Nhập viện cấp cứu sau khi ăn dưa lê để qua đêm trong tủ lạnh 5 người ngộ độc, 2 người liệt cơ sau khi ăn 0,7 kg bọ xít rang Bé gái 13 tuổi ở Kiên Giang tử vong nghi do ngộ độc cá lau kiếng |
Chị L. kể lại bữa cơm đãi khách khiến 8/9 người phải cấp cứu. Ảnh: P.T |
Mới đây, Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai vừa tiếp nhận 3 bệnh nhân bị ngộ độc cá chình. Bệnh nhân vào viện trong tình trạng rối loạn cảm giác, cảm thấy bỏng rát, yếu cơ, đau mỏi người, không nôn. Đây là 3 trong số 9 người cùng tham dự bữa tiệc tại nhà chị Đ.T.L (49 tuổi).
Đang điều trị tại bệnh viện, chị Đ.T.L (49 tuổi, trú Phúc Thọ, Hà Nội) cho biết: “Đón khách từ Việt Trì xuống chơi, buổi trưa cả gia đình mời nhau ra hàng ăn cá chình với các món chế biến nướng, om chuối… Ai dè, mâm 9 người thì 8 người sau đó nhập viện vì tiêu chảy, tê bì nhiều phần cơ thể, mệt mỏi do ngộ độc món ăn này, người ăn còn lại nhẹ nhất chỉ cảm giác tê bì mặt. Mấy người khách ở Việt Trì thậm chí còn nặng hơn chúng tôi”.
Chị L nhớ lại, sau bữa cơm trưa ngày 14/7, đến 16 giờ chiều, chị thấy có thấy có biểu hiện lúc rét, lúc nóng, hoa mắt, chóng mặt, ngứa toàn thân, hai quai hàm mỏi, tê lưỡi. Chồng chị L và người bà con cũng có biểu hiện tương tự nên nhanh chóng đi vào BV Đa khoa Phúc Thọ (Hà Nội) cấp cứu. Sau đó, tình trạng không cải thiện nên chuyển lên Bệnh viện Bạch Mai.
Nằm ngay giường bên cạnh, chị N.T.N (48 tuổi, trú tại Phúc Thọ, Hà Nội), người bà con với chị L và cùng tham gia bữa cá chình chia sẻ: “Chừng sau ăn 4 tiếng, tôi có cảm giác mệt mỏi, yếu cơ chân và có tiêu chảy. Ban đầu người nhà còn cho rằng không cần đi viện, nhưng tình trạng yếu tay, chân nặng hơn, người tê bì nên nhập viện cấp cứu”
Tại BV huyện Phúc Thọ, được bác sĩ truyền dịch nhưng tình trạng tay tê bì, mỏi cơ, ngứa của các bệnh nhân không đỡ nên chuyển lêm Bệnh viện Bạch Mai để điều trị tiếp.
Sau điều trị tại BV Bạch Mai, hiện sức khỏe của các bệnh ngộ độc cá chình đã ổn định hơn, dù vẫn còn dấu hiệu rối loạn cảm giác, nhược cơ.
Cá chình có chứa độc tố ciguatera |
Bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên, Giám đốc Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, các bệnh nhân này bị ngộ độc ciguatera có trong cá chình. Một số loại cá sẽ ăn loại tảo chứa chất độc này, khiến chúng tích tụ trong cá. Hiện, có tới hàng trăm loài cá có chứa độc tố ciguatera. Khi ăn loại tảo này cá sẽ không bị ngộ độc nhưng vào cơ thể người lại gây độc.
Độc tố này thường gây triệu chứng thần kinh trước, sau đó bệnh nhân mới có biểu hiện đau bụng, tiêu chảy, loạn nhịp tim, rối loạn cảm giác, dấm dứt khắp người, đau mỏi, tê bì, yếu cơ hoặc liệt cơ. Triệu chứng ngộ độc cá chình dai dẳng thậm chí nhiều tháng sau bệnh nhân vẫn còn dấu hiệu khiến họ rất khó chịu.
Vị chuyên gia này cũng cho biết, người bệnh nhiễm loại độc tố này có thể chỉ cần điều trị vài ngày có thể ra viện nhưng cũng có trường hợp phải điều trị kéo dài nhiều tháng.
Bác sĩ Nguyên cho biết thêm ngộ độc ciguatera khó phòng tránh vì độc tố không mùi, không vị, không bị phá hủy bởi nhiệt độ đông lạnh, không xác định được bằng mắt thường. Cách duy nhất để phòng bệnh là không nên ăn quá nhiều cá chình và các loại cá sống ở rặng san hô, đặc biệt tránh ăn nội tạng cá.
7 người ở Thanh Hoá nhập viện cấp cứu sau khi uống rượu ngâm nấm |
14 người ở Lai Châu nhập viện sau khi ăn nấm mọc hoang |
5 người ngộ độc, 2 người liệt cơ sau khi ăn 0,7 kg bọ xít rang |