Điểm danh 5 quán bún ốc ngon ở Hà Nội dành cho các tín đồ "chơi hệ bún" 5 địa chỉ bún ốc nguội "giải ngấy" ngày Tết ở Hà Nội Bún ốc Hà Nội - Hương vị truyền thống chinh phục mọi thực khách |
Ốc - món ăn chống ngấy dịp Tết
Bún ốc có hàm lượng năng lượng thấp, dễ ăn nên nhiều người lựa chọn ăn sau dịp Tết. |
Những ngày đầu năm mới, nhiều người dân thường tìm đến những quán bún ốc để thưởng thức, nhiều người cho rằng ăn bún ốc đầu năm để lấy may, tuy nhiên theo lý giải của chuyên gia dinh dưỡng thì còn có một lý do khác.
PGS.TS.BS Nguyễn Xuân Ninh, chuyên gia dinh dưỡng, Phó viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam cho biết, người dân tìm ăn bún ốc đầu năm là do món ăn này vừa ngon lại có vị thanh mát, kèm với nhiều loại rau nên ăn không bị ngán như các loại đồ ăn từ thịt khác.
Theo đó, hàm lượng dinh dưỡng có trong ốc nhồi (100gram) có chứa 11,9% protid; 0,7% lipid, các vitamin (B1 0,01mg%; B2 0,06mg%; PP 1mg%); các loại muối (Ca 1.357mg%; P 191mg%). Ốc cung cấp 86 calo/100g thịt. Do đó, một bát bún ốc chỉ có khoảng 200kcal, nhưng một suất bún chả, phở bò, sốt vang đều cho năng lượng gấp đôi. Vì thế, ăn bún ốc sẽ không nhiều năng lượng, giảm nguy cơ tăng cân. Đó chính là lý do nhiều người thích ăn bún ốc sau những ngày nghỉ Tết. Điều này cũng khiến cho giá bún tăng khá cao trong và sau Tết.
Khi chế biến ốc nhồi, các cửa hàng sẽ làm nước bún với vị chua của giấm kết hợp với cà chua, đậu phụ và các loại rau thơm, nên mùi vị của món ăn này hết sức hấp dẫn. Khi kết hợp với các loại rau gia vị ăn kèm không chỉ giúp cân bằng vị, mà nó còn là vị thuốc cho sức khỏe. Ví dụ điển hình nhất là tía tô, lá lốt, hành hoa thường được ăn kèm bún ốc, đây đều là những vị thuốc tốt cho cơ thể.
Theo Đông y, lá lốt vị cay thơm, tính ấm, tác dụng làm tan hơi lạnh, ôn hoà hàn thấp (chất lạnh nhớt của ốc), giúp tiêu hóa. Tía tô vị cay, tính ấm, có tác dụng hạ khí, tiêu đờm trệ (chất nhớt của ốc), trừ tanh hôi, giải độc, dị ứng ốc cua cá (vô tình gặp phải ốc bị nhiễm độc, không còn sống). Hành hoa vị cay ngọt, tính ấm, làm tan khí lạnh, thông khí trệ, lợi thấp, giải cảm, sát trùng, thường dùng hành tươi cả củ lá, liều lượng không hạn chế.
Ngoài ra, ốc có chứa nguồn vitamin B phong phú cho cơ thể, canxi, chất béo và protid. Đây là loại thực phẩm có tính lạnh nên được dùng khi cơ thể bị nóng, khát, phù nề và rất phù hợp sau dịp nghỉ Tết ăn nhiều đồ ngấy ngán. Như vậy có thể thấy rằng, ngoài chống ngán, bún ốc còn là vị thuốc rất tốt cho sức khỏe nếu ăn đúng cách.
Chuyên gia khuyến cáo bún không nên lạm dụng
Nếu ăn một bát bún đầy đủ lượng calo sẽ tăng lên gấp đôi, thậm chí gấp 3 so với một bát bún ốc nguyên vị. |
Món bún ốc được cho là hỗ trợ chữa chứng người nóng bứt rứt, tâm âm hư. Khi chế biến có thể kết hợp ốc nhồi nấu cùng với khế, cà chua, măng chua và một số loại rau gia vị có thể giúp thanh nhiệt dưỡng âm. Ngoài ra, ốc nhồi bung cà với nguyên liệu gồm có: ốc nhồi, cà tím, thịt ba chỉ, đậu phụ, khế, tía tô, nghệ, hành, mùi tàu, thì là, mắm, muối, dầu ăn gia vị vừa đủ nấu ăn. Khi ăn có công dụng thanh vị dưỡng âm, cầm huyết (chữa vị nhiệt miệng lưỡi lở chảy máu).
Có thể kết hợp nấu ốc nhồi, khế, cà chua, đậu phụ, nghệ, rau cần, tía tô, lá lốt, ớt, mắm muối gia vị vừa đủ nấu ăn. Công dụng là thanh nhiệt lợi thấp, thông ứ, chữa bí tiểu, phì đại tuyến tiền liệt: Dùng thịt ốc bươu, mộc nhĩ, lá lốt, sả băm nhỏ, gừng, tiêu, lá chanh, gừng, các vị băm nhuyễn, làm chả hấp ăn. Công dụng giúp bổ âm, dưỡng phế thận, liễm hãn, chữa nhiều mồ hôi, người nóng trong.
Tuy nhiên, bác sĩ Xuân Ninh đặc biệt lưu ý một vấn đề, đó là thói quen của người Việt khi đi ăn thường thích ăn “full toping”, vì nghĩ rằng như vậy mới ngon và chất lượng. Về quan điểm ẩm thực, điều này sẽ tùy theo sở thích của mỗi người. Dưới góc độ dinh dưỡng và sức khỏe, ông Ninh cho rằng, cách ăn này không hẳn đã tốt, nhất là sau Tết.
Món ăn được nhiều người ưa chuộng nhưng cũng không nên ăn nhiều. |
Dẫn chứng cụ thể, một bát bún ốc đầy đủ thường có thêm tóp mỡ, giò, trứng vịt lộn, riêu cua, thịt bò… Nếu ăn một bát bún đầy đủ như vậy, lượng calo sẽ tăng lên gấp đôi, thậm chí gấp 3 so với một bát bún ốc nguyên vị. Như vậy, dù có thể vẫn giữ được vị chua thanh, nhưng năng lượng nạp vào quá nhiều, gây tăng cân. Ngoài ra, vấn đề vệ sinh thực phẩm cũng hết sức lưu ý khi ăn bún ốc, nhất là ăn ở hàng quán. Vì sau Tết lượng khách ăn món này tăng cao, khi đó việc sơ chế, vệ sinh sẽ ít được đảm bảo dễ gây ra ngộ độc, nhất là quán ăn vỉa hè.
Lương y Vũ Quốc Trung cho biết dù đây là món ăn ngon cũng không nên lạm dụng, vì bản thân ốc sống ở tầng đáy trong môi trường nước, có tính hàn nên dễ gây đầy bụng, khó tiêu. Chúng cũng có nguy cơ nhiễm nhiều kim loại nặng không tốt cho sức khỏe. Vì thế, chỉ nên ăn bún ốc thưởng thức, ăn với lượng vừa đủ và ăn bún ốc nguyên bản sau dịp Tết sẽ tốt hơn.
Ngoài ra, ốc nhồi có tính hàn, những người tỳ vị hư hàn hay lạnh bụng đi ngoài, phế hàn ho đàm loãng, tay chân thường lạnh nên kiêng, hoặc nếu dùng nên cho nhiều gia vị cay ấm. Một số người mới mới ốm dậy, mới đẻ, người lạnh bụng, đại tiện phân lỏng hoặc phân sống không nên ăn. Không chỉ có vậy, ốc còn là vật chủ trung gian của nhiều loài giun sán gây bệnh nên chỉ ăn ốc khi đã nấu chín hẳn. Tuyệt đối không dùng tái hay vắt chanh ăn sống.
Ăn gì sau Tết để giảm cân? |
Các biến chứng nguy hiểm của bệnh cúm |
Thực phẩm trị ho tại nhà |
Sơ cứu người bệnh đột quỵ tại nhà |
Vì sao nên tiêm vaccine phòng cúm mỗi năm? |