Bị huyết áp thấp nên ăn gì? Chế độ dinh dưỡng hợp lý |
Huyết áp thấp là gì?
Huyết áp được biểu đạt bằng hai chỉ số. Chỉ số đầu tiên thường cao hơn, là huyết áp tâm thu, hay áp lực trong lòng động mạch khi tim co bóp và đầy máu. Chỉ số thứ hai là áp lực tâm trương, hay áp suất trong lòng động mạch khi tim nghỉ giữa hai lần bóp.
Ở người bình thường, trị số giữa huyết áp tâm thu và tâm trương là 120/80 mmHg. Huyết áp thấp là tình trạng khi trị số huyết áp đột ngột giảm xuống dưới 90/60 mmHg. Huyết áp thấp làm cho thể tích máu giảm đi vì co mạch.
Có hai loại huyết áp thấp: huyết áp thấp tiên phát và huyết áp thấp thứ phát.
Huyết áp thấp tiên phát: Là những trường hợp có thể trạng đặc biệt, từ nhỏ đến lớn huyết áp vẫn thấp mà không hề có triệu chứng hoặc biến chứng.
Huyết áp thấp thứ phát: Là huyết áp bình thường nhưng sau đó huyết áp bị tụt dần xuống tới mức được coi là huyết áp thấp.
Huyết áp thấp gây hậu quả gì
Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), huyết áp thấp được xác định khi chỉ số huyết áp tối đa (huyết áp tâm thu) dưới 90mmHg, huyết áp tối thiểu (huyết áp tâm trương) dưới 60mmHg.
Huyết áp thấp dễ xảy ra với những người có thể trạng yếu, suy dinh dưỡng, phụ nữ, cơ thể bị suy nhược do làm việc quá sức, stress, mất ngủ...
Huyết áp thấp dẫn tới máu không cung cấp đủ cho sự hoạt động các cơ quan, đặc biệt là não nên có thể có các biểu hiện như: hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, buồn nôn...
Với người bệnh phải giảm cân vì mắc các bệnh lý tim mạch, béo phì, đái tháo đường; những bệnh nhân bị suy giảm hoạt động của tuyến giáp hoặc khi cơ thể bị thiếu hụt hàm lượng hormone của tuyến giáp, sẽ có nguy cơ hạ huyết áp kèm theo các triệu chứng hoa mắt chóng mặt, rụng tóc, huyết áp thấp và rất mệt mỏi.
Theo các chuyên gia y tế, nếu người bệnh bị hạ huyết áp nhiều lần sẽ gây suy giảm chức năng của hệ thống thần kinh. Cơ thể cũng không tự kịp điều chỉnh để cung cấp đủ dinh dưỡng và oxy cho các cơ quan có chức năng sống còn như não, tim, thận, có thể dẫn đến các tổn thương tại cơ quan này.
Huyết áp hạ quá thấp cũng có thể làm nhịp tim nhanh, gây choáng, ngất. Nguy hiểm hơn, huyết áp thấp cũng là nguyên nhân gây tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim…
Chế độ dinh dưỡng cho người huyết áp thấp
Chia nhỏ bữa ăn
Bạn nên chia nhỏ bữa ăn thành nhiều phần trong ngày để giảm tình trạng tụt huyết áp [2]. Việc chia ra nhiều bữa ăn nhỏ có thể làm giảm lượng đường trong máu, giúp cơ thể tiêu hóa hiệu quả hơn và giúp điều hòa huyết áp tốt hơn.
Uống nhiều nước hơn và hạn chế uống rượu
Việc uống nhiều rượu sẽ khiến cơ thể gặp tình trạng thiếu nước, gây ra bệnh lý huyết áp thấp vì nước giúp lưu thông máu và duy trì chỉ số huyết áp ở mức ổn định. Vì vậy, bệnh nhân bị huyết áp thấp nên tránh uống rượu và bổ sung nhiều nước để cơ thể có thể điều hòa được huyết áp ở mức ổn định.
Người bị huyết áp thấp nên ăn gì?
Muối ăn
Khi bị tụt huyết áp, bạn có thể bổ sung nhanh một cốc nước muối pha loãng hoặc thực phẩm có vị mặn. Nhưng đây chỉ là phương pháp tạm thời vì nếu bạn ăn quá nhiều muối sẽ gây ảnh hưởng các hormone kiểm soát cân bằng nước trong cơ thể.
Vì vậy khi huyết áp bắt đầu dần ổn định, bạn nên tìm hiểu nguyên nhân gây ra huyết áp thấp và có hướng khắc phục hiệu quả hơn.
Thực phẩm giàu vitamin
Khi lựa chọn các món ăn cho người bị huyết áp thấp, bạn nên ưu tiên các thực phẩm giàu vitamin B12 và folate như thịt, cá, trứng, gan, sữa và các sản phẩm từ sữa.
Ngoài ra, bạn có thể lựa chọn các loại thực phẩm thực vật chứa vitamin B12 và folate như các loại ngũ cốc, rau lá xanh, bông cải xanh, các loại đậu, củ cải đường, trái cây họ cam quýt, quả hạch, măng tây, đậu, đậu lăng và mầm lúa mì.
Việc lựa chọn các loại thực phẩm này sẽ giúp cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể và hỗ trợ điều trị tình trạng huyết áp thấp
Thực phẩm và đồ uống có chứa caffeine
Khi bị tụt huyết áp, bạn có thể tăng cường uống những loại đồ uống giàu cafein như trà hoặc cà phê để giúp cơ thể tạm thời tăng huyết áp về mức bình thường.
Tuy nhiên, việc sử dụng caffein thường xuyên có thể dẫn đến các tác dụng phụ như tăng huyết áp quá mức, lo lắng, giảm chất lượng giấc ngủ và tăng tích tụ độc tố trong cơ thể. Vì vậy, bạn cần thận trọng khi sử dụng cafein và về lâu dài nên tìm cách điều tiết huyết áp bằng các phương pháp khác.
Uống nhiều nước
Để ngăn ngừa và giảm thiểu tình trạng tụt huyết áp, cách đơn giản nhất là uống đủ nước mỗi ngày. Mất nước là nguyên nhân phổ biến dẫn đến giảm thể tích máu và gây tụt huyết áp. Nước giúp cân bằng lưu thông máu và duy trì huyết áp ổn định.
Vì vậy, những người bị huyết áp thấp nên tạo thói quen uống đủ nước thường xuyên. Bên cạnh nước lọc, bạn cũng có thể bổ sung nước dừa để cung cấp chất điện giải hoặc nước ép lựu để bổ sung chất chống oxy hóa và hỗ trợ sức khỏe tim mạch.
Quả ô liu
Quả ô liu có nhiều lợi ích sức khỏe vì chúng rất giàu vitamin E, sắt, đồng và dầu oliu là một nguồn chất béo có lợi cho tim mạch. Đồng thời, vị mặn cùa quả ô liu cũng giúp người bệnh có thể kiểm soát được huyết áp ổn định.
Vì vậy quả ô liu có thể giúp làm tăng huyết áp tạm thời, đặc biệt là ở những người bị tụt huyết áp đột ngột.
Trà cam thảo
Trà cam thảo được coi là một loại thảo mộc có lợi cho những người đang điều trị huyết áp thấp nhờ khả năng hỗ trợ chức năng tuyến thượng thận và điều hòa huyết áp.
Tuy nhiên, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng nếu bạn đang mang thai hoặc đang dùng thuốc làm loãng máu, bổ sung kali hoặc các loại thuốc hạ huyết áp khác.
Lá Tulsi
Lá Tulsi là một loại lá thuộc họ bạc hà, có nguồn gốc từ Ấn Độ và được sử dụng rộng rãi trong y học. Lá Tulsi có mùi thơm nhẹ và có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe như tiêu hóa, chống viêm, chống oxy hóa,...
Khi bạn bị huyết áp thấp, bạn có thể nhai từ 5 - 6 lá Tulsi mỗi sáng để giúp phục hồi mức huyết áp bình thường. Lá Tulsi có hàm lượng kali, magie và vitamin C cao giúp điều hòa huyết áp ở mức ổn định.
Lá Tulsi cũng chứa một chất chống oxy hóa gọi là Eugenol, giúp bạn kiểm soát huyết áp mỗi khi bị tụt huyết áp đồng thời hỗ trợ giảm mức cholesterol hiệu quả.
Người huyết áp thấp nên tránh ăn gì?
Những thực phẩm có thể làm huyết áp càng giảm hơn như: cà rốt (chứa muối succinic) khiến nguyên tố kali trong nước tiểu tăng lên dẫn đến huyết áp giảm.
Cà chua không tốt cho người huyết áp thấp. Huyết áp sẽ càng giảm nếu ăn nhiều cà chua. Rau bina, cần tây, dưa hấu, tỏi, đậu (đỏ, xanh), tỏi, hạt hướng dương đều có thể làm giảm huyết áp.