Phần lớn người mắc bệnh gan nhiễm mỡ ở Việt Nam là phụ nữ Những loại quả hỗ trợ giảm mỡ gan Những dấu hiệu cảnh báo gan nhiễm mỡ bạn không nên bỏ qua |
Gan nhiễm mỡ là gì?
Gan nhiễm mỡ hiện đang là một trong những vấn đề sức khỏe cộng đồng đáng lo ngại tại nhiều quốc gia trên toàn thế giới. Bệnh lý này có liên quan mật thiết đến chế độ ăn uống không khoa học, dẫn đến tình trạng tích tụ mỡ thừa trong các tế bào gan.
![]() |
Gan nhiễm mỡ hiện đang là một trong những vấn đề sức khỏe cộng đồng đáng lo ngại. |
Gan, cơ quan lớn thứ hai trong cơ thể, đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hóa các chất dinh dưỡng từ thực phẩm và đồ uống, đồng thời đảm nhiệm chức năng lọc máu để loại bỏ các độc tố.
Gan nhiễm mỡ xảy ra khi lượng chất béo tích tụ trong gan vượt quá 5% tổng trọng lượng của cơ quan này. Chủ yếu, chất béo ứ đọng gồm triglycerides và phospholipids. Nếu không được theo dõi và điều trị kịp thời, tình trạng này có thể dẫn đến suy giảm nghiêm trọng chức năng gan.
Nguyên nhân gây gan nhiễm mỡ rất đa dạng, có thể bắt nguồn từ thói quen sinh hoạt, chế độ ăn uống không lành mạnh hoặc do các bệnh lý nền. Một số bệnh lý có nguy cơ dẫn đến gan nhiễm mỡ bao gồm tiểu đường, rối loạn chuyển hóa lipid máu, viêm gan B, viêm gan C,...
Nhiều người mắc gan nhiễm mỡ do thường xuyên tiêu thụ thực phẩm giàu chất béo, đồ chiên rán hoặc sử dụng rượu bia. Bên cạnh đó, thói quen ít vận động và không luyện tập thể thao cũng góp phần gia tăng nguy cơ mắc bệnh.
Gan nhiễm mỡ tiến triển qua 3 giai đoạn. Ở giai đoạn đầu, bệnh thường không có triệu chứng rõ ràng. Khi chuyển sang giai đoạn 2, người bệnh có thể bắt đầu xuất hiện các biểu hiện như chán ăn, khó tiêu, đầy bụng, buồn nôn, mệt mỏi,... Đến giai đoạn 3, bệnh nhân thường xuyên cảm thấy đau tức vùng hạ sườn phải, gan bị tổn thương nghiêm trọng và khả năng phục hồi gần như không còn.
Thực tế, gan nhiễm mỡ không chỉ gây tổn thương gan mà còn dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng như viêm gan, xơ gan, thậm chí ung thư gan.
Trong trường hợp có viêm gan hoặc xơ gan, người bệnh có thể xuất hiện các triệu chứng điển hình như vàng da, vàng mắt, nước tiểu màu vàng sậm, cổ trướng, phù chân, xuất huyết tiêu hóa,...
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh không thể xem nhẹ, bởi nếu không được theo dõi và điều trị kịp thời, bệnh có thể tiến triển thành ung thư gan. Khi bệnh đã chuyển sang ung thư, việc điều trị trở nên phức tạp và thường không mang lại hiệu quả cao.
Ngoài ra, gan nhiễm mỡ còn gây ra các biến chứng cho nhiều cơ quan khác, chẳng hạn như hệ tim mạch, dẫn đến các bệnh lý như loãng xương, loạn dưỡng mỡ,...
Người gầy vẫn có thể mắc gan nhiễm mỡ
Nhiều người vẫn lầm tưởng rằng chỉ những người thừa cân, béo phì mới mắc gan nhiễm mỡ. Theo BS.CK2 Lâm Nguyễn Thùy An, Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM - Cơ sở 3., mặc dù béo phì là một trong những yếu tố nguy cơ chính, nhưng người có vóc dáng gầy hoặc chỉ số khối cơ thể (BMI) bình thường vẫn có khả năng mắc bệnh.
![]() |
Bệnh nhân gan nhiễm mỡ không do rượu ở ngươi gầy có nguy cơ về biến cố tim mạch hơn bình thường |
Theo một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Gastroenterology năm 2019, trong số các bệnh nhân gan nhiễm mỡ, có khoảng 50-70% là người béo phì, trong khi số còn lại thuộc nhóm người gầy. Điều này cho thấy gan nhiễm mỡ không chỉ ảnh hưởng đến những người có cân nặng vượt mức mà còn có thể xảy ra ở cả những người có thể trạng gầy yếu.
Tại Việt Nam, có khoảng 30 triệu người mắc gan nhiễm mỡ, trong đó từ 30-35% có nguy cơ tiến triển thành xơ gan. Mặc dù chưa có thống kê cụ thể về tỷ lệ người gầy mắc bệnh, nhưng trên thực tế lâm sàng, tình trạng này không phải là hiếm gặp.
Điều này cho thấy gan nhiễm mỡ không chỉ là vấn đề của những người thừa cân, béo phì mà còn có thể xảy ra ở cả những người có thể trạng gầy, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện và điều trị kịp thời.
Nguyên nhân gây ra gan nhiễm mỡ
Chế độ ăn uống thiếu cân đối
Việc tiêu thụ nhiều chất béo bão hòa, đường và thực phẩm chế biến sẵn có thể làm tăng tích tụ mỡ trong gan, dù không gây tăng cân đáng kể.
Bên cạnh đó, ăn chay không khoa học hoặc kiêng khem quá mức cũng có thể khiến cơ thể thiếu dưỡng chất cần thiết, dẫn đến mất cân bằng trong quá trình chuyển hóa mỡ.
Thiếu vận động
Ngay cả người gầy nhưng ít vận động cũng có nguy cơ bị rối loạn chuyển hóa chất béo, từ đó dẫn đến gan nhiễm mỡ.
Tác dụng phụ của thuốc và các yếu tố khác
Một số loại thuốc như corticosteroid, tamoxifen, dẫn xuất amiodarone có thể làm tăng tích tụ mỡ trong gan.
Ngoài ra, hút thuốc lá và uống nhiều bia rượu cũng khiến gan bị tổn thương và tích tụ mỡ, dù người bệnh không có tình trạng béo phì.
Mỡ nội tạng và cơ chế chuyển hóa bất thường
Mỡ nội tạng là loại mỡ tích tụ xung quanh gan, lòng mạch và ruột. Không giống như mỡ dưới da, mỡ nội tạng dễ gây ra các bệnh chuyển hóa, ngay cả ở những người có vóc dáng gầy.
Thông thường, gan chuyển hóa đường thành năng lượng. Tuy nhiên, nếu cơ thể thiếu đường (do ăn uống không đầy đủ hoặc giảm cân quá mức), gan buộc phải sử dụng mỡ thay thế. Việc lượng mỡ dồn về gan lâu ngày sẽ dẫn đến tích tụ và hình thành bệnh gan nhiễm mỡ.
Di truyền và rối loạn chuyển hóa
Một số người có gene di truyền khiến họ dễ bị rối loạn chuyển hóa mỡ, làm tăng nguy cơ mắc gan nhiễm mỡ. Đặc biệt, đường huyết cao cũng khiến gan dễ tích mỡ, kể cả ở những người không bị thừa cân.
![]() |
![]() |
![]() |