Tăng cholesterol xấu trong cơ thể
Theo khuyến nghị của các chuyên gia dinh dưỡng, mỗi ngày chúng ta chỉ nên tiêu thụ khoảng 300 mg cholesterol. Trong khi đó, ăn 1 quả trứng đồng nghĩa với việc bạn cung cấp tới 186 mg cholesterol - tức là hơn 1 nửa lượng cholesterol được khuyến nghị hàng ngày. Ăn quá nhiều sẽ dễ gây tình trạng tăng cholesterol trong máu, xơ vữa động mạch
Gia tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch
Khi lượng cholesterol xấu trong máu cao sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Thêm vào đó, phosphatidylcholine nguồn gốc từ trứng được chứng minh là tác động tiêu cực đến tim.
Cholesterol tập trung ở phần lòng đỏ trứng trong khi lòng trắng trứng là protein. Do đó, ngay cả khi bạn ăn trứng luộc, lượng chất béo trong cơ thể bạn vẫn có thể tăng cao.
Đối với những người có vấn đề về tim, ăn ít lòng đỏ và nhiều lòng trắng trứng có thể là một sự thay thế lành mạnh hơn.
Ảnh hưởng đến lượng đường trong máu
Chất béo trong trứng có thể ảnh hưởng lớn đến lượng đường trong máu của bạn. Chúng có thể làm tăng kháng insulin, nghĩa là lượng đường trong máu của bạn không được sử dụng để tạo năng lượng như bình thường.
Kết quả, tuyến tụy sẽ tạo ra nhiều insulin hơn và lượng đường trong máu sẽ tăng lên. Tuy nhiên, để trứng có tác dụng phụ như vậy, thông thường bạn phải ăn một lượng đáng kể cùng một lúc.
Đầy bụng
Ăn quá nhiều trứng có thể khiến hệ tiêu hóa bị ảnh hưởng. Heather Hanks, chuyên gia dinh dưỡng tại Trường Cao đẳng Khoa học Chăm sóc Sức khỏe Hoa Kỳ, giải thích rằng ăn quá nhiều trứng “có thể gây rối loạn tiêu hóa chẳng hạn như đầy hơi hoặc đau bụng”.
Triệu chứng đầy hơi sau khi ăn trứng sẽ thường gặp hơn ở những người bị dị ứng hoặc nhạy cảm với trứng nhưng chưa được chẩn đoán.
Những điều cần lưu ý khi ăn trứng
Tùy theo độ tuổi mà chế độ ăn trứng sẽ khác nhau. Ở trẻ trên 6-7 tháng tuổi, mỗi lần 1/4 lòng đỏ trứng gà vào xoong bột và 3 lần/tuần; Từ 8-9 tháng tuổi cho ăn ½ lòng đỏ trứng gà, hoặc 2 quả trứng chim cút mỗi bữa; Trẻ từ 10-12 tháng tuổi ăn 1 lòng đỏ trứng gà/bữa/ tuần. Người lớn chỉ nên ăn 3 quả trứng mỗi tuần.
Người bị cao huyết áp hoặc cholesterol cao trong máu vẫn có thể ăn trứng, vì nó không làm tăng huyết áp và cholesterol máu. Tuy nhiên chỉ nên ăn 2 quả trứng mỗi tuần.
Trường hợp người có lượng cholesteron máu thấp, trứng lại rất tốt để cải thiện. Lượng cholesterol máu thấp cũng gây nguy hiểm chẳng kém gì cholesterol máu cao. Ở những người này có thể ăn mỗi ngày 1 quả trứng trong 2 tháng sau đó đi kiểm tra lại lượng cholesterol. Nếu vẫn thấp ăn thêm trứng, còn đủ giảm bớt tuần ăn 2 – 3 quả trứng.
Chỉ ăn trứng đã nấu chín kỹ: Trứng gà, trứng vịt hay trứng cút đi chăng nữa thì khi chưa nấu chín kỹ (như trứng chần, trứng tráng sơ qua…) sẽ có hàm lượng dinh dưỡng thấp và khiến cơ thể khó tiêu hóa. Hơn nữa, trứng chưa chín kỹ sẽ khiến cơ thể dễ mắc những loại vi khuẩn gây hại tồn tại sẵn trong trứng như vi khuẩn salmonella.
Không uống sữa đậu nành khi ăn trứng: Buổi sáng, mọi người thường có thói quen ăn trứng kết hợp với uống sữa đậu nành mà không biết rằng, protein trong trứng sẽ kết hợp với trypsin trong sữa đậu nành, gây cản trở quá trình phân hủy và hấp thụ protein trong cơ thể.
Không nên cho bột ngọt vào trứng: Nhiều bà nội trợ có thói quen cho bột ngọt vào khi đánh trứng để chuẩn bị làm món trứng chiên. Về mặt dinh dưỡng, đây là một sai lầm vì ở nhiệt độ cao, các chất natri, acid glutamic, chất clo hóa… trong trứng kết hợp và tạo thành muối natri của acid glutamic.
Những thực phẩm “đại kỵ” với trứng, tuyệt đối không nên kết hợp chung kẻo "rước họa vào thân" |
Trứng gà màu nâu có tốt cho sức khoẻ hơn trứng gà màu trắng? |
Mỡ máu cao ăn trứng vịt lộn được không? |