Rau má (Centella asiatica) còn có tên gọi khác là tích tuyết thảo hay liên tiền thảo thường mọc ở những nơi ẩm ướt, râm mát, thung lũng, bờ mương, đất mùn tơi xốp tại các vùng nhiệt đới. Cây rau má có đặc điểm hình thái như sau:
Rễ cây rau má có màu trắng kem và được bao quanh bởi một lớp lông tơ. Rễ cây này gồm có rễ chùm ở gốc và các rễ đốt mọc ở đốt thân.
Thân nhẵn và gầy, là loại thân bò lan, màu xanh lục hoặc lục ánh đỏ, có rễ ở các mấu.
Các lá mọc ra từ cuống dài khoảng 5 – 20 cm, có màu xanh, hình thận với cuống dài và phần đỉnh lá tròn, kết cấu trơn nhẵn với các gân lá dạng lưới hình chân vịt.
Hoa rau má chủ yếu là màu trắng hoặc có thể là phớt đỏ, mọc thành các tán nhỏ, tròn gần mặt đất.
Quả có hình mắt lưới dày đặc, chín sau khoảng 3 tháng và toàn bộ cây, bao gồm cả rễ, được thu hái thủ công.
Mẹ bầu cần tránh ăn rau má trong 3 tháng đầu
Rau má được biết đến là loại thực phẩm có tính hàn nên không phải mẹ bầu nào cũng có thể sử dụng thoải mái. Do đó, vấn đề mẹ bầu ăn canh rau má được không cần phải cân nhắc đến các yếu tố như tuổi thai, sức khỏe mẹ bầu…
Cụ thể, phụ nữ mang thai 3 tháng đầu cần tránh ăn hoặc uống rau má vì sẽ có nguy cơ gây sảy thai. Đặc biệt là đối với những ai có tiền sử động thai, khó giữ thai, sảy thai…
Tuy nhiên, bắt đầu từ thời điểm tháng thứ 4 trở đi, mẹ bầu nào bị táo bón thì có thể uống 1 đến 2 ly rau má hoặc ăn canh rau má với lượng ít mỗi tuần. Điều này sẽ giúp hỗ trợ nhuận tràng, đánh bay táo bón, ngừa trĩ và lợi tiểu rất hiệu quả. Tuy vậy, cũng cần lưu ý không được ăn với tần suất liên tục hoặc lạm dụng rau má quá nhiều.
Lợi ích của rau má đối với sức khoẻ bà bầu?
Hạn chế lo âu và căng thẳng
Tình trạng stress rất thường xuyên gặp phải ở phụ nữ mang thai. Bởi đây là thời điểm khá nhạy cảm khi mà có rất nhiều sự thay đổi trong cơ thể và tâm lý người mẹ. Chính vì thế, hoạt chất triterpenoids có trong rau má sẽ giúp cải thiện chức năng thần kinh và qua đó đẩy lùi các nguy cơ suy nghĩ tiêu cực, lo lắng quá mức ở mẹ bầu.
Lợi tiểu
Tuổi thai càng lớn thì càng có nguy cơ chèn ép lên bàng quang khiến bà bầu gặp phải tình trạng bí tiểu hoặc tiểu rắt. Uống canh rau má sẽ là một giải pháp lợi tiểu trong thai kỳ hiệu quả. Đặc biệt, nó còn giúp giảm hấp thụ chất béo có hại, từ đó, hạn chế các nguy cơ về bệnh tim mạch và hỗ trợ giải trừ các độc tố ra khỏi cơ thể.
Hạ sốt
Chính nhờ có tính hàn mà rau má mang còn đến tác dụng hạ sốt và giải nhiệt rất tốt. Ngoài ra, mẹ bầu cũng có thể tận dụng lợi ích bù nước và cung cấp vi chất có lợi cho cơ thể từ canh hoặc các món ăn từ rau má.
Hỗ trợ tốt trong trường hợp mẹ bầu bị trĩ
Phụ nữ mang thai rất dễ gặp phải các vấn đề về hệ tiêu hóa, nhất là tính trạng đào thải chất cặn bã ra bên ngoài bị hạn chế, dẫn đến tình trạng táo bón kéo dài và nghiêm trọng hơn là bị trĩ. Bởi vậy, ăn canh rau má sẽ giúp mẹ cải thiện được các hoạt động của hệ tiêu hóa, nhờ đó cải thiện chứng táo bón và khắc phục bệnh trĩ hữu hiệu.
Cải thiện vẻ đẹp của làn da
Bên cạnh những lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe, chất chống oxy hóa có trong rau má còn giúp chị em phụ nữ có thể làm chậm quá trình lão hóa da. Vì vậy, mẹ bầu dùng rau má với lượng thích hợp có thể cải thiện được tình trạng da khi mang thai, khiến da trở nên khỏe khoắn, tươi sáng hơn.
Hỗ trợ vết thương mau lành
Các hợp chất trong rau má có khả năng làm gia tăng tốc độ chữa lành của tế bào, do đó khi ăn canh rau má sẽ giúp vết thương nhanh khỏi hơn. Đây cũng là một tác dụng rất hữu ích của rau má đối với phụ nữ mang thai. Đặc biệt, rau má còn thúc đẩy nhanh quá trình làm mờ sẹo, giúp xóa bỏ đi vết sẹo thâm xấu xí, là một lợi ích tuyệt vời không chỉ dành riêng cho các mẹ bầu.
Mẹ bầu cần lưu ý gì khi ăn rau má?
Bên cạnh vấn đề bà bầu ăn canh rau má được không thì những điều cần lưu ý trong việc ăn rau má khi mang bầu cũng được nhiều người lưu ý. Để đảm bảo an toàn khi uống nước rau má hoặc ăn canh rau má, mẹ bầu cần chú ý:
Luôn chọn rau má sạch, có nguồn gốc rõ ràng, hãy mua rau má ở những nơi uy tín để tránh những trường hợp rau bị phun thuốc trừ sâu, dễ gây ngộ độc, gây nguy hiểm đến sức khỏe của mẹ và bé.
Tuyệt đối không ăn nhiều rau má trong 1 ngày hoặc ăn rau má liên tục trong 4 đến 6 tuần vì nó có thể gây ra tình trạng lạnh bụng, rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy hoặc nguy cơ tiểu đường thai kỳ cho mẹ bầu.
Chắc chắn về việc sơ chế thật kỹ rau má trước khi nấu hoặc xay nước uống; cần ngâm nước muối và rửa sạch sẽ, giúp loại bỏ bụi bẩn và dư lượng thuốc trừ sâu còn sót lại trong rau.
Tốt nhất là hãy uống nước rau má đã đun sôi để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.