Các món ăn hay đồ uống có vị ngọt luôn có sức hấp dẫn đối với rất nhiều người. Tuy nhiên, nếu không kiểm soát trong quá trình ăn uống, bạn có thể khiến cơ thể gặp phải rất nhiều tác hại nghiêm trọng khi ăn quá nhiều đường.
Khi đồ ngọt đi vào cơ thể sẽ kích thích hoạt động của não bộ từ đó khiến cho cơ thể hưng phấn trong giai đoạn ngắn. Theo thời gian, nó lại làm tăng nhu cầu dung nạp đường của cơ thể. Sau khi hấp thụ vào cơ thể, đường được phân hủy và sản xuất ra năng lượng.
Muốn chuyển hóa hết lượng đường được nạp vào, cơ thể cần phải tiêu hao một lượng lớn vitamin B từ đó dễ làm thiếu hụt loại vitamin này trong cơ thể một cách trầm trọng. Hậu quả của nó chính là tình trạng phù nề, viêm dây thần kinh.
Không những thế, cơ thể còn sản xuất ra hormone insulin làm giảm lượng đường trong máu nên quá nhiều lượng đường dung nạp vào cơ thể sẽ khiến cho tế bào kháng insulin, tuyến tụy phải sản xuất insulin nhiều hơn mức bình thường. Cứ như vậy, dần dần tuyến tụy sẽ quá tải và không thể tiết đủ insulin nữa và kết quả là mắc bệnh tiểu đường.
Dưới đây là những nguy cơ bệnh tật có thể xảy ra khi ăn uống nhiều đồ ngọt:
Tăng cân mất kiểm soát
Thói quen ăn nhiều đường sẽ khiến bạn tăng cân, nhưng đáng buồn là bạn sẽ chẳng thể tăng phần cơ mà sẽ tăng lượng mỡ có hại mà thôi.
Nhiều nghiên cứu đã xác định có mối liên hệ rõ ràng giữa nước ngọt có gas và bệnh béo phì. Các loại nước ngọt có gas chẳng những không mang lại giá trị dinh dưỡng nào mà còn khiến bạn tăng cân và tăng nguy cơ béo phì nữa.
Cơ thể bạn cần đường nhưng nếu bạn ăn quá nhiều đường, cơ thể sẽ chuyển đường đó thành axit béo không có lợi cho cơ thể. Thay vào đó, đường chỉ làm tăng mỡ ở đùi, cánh tay và hông của bạn.
Bệnh tim mạch
Sự dung nạp một cách quá mức lượng đường trong cơ thể khiến cho tim và động mạch bị tổn thương từ đó gây hại nghiêm trọng cho sức khỏe của trái tim. Nguy cơ bệnh tật do ăn uống nhiều đồ ngọt trong trường hợp này chính là mắc bệnh lý về tim.
Cản trở chức năng miễn dịch của cơ thể
Những nghiên cứu trên động vật đã chỉ ra rằng đường ảnh hưởng không tốt đến sức đề kháng của cơ thể. Ăn nhiều đường sẽ làm giảm khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng thiết yếu cơ thể. Dư thừa đường dễ bị mắc các bệnh nhiễm trùng, cảm cúm, cảm lạnh... do suy giảm hệ thống miễn dịch.
Gây sâu răng
Một trong những tác hại đáng sợ của việc ăn quá nhiều đường chính là nó sẽ khiến sức khỏe răng miệng của bạn trở nên tồi tệ hơn. Bạn càng uống nhiều nước ngọt có gas, ăn nhiều kẹo, càng cho nhiều đường vào trà thì răng bạn sẽ bị sâu càng nhanh hơn.
Trầm cảm
Khi ăn quá nhiều đường bạn có thể sẽ phải đối mặt với nguy cơ trầm cảm bởi đường làm tăng nguy cơ viêm. Nếu viêm nhiễm trở nên nghiêm trọng thì hệ lụy của nó chính là sự căng thẳng, lo lắng, theo thời gian nó có thể dẫn đến trầm cảm.
Đẩy nhanh quá trình lão hoá
Một phần lượng đường bạn hấp thụ, sau khi vào trong máu cũng trở thành protein. Những phân tử mới này góp phần làm mất đi tính đàn hồi của các mô đang bị lão hoá, từ da cho đến các bộ phận và động mạch. Càng nhiều lượng đường lưu thông trong máu thì càng đẩy nhanh quá trình lão hoá.
Da trở nên xấu hơn
Các nhà khoa học đã phát hiện thấy việc tiêu thụ các thực phẩm chứa nhiều đường có liên quan đến các vấn đề về da. Các phân tử đường thường gây kết dính collagen, thành phần quyết định độ đẹp xấu của làn da bạn.
Lượng đường quá nhiều làm cho các tế bào collagen trong cơ thể hoạt động kém đi, khiến các mô da cứng lại, da mất độ đàn hồi cần thiết. Khi ấy, các nếp nhăn sẽ xuất hiện, khiến da sần sùi, nổi mụn trứng cá, thậm chí gây viêm da nghiêm trọng.
Bệnh ung thư
Nghiên cứu ở trên 430.000 người đã chỉ ra rằng những người ăn quá nhiều đồ ngọt có mối liên hệ mật thiết với sự gia tăng nguy cơ bị ung thư ruột non, ung thư màng phổi và ung thư thực quản. Ngoài ra, cũng đã có nghiên cứu khác nhận thấy phụ nữ khi ăn bánh quy và bánh ngọt trên 3 lần/ tuần có nguy cơ bị ung thư nội mạc tử cung cao gấp 1.42 lần so với nhóm phụ nữ tiêu thụ loại đồ ăn này dưới 1 lần/tuần.
Người có thói quen ăn uống quá nhiều đồ ngọt sẽ có nguy cơ bị béo phì, viêm và kháng insulin. Đây đều là những yếu tố nguy cơ đối với bệnh ung thư. Những mối liên quan này cho thấy rằng ung thư chính là một nguy cơ bệnh tật do ăn uống nhiều đồ ngọt mà tất cả chúng ta không thể chủ quan.
Ngăn cản sự hấp thu các chất dinh dưỡng quan trọng
Những người ăn nhiều đường thì khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng thiết yếu rất thấp, đặc biệt là vitamin A, vitamin C, vitamin B12, canxi, phốtpho, magiê và sắt. Thật trớ trêu là những người hấp thụ nhiều đường nhất lại là trẻ em và thanh thiếu niên, những cá thể cần đến nhiều chất dinh dưỡng nhất.
Các bệnh về gan
Gan là cơ quan giải độc lớn nhất của cơ thể, không chỉ hoạt động để thải độc tố mà còn xử lý lượng protein trong cơ thể khi chúng ta ăn vào. Ngoài ra, gan đồng thời xử lý rất nhiều các quy trình chuyển hóa khác.
Các bệnh về gan xảy ra thường là do bạn uống quá nhiều rượu, bia. Nhưng nghiên cứu đã chỉ ra rằng ngay cả khi không hề uống nhiều rượu, bia, bạn cũng có thể phát triển bệnh gan khi ăn quá nhiều đường.
Suy giảm trí nhớ
Một nguy cơ bệnh tật do ăn uống nhiều đồ ngọt không thể bỏ qua nữa là sự giảm sút trí nhớ. Khi việc ăn quá nhiều đường trở thành thói quen sẽ khiến cho khả năng lưu giữ ký ức của não bộ bị ảnh hưởng. Nghiêm trọng hơn, điều này thậm chí còn trở thành tác nhân bắt đầu hoặc làm trầm trọng hơn chứng mất trí.
Ngoài ra, chức năng và cấu trúc của não đều sẽ bị ảnh hưởng khi một người có thói quen ăn uống quá nhiều đồ ngọt. Lượng lớn đồ ngọt trong cơ thể có mối liên hệ mật thiết với trí nhớ kém và dễ làm tăng suy giảm trí tuệ.
Suy dinh dưỡng và rối loạn chuyển hóa
Bản thân các loại đồ ăn, thức uống ngọt chỉ cung cấp calo rỗng. Vì thế nó khiến cho cơ thể phải huy động các loại khoáng chất và vitamin sẵn có trong tế bào và các cơ quan để đáp ứng nhu cầu chuyển hoá đường, đặc biệt là canxi, khoáng chất và vitamin B.
Duy trì tình trạng trên trong thời gian dài chính là nguyên nhân gây thiếu hụt các loại vi chất dinh dưỡng, gây loãng xương cùng nhiều loại bệnh lý khác. Bên cạnh đó, đường còn có nguy cơ ngăn chặn việc tiết ra dịch tiêu hoá, làm cản trở khả năng hoạt động tự nhiên của dạ dày nên tạo cơ hội lên men cho thức ăn.
Không dừng lại ở đó, có một số trường hợp béo phì do ăn quá nhiều đồ ngọt lại bị thiếu vi chất. Nguyên nhân gây ra tình trạng này là do bản thân loại thực phẩm ấy là calo rỗng nên không cung cấp đủ các loại chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, trái lại, nó còn rút kiệt các loại vi chất dinh dưỡng có trong các cơ quan và tế bào.
Ăn đồ ngọt như thế nào là đủ?
Để giảm thiểu nguy cơ bệnh tật do ăn uống nhiều đồ ngọt, mỗi ngày chỉ nên dung nạp lượng đường tự do dưới 10% tổng calo tiêu thụ
WHO khuyến cáo rằng, cả trẻ em và người lớn, mỗi ngày chỉ nên giới hạn lượng đường tự do trong mức dưới 10% của tổng lượng calo được tiêu thụ mà thôi. Đặc biệt, nếu tiêu thụ được dưới mức 5% thì đồ ngọt còn đem lại rất nhiều tác dụng cho sức khỏe.
Những đồ uống "khắc tinh" của người bệnh tiểu đường |
Lựa chọn trái cây phù hợp cho người bệnh tiểu đường |
Thưởng thức Tết an toàn - Những món ăn, đồ uống người tiểu đường nên hạn chế |