Đột quỵ, còn gọi là tai biến mạch máu não hoặc xuất huyết não, là tình trạng rối loạn chức năng thần kinh với các biểu hiện đột ngột như hôn mê, liệt nửa người, nói ngọng, nuốt bị sặc… Những người dễ bị đột quỵ nhất là người lớn tuổi; bị tăng huyết áp, tiểu đường, xơ mỡ động mạch, bệnh tim, tăng mỡ (cholesterol) trong máu. Những người thường xuyên hút thuốc lá, nghiện rượu; bị béo phì, ít vận động… cũng được xếp vào hàng dễ bị đột quỵ.
Nói tới đột quỵ là nói tới Triglycerid - một loại chất béo có trong cơ thể, được sử dụng để tạo năng lượng. Những người có triglyceride máu cao thường dễ bị bệnh tim, đột quỵ…. Triglycerid cao cũng ảnh hưởng tới sức khỏe tương tự cholesterol cao.
Khi bị triglycerid cao nên tránh hoặc ngừng ăn những loại thực phẩm dưới đây:
Thực phẩm nướng
Tránh bánh quy giòn, bơ thực vật, bánh rán, bánh quy, bỏng ngô, đồ ăn nhanh chiên, pizza, món tráng miệng như bánh nướng, thạch, kẹo, ngũ cốc ăn liền, bánh cuộn ngọt, bánh mì nướng quế. Những thực phẩm này chứa chất béo chuyển hóa (chất béo nguy hiểm nhất) được biết là làm tăng mức chất béo trung tính.
Thực phẩm nướng gây ảnh hưởng tới sức khỏe con người |
Thực phẩm nướng cũng chứa chất béo bão hòa làm tăng mức chất béo trung tính trong máu của bạn. Điều này có thể dẫn đến sự tích tụ mảng bám trong mạch máu, dẫn đến bệnh tim mạch.
Các nghiên cứu cho thấy rằng ăn thường xuyên các loại thịt chế biến, thậm chí 100 g mỗi ngày, có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch lên gấp hai lần. Hầu hết các loại thịt chế biến, đặc biệt là thịt đỏ, có chứa chất bảo quản làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim.
Thịt đóng hộp
Các nghiên cứu cho thấy rằng ăn thường xuyên các loại thịt chế biến sẵn thậm chí 100 g mỗi ngày, có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch lên gấp hai lần. Hầu hết các loại thịt chế biến, đặc biệt là thịt đỏ, có chứa chất bảo quản làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim.
Thực phẩm giàu tinh bột
Tinh bột cũng tạo ra các chất béo trung tính nên việc có sự cân bằng khi ăn tinh bột cũng góp phần tránh các bệnh do chất béo trung tính gây ra. Các loại ngũ cốc phổ biến như: ngô, đậu Hà Lan, khoai tây, mì ống, bột mì, gạo, khoai,…
Đồ uống có đường dễ gây đột quỵ |
Đồ uống có đường
Đồ uống có đường như trà đá, nước ngọt, nước ép trái cây có thể làm khiến cơ thể bị quá tải. Tránh uống những đồ uống này để có thể kiểm soát lượng triglycerid.
Dừa
Lợi ích sức khỏe của dừa đã được biết đến từ lâu. Nhưng dừa chứa nhiều chất béo bão hòa. Bạn không cần tránh dừa hoàn toàn nhưng nên hạn chế sử dụng cho đến khi lượng mỡ máu được kiểm soát.
Mật ong
Những loại thực phẩm như mật ong có chứa hàm lượng đường cao. Do vậy, nếu có chỉ số triglycerid cao, nên cân nhắc ngừng hoặc ít nhất là giảm lượng mật ong sử dụng.
Mật ong chứa nhiều đường |
Rau chứa tinh bột
Những thực phẩm như ngô và đậu hà lan chứa các chất béo bão hòa và tinh bột. Tinh bột dư thừa trong cơ thể là một trong những yếu tố chính góp phần làm tăng triglycerid.
Bơ và bơ thực vật có hàm lượng chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa không có lợi cho sức khỏe, làm tăng mức chất béo trung tính và cholesterol. Ảnh minh hoạ: Internet
Bơ và bơ thực vật
Bơ và bơ thực vật có hàm lượng chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa không có lợi cho sức khỏe, làm tăng mức chất béo trung tính và cholesterol. Sử dụng dầu ôliu thay cho những chất béo này khi bạn đang nấu thịt, xào rau hoặc xào sốt xà lách. Dầu ôliu có hàm lượng chất béo không bão hòa đơn và nó có một số chất béo không bão hòa đa, cả hai đều tốt hơn cho bạn so với chất béo bão hòa.