8 thực phẩm “rẻ bèo” giúp chị em sở hữu làn da hồng hào như da em bé Chế độ ăn uống "thân thiện" cho người có dạ dày nhạy cảm Nha đam - Bí quyết cho làn da rạng rỡ, khỏe mạnh |
Vào mùa mưa, thời tiết ẩm ướt, ngập úng thường xuyên là yếu tố thuận lợi cho virus và vi khuẩn và vi nấm phát triển. Chúng sẽ tấn công vào cơ thể người và gây ra các bệnh về da như viêm nang lông, nước ăn chân, mụn mủ trên da… Ngoài ra, khí hậu nóng ẩm sẽ làm tăng tiết mồ hôi, tạo điều kiện cho các loại vi nấm phát triển. Trong đó, thường gặp nhất là các loại vi nấm nông (gây bệnh ở lớp sừng của da). Dưới đây là những bệnh nấm da thường gặp vào mùa mưa cần chú ý.
Nấm hắc lào
Bệnh nhân nhiễm nấm hắc lào đặc trưng là ngứa vùng bị bệnh, biểu hiện vùng da có vệt màu hơi đỏ, có viền và bờ rõ rệt, trên viền có các mụn nước lấm tấm. Viền nấm có xu hướng ngày càng lan rộng tạo thành nhiều hình vòng cung nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.
Khi người bệnh ngứa, gãi sẽ làm lây lan ra nhiều vùng hắc lào trên cơ thể mình. Bệnh có thể lây lan qua tiếp xúc như từ thú vật (đặc biệt là thú cưng như chó, mèo), đồ dùng chung như khăn lau, chăn, gối, quần áo... Vì vậy, cần sử dụng riêng đồ cá nhân để hạn chế lây lan.
Nhiễm nấm da thân mình (nấm da toàn thân)
Nấm da thân mình được hình thành do các loại vi khuẩn nấm. Loại nấm này tồn tại và phát triển trong môi trường ẩm ướt. Khi mắc phải bệnh này dấu hiệu dễ nhận biết nhất người bệnh có thể thấy được chính là mụn nước, tạo thành đám hình tròn hay hình nhiều cung. Những tổn thương này thường lành ở giữa, lan ra xung quanh.
Nấm da thân mình có thể xuất hiện tại nhiều vị trí khác nhau trên thân mình. Đặc biệt, loại bệnh này có thể lây nhiễm từ người sang người khi tiếp xúc trực tiếp với vùng da người bệnh hoặc các đồ vệ sinh cá nhân.
Bạn nên thay đổi lối sống chăm sóc vùng da nhiễm nấm tại nhà bằng cách: Giặt bộ đồ giường và quần áo hàng ngày trong thời gian bị nhiễm nấm để giúp vệ sinh môi trường xung quanh. Giữ vùng da nhiễm nấm khô thoáng. Mặc quần áo rộng rãi ở các vùng da nhiễm nấm. Bôi thuốc điều trị nấm da cho tất cả các vùng da nhiễm nấm theo chỉ định của bác sĩ.
Nấm kẽ
Nấm kẽ thường gặp ở người làm các công việc tiếp xúc với nước nhiều như làm vệ sinh cống rãnh, làm nông, buôn bán thủy sản... Đặc biệt vào mùa mưa, khi phải tiếp xúc với nước bẩn ngập trên đường cũng tăng nguy cơ nhiễm nấm kẽ.
Viêm nang lông
Nếu cơ thể không sạch hay ẩm ướt do dính nước mưa sẽ khiến vi khuẩn phát triển mạnh ở nang lông: Tóc, lông nách, ở bộ phận sinh dục... tạo thành những mụn nhỏ gây ngứa, chảy dịch, loét hay còn gọi là viêm nang lông.
Viêm nang lông có thể do vi khuẩn hoặc vi nấm tấn công. Nang lông bị viêm sẽ sưng đỏ, ngứa và có thể tạo mụn mủ. Thiếu nước sạch để tắm gội là nguyên nhân vi khuẩn phát triển ở những nang lông như đầu, lông nách, lông sinh dục, râu, lông mày.
Nấm móng
Nấm móng xuất hiện ở bờ tự do của móng hay ở hai bên cạnh của móng. Khi bị bệnh, móng sẽ mất màu bóng, bị đẩy nhô lên hoặc khuyết vào, mặt móng lỗ chỗ hoặc thành rãnh, dưới rãnh có chất bột vụn.
Móng của người bệnh càng ngày càng bị sần sùi, màu vàng hoặc đục. Bệnh có thể lây từ móng này sang móng khác.
Để phòng ngừa nhiễm nấm, cần chú ý giữ quần áo, giày dép khô ráo, thoáng mát. Nên chuẩn bị một đôi giày thay đổi luân phiên khi đi mưa. Sau khi lội nước bẩn, cần vệ sinh tay chân với xà phòng và nước sạch, lau khô thoáng.
Khi phát hiện vùng da bị ngứa và xuất hiện các chấm đỏ lây lan hình vòng cung, cần tham khảo ý kiến chuyên gia để có thuốc bôi phù hợp, tránh để lan sang vùng da khác trên cơ thể.
Ghẻ
Bệnh ghẻ là một bệnh da khá phổ biến ở nước ta. Bệnh thường xuất hiện ở những vùng dân cư đông đúc, nhà ở chật hẹp, thiếu vệ sinh, thiếu nước sinh hoạt. Bệnh lây từ người này sang người khác thông qua tiếp xúc trực tiếp hoặc qua quần áo, chăn chiếu dính trứng ghẻ hoặc cái ghẻ.
Trong điều kiện vệ sinh kém, ghẻ cũng sinh sôi nảy nở và lây truyền rất nhanh từ người sang người. Bệnh do ký sinh trùng có tên gọi Sarcoptes Scabies xâm nhập vào da, gây sẩn hồng ban mụn nước, rãnh ghẻ.
Điều trị bệnh ghẻ cần vệ sinh cá nhân và bôi thuốc trị ghẻ theo chỉ định của bác sĩ. Sau khi tiếp xúc với nước bẩn, cần tắm rửa ngay bằng nước sạch, lau khô người, đặc biệt những vùng dễ đọng nước như kẽ ngón chân, ngón tay. Giặt quần áo, ga, gối bằng cách luộc hoặc phơi nắng, ủi hai mặt để đảm bảo vệ sinh.
Nhiễm trùng da
Nhiễm trùng da do vi khuẩn và nấm là bệnh da thường gặp nhất sau đợt lũ. Nguy cơ nhiễm trùng tăng lên sau các tổn thương da ( viêm da mủ, viêm nang lông, bệnh viêm kẽ …) và ở những người mắc bệnh mạn tính như: tiểu đường, suy tĩnh mạch mãn tính và suy giảm miễn dịch. Tụ cầu và liên cầu vẫn là nguyên nhân phổ biến nhất của nhiễm trùng da sau mỗi trận lũ lụt.
Tuy nhiên, việc tiếp xúc với nước lũ có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng các vi khuẩn không điển hình. Nhiễm nấm như nấm da cũng đã được báo cáo đặc biệt là ở những vùng khí hậu ấm ẩm như Việt Nam.
Top 5 sản phẩm tẩy tế bào chết cho da mặt được tìm kiếm nhiều nhất 2023 |
Làm giảm và ngăn ngừa mụn cho da mặt với những mẹo cực đơn giản sau đây |
Top 10 loại nước giặt dành cho làn da nhạy cảm |