặc biệt Nền tảng bảo vệ Quyền sở hữu trí tuệ của Lazada đang ngày càng nhận được nhiều sự quan tâm và phản hồi tích cực từ các thương hiệu và các bên liên quan.

Trong khi đó, đối với hàng hóa nhập khẩu từ biên giới vào nội địa, bà Phạm Như Hà - đại diện Cục Giám sát quản lý về Hải quan (Tổng cục Hải quan) đề xuất, cần có các quy định cụ thể về định mức miễn thuế và các trường hợp được miễn kiểm tra chuyên ngành để giám sát, từng bước ngăn chặn hàng giả, hàng lậu từ biên giới vào nội địa.

Bởi hiện nay, pháp luật hiện hành quy định: hàng hóa nhập khẩu giao dịch qua thương mại điện tử có giá trị hải quan trong từng đơn hàng từ 2 triệu trở xuống và trên 2 triệu đối với hàng hóa nhập khẩu đơn chiếc được miễn giấy phép, điều kiện, miễn kiểm tra chuyên ngành. Nhưng tổng trị giá hàng hóa được miễn không quá 96 triệu đồng Việt Nam/năm đối với mỗi tổ chức, cá nhân. Quy định này cũng được áp dụng tương tự đối với việc miễn thuế cho hàng hóa nhập khẩu giao dịch qua thương mại điện tử.

Do vậy, bà Phạm Như Hà cho rằng, cần siết chặt hơn các quy định này bởi, chỉ cần từ vài chục đến vài trăm ngàn đồng, người tiêu dùng cũng có thể đặt hàng online từ nước ngoài về Việt Nam.

Phát hiện, xử lý hơn 146.000 vụ buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả trong năm 2023 Phát hiện, xử lý hơn 146.000 vụ buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả trong năm 2023
Năm 2023, xuất khẩu mặt hàng giày dép đã mang về hơn 20 tỷ USD Năm 2023, xuất khẩu mặt hàng giày dép đã mang về hơn 20 tỷ USD
Chống hàng giả, hàng nhái: Cần giải pháp đột phá Chống hàng giả, hàng nhái: Cần giải pháp đột phá
Phạm Anh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Thu hồi toàn bộ sản phẩm mì chính giả của Famimoto Việt Nam

Thu hồi toàn bộ sản phẩm mì chính giả của Famimoto Việt Nam

Ngày 27/4, Cục An toàn thực phẩm đã có văn bản đề nghị các cơ quan chức năng tiến hành rà soát và thu hồi toàn bộ sản phẩm mì chính giả do Công ty TNHH Famimoto Việt Nam sản xuất.
Hà Nội: Phát hiện cơ sở kinh doanh gần 1 tấn "xiên bẩn" nghi nhập lậu

Hà Nội: Phát hiện cơ sở kinh doanh gần 1 tấn "xiên bẩn" nghi nhập lậu

Công an TP.Hà Nội vừa kiểm tra đột xuất một kho lạnh nằm sâu trong ngõ 328 đường Tây Mỗ. Tại đây, một lượng lớn thực phẩm "bẩn" như xúc xích, lạp xưởng, há cảo, viên thả lẩu “thập cẩm”, thanh cua...đã bị phát hiện và thu giữ.
Bộ Y tế yêu cầu tăng cường quản lý kinh doanh mỹ phẩm Online

Bộ Y tế yêu cầu tăng cường quản lý kinh doanh mỹ phẩm Online

Trên các sàn thương mại điện tử và mạng xã hội, đang xuất hiện tình trạng buôn bán mỹ phẩm xách tay, hàng giả và không rõ nguồn gốc.
Danh sách các cửa hàng thuốc liên quan trong đường dây buôn bán thuốc giả tại Thanh Hóa

Danh sách các cửa hàng thuốc liên quan trong đường dây buôn bán thuốc giả tại Thanh Hóa

Lực lượng chức năng phát hiện nhiều quầy thuốc tại Thanh Hóa cùng một số tài khoản Facebook có hành vi tiêu thụ sản phẩm từ đường dây sản xuất thuốc giả.
Bộ Y tế yêu cầu siết chặt quản lý thuốc trên Shopee, Meta

Bộ Y tế yêu cầu siết chặt quản lý thuốc trên Shopee, Meta

Bộ Y tế vừa có công văn gửi đến Shopee, Meta cùng các đơn vị liên quan về việc tăng cường giám sát và kịp thời ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động kinh doanh dược phẩm.
Bộ Y tế cảnh báo khẩn về 21 loại thuốc giả vừa bị triệt phá ở Thanh Hóa,

Bộ Y tế cảnh báo khẩn về 21 loại thuốc giả vừa bị triệt phá ở Thanh Hóa,

Công an Thanh Hóa vừa triệt phá đường dây sản xuất, buôn bán thuốc giả quy mô lớn trên toàn quốc, thu giữ 21 sản phẩm, trong đó có 4 loại giả mạo thuốc đã được Bộ Y tế cấp phép.
Nghệ An triệt phá đường dây sản xuất 3.500 tấn giá đỗ ngâm hóa chất

Nghệ An triệt phá đường dây sản xuất 3.500 tấn giá đỗ ngâm hóa chất

Công an tỉnh Nghệ An cho biết, kể từ năm 2024 đến khi bị bắt, các đối tượng đã sản xuất và đưa ra thị trường khoảng 3.500 tấn giá đỗ tẩm hóa chất.
Sản xuất hơn 67 tấn phân bón giả một công ty ở Thanh Hóa bị xử phạt gần 400 triệu đồng

Sản xuất hơn 67 tấn phân bón giả một công ty ở Thanh Hóa bị xử phạt gần 400 triệu đồng

Ngày 18/4, UBND tỉnh Thanh Hóa ban hành quyết định xử phạt hành chính Công ty Cổ phần Công nghệ cao Sao Đỏ (đóng tại thôn Ban Thọ, xã Vạn Thắng, huyện Nông Cống) số tiền 376 triệu đồng vì hành vi sản xuất phân bón giả.
"Điểm mặt" những vụ sản xuất sữa giả từng bị phanh phui

"Điểm mặt" những vụ sản xuất sữa giả từng bị phanh phui

Trong những năm gần đây, cơ quan chức năng Việt Nam đã điều tra và phanh phui hai vụ án lớn liên quan đến sản xuất và buôn bán sữa giả.
Thành lập Chi cục Quản lý thị trường Thanh Hóa

Thành lập Chi cục Quản lý thị trường Thanh Hóa

UBND tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành Quyết định số 39/2025/QĐ-UBND thành lập Chi cục Quản lý thị trường Thanh Hóa thuộc Sở Công Thương tỉnh Thanh Hóa.
Công an Thanh Hoá triệt phá đường dây sản xuất, buôn bán thuốc giả, bắt 14 đối tượng

Công an Thanh Hoá triệt phá đường dây sản xuất, buôn bán thuốc giả, bắt 14 đối tượng

Mới đây, Phòng Cảnh sát kinh tế Công an tỉnh Thanh Hóa đã triệt phá đường dây sản xuất, buôn bán thuốc tân dược giả với quy mô lớn trên phạm vi toàn quốc, bắt giữ 14 đối tượng về tội “sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc phòng bệnh, thuốc chữa bệnh”.
Vụ sữa bột giả: Bộ Công Thương nói không cấp phép và quản lý trực tiếp

Vụ sữa bột giả: Bộ Công Thương nói không cấp phép và quản lý trực tiếp

Ông Trần Hữu Linh - cục trưởng Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước (Bộ Công Thương) - khẳng định Bộ Công Thương không thực hiện việc cấp phép, quản lý các sản phẩm do Công ty cổ phần dược quốc tế Rance Pharma và Công ty cổ phần dược dinh dưỡng Hacofood Group đang sản xuất, kinh doanh.
Lạng Sơn: Phát hiện và tiêu hủy 4.100 sản phẩm xúc xích nhập lậu

Lạng Sơn: Phát hiện và tiêu hủy 4.100 sản phẩm xúc xích nhập lậu

Đội Quản lý thị trường số 6 tỉnh Lạng Sơn khám phương tiện vận chuyển lô hàng xúc xích các loại, trên bao bì có in tiếng nước ngoài không rõ nguồn gốc.
Chống gian lận thương mại, bảo vệ người tiêu dùng trên sàn thương mại điện tử

Chống gian lận thương mại, bảo vệ người tiêu dùng trên sàn thương mại điện tử

Với sự phát triển mạnh mẽ của internet, song hành với sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử, các đối tượng đã lợi dụng để kinh doanh, buôn bán hàng giả, hàng cấm, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Ninh Bình: Xử phạt Hộ kinh doanh kinh doanh thực phẩm không rõ nguồn gốc, hàng hóa nhập lậu

Ninh Bình: Xử phạt Hộ kinh doanh kinh doanh thực phẩm không rõ nguồn gốc, hàng hóa nhập lậu

Đội Quản lý thị trường số 1 tỉnh Ninh Bình đã tiến hành kiểm tra đột xuất Hộ kinh doanh bán buôn bán thực phẩm không rõ nguồn gốc, đồ chơi trẻ em nhập lâu.
Lạng Sơn: Phát hiện, thu giữ gần 4.000 túi xúc xích không rõ nguồn gốc

Lạng Sơn: Phát hiện, thu giữ gần 4.000 túi xúc xích không rõ nguồn gốc

Đội Quản lý thị trường số 6 tỉnh Lạng Sơn kiểm tra phương tiện vận tải phát hiện 3957 túi xúc xích bao bì in chữ nước ngoài không có hóa đơn chứng từ.
Nghệ An: Phát hiện, thu giữ gần 5 tấn đường cát nhập lậu

Nghệ An: Phát hiện, thu giữ gần 5 tấn đường cát nhập lậu

Đội Quản lý thị trường tỉnh Nghệ An phối hợp với các lực lượng chức năng để phát hiện và thu giữ gần 5 tấn đường cát nhập lậu trên địa bàn.
Phát hiện hàng trăm gói xúc xích, giò bò không rõ nguồn gốc tại Hà Tĩnh

Phát hiện hàng trăm gói xúc xích, giò bò không rõ nguồn gốc tại Hà Tĩnh

Đội Quản lý thị trường số 2 tỉnh Hà Tĩnh đã phát hiện cơ sở kinh doanh đang lưu trữ 110 gói xúc xích đông lạnh và 130 gói giò bò đông lạnh.
Đắk Lắk: Triệt phá đường dây sản xuất phân bón giả quy mô lớn

Đắk Lắk: Triệt phá đường dây sản xuất phân bón giả quy mô lớn

Công an tỉnh Đắk Lắk vừa triệt phá thành công đường dây sản xuất phân bón giả với quy mô cực lớn, bán khắp các tỉnh, thành.
Mỗi con trâu, bò lùa qua biên giới có thể được trả công đến 800.000 đồng

Mỗi con trâu, bò lùa qua biên giới có thể được trả công đến 800.000 đồng

Đó là chia sẻ của Đại tá Lê Thơm, Phó Cục trưởng Cục C05 (Bộ Công an) tại Hội nghị Phòng chống nhập lậu, buôn bán và vận chuyển trái phép động vật và sản phẩm động vật.
Hà Giang: Tạm giữ gần 225kg xúc xích nhập lậu trước Tết

Hà Giang: Tạm giữ gần 225kg xúc xích nhập lậu trước Tết

Đội Quản lý thị trường số 9 tỉnh Hà Giang vừa tiến hành kiểm tra, thu giữ gần 225 kg xúc xích nhập lậu đang trên đường tiêu thụ.
Phát hiện hai tài xế vận chuyển 1.130kg tôm bơm tạp chất

Phát hiện hai tài xế vận chuyển 1.130kg tôm bơm tạp chất

Phòng Cảnh sát Điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu, môi trường Công an tỉnh Kiên Giang vừa thông báo vừa bắt quả tang hai tài xế đang vận chuyển 1.130 kg tôm đã bị bơm tạp chất chuẩn bị tiêu thụ.
Phát hiện cơ sở sản xuất giá đỗ bằng hóa chất cấm ở Đắk Lắk

Phát hiện cơ sở sản xuất giá đỗ bằng hóa chất cấm ở Đắk Lắk

Công an tỉnh Đắk Lắk bắt 4 người sản xuất giá đỗ bằng hóa chất chuyên cung ứng cho cửa hàng, chợ đầu mối ở TP Buôn Ma Thuột.
Phát hiện phương tiện vận chuyển 44,5kg pháo trái phép tại Nghệ An

Phát hiện phương tiện vận chuyển 44,5kg pháo trái phép tại Nghệ An

Mới đây, Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 1, Cục QLTT tỉnh Nghệ An phối hợp cùng với lực lượng chức năng phát hiện phương tiện vận chuyển 44,5 kg pháo trái phép.
Cấm buôn bán hàng giả tại Online Friday 2024

Cấm buôn bán hàng giả tại Online Friday 2024

Doanh nghiệp, tổ chức, các nhà sáng tạo nội dung khi tham gia chương trình cần đảm bảo kinh doanh hoặc hỗ trợ người bán kinh doanh hàng hóa chất lượng, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng; không kinh doanh, buôn bán và/hoặc cố ý tiếp tay cho các đối tượng lợi dụng thương mại điện tử để kinh doanh hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Phát hiện và xử lý 54 vụ vi phạm trong kinh doanh thuốc lá tại Quảng Ninh

Phát hiện và xử lý 54 vụ vi phạm trong kinh doanh thuốc lá tại Quảng Ninh

Trong tháng cao điểm kiểm tra, lực lượng Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Quảng Ninh đã phát hiện, xử lý 54 vụ, phạt tiền 244 triệu đồng, buộc tiêu hủy 3.959 bao thuốc lá điếu nhập lậu có trị giá gần 164 triệu đồng.
Phát động Cuộc thi "Chống hàng giả và lừa đảo trực tuyến"

Phát động Cuộc thi "Chống hàng giả và lừa đảo trực tuyến"

Sáng 25/11, tại Hà Nội, Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam phối hợp với Tổng cục Quản lý thị trường, Tổng cục Hải quan, Hiệp hội Chống hàng giả và bảo vệ thương hiệu Việt Nam, Cục Sở hữu trí tuệ, Công ty Cổ phần VNet và các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức cuộc thi “Chống hàng giả và lừa đảo trực tuyến” và Chương trình trao thưởng “Cào tem chống giả - Nhận ngay may mắn”.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
gleximco
Phiên bản di động