7 loại hạt nên sử dụng hàng ngày để có một trái tim khỏe mạnh Các loại hạt giàu Omega 3 hơn cả cá hồi! Món thời bao cấp ăn "cứu đói", nay thành đặc sản lạ được chị em thành phố ưa chuộng |
Hạt dẻ
Hạt dẻ có tên là kha thụ đại túc. Hạt dẻ rang trong những ngày giá rét là loại đường tinh bột hấp thu chậm, là loại hạt chứa tương đối ít calo, ít chất béo nhưng lại giàu khoáng chất, vitamin... có lợi cho bữa ăn phụ trong ngày. Ăn hạt dẻ giúp bồi bổ cơ thể, chống mệt mỏi.
Thành phần hoạt chất chính trong hạt dẻ là aescin có tác dụng cải thiện sức khỏe tĩnh mạch và chống viêm. Nhờ vậy mà hạt dẻ giúp làm giảm đáng kể sự phát triển của tế bào khối u trong một số bệnh ung thư như ung thư gan, bệnh bạch cầu và đa u tủy.
Nghiên cứu cũng cho thấy aescin có thể tiêu diệt các bế bào ung thư trong ung thư tuyến tụy và ung thư phổi. Ngoài ra, hạt dẻ cũng chứa nhiều vitamin C tốt cho cơ thể. Nó được xem như chất chống oxy hóa giúp cơ thể loại bỏ các gốc tự do có hại.
Theo Đông y, hạt dẻ vị ngọt tính ôn, vào tỳ, vị, có tác dụng bổ tỳ kiện vị, bổ thận cứng gân, có tác dụng trị bệnh đau lưng mỏi gối, bán thân bất toại, đi tiểu nhiều do thận hư gây ra. Người Trung Quốc gọi hạt dẻ là “quả của thận”.
Tuy hạt dẻ nhiều dinh dưỡng như vậy nhưng những người bị bệnh dạ dày, tiêu hóa kém nên lưu ý khi ăn nhiều hạt dẻ dễ sản sinh nhiều axit, tăng thêm gánh nặng cho dạ dày gây trướng bụng đầy hơi. Ăn hạt dẻ lượng vừa đủ, đều đặn hàng ngày để hạt dẻ phát huy tác dụng khỏe tỳ vị, tăng cường sức khỏe.
Hạt sen
Trong hạt sen có nhiều tinh bột (60%); đường (raffinoza); chất đạm (16%); chất béo (2%); một số khoáng chất (canxi: 0,089%, photpho: 0,285%); các alcaloid với tỷ lệ thấp (lotusine, demethyl coclaurine, liensinine, isoliensinine. Hạt sen là thực phẩm cao cấp dùng cho người già yếu, trẻ em hoặc dùng làm các món ăn có chất lượng cao: mứt, chè sen; là phụ liệu cho nhiều món ăn dân tộc: Phồng tôm...
Hạt sen còn gọi là liên nhục, là nhân hạt sen đã loại bỏ phần lá mầm (tâm sen) phơi hay sấy khô của cây sen, họ sen súng. Theo Đông y, hạt sen vị ngọt chát, tính bình; vào kinh tâm, tỳ, thận. Tác dụng dưỡng tâm, ích thận, bổ tỳ, sáp tràng, an thai, lợi thủy. Dùng làm thuốc bổ, chữa tỳ hư sinh cửu tả, thận hư, di mộng tinh, băng lậu, đới hạ, mất ngủ, thần kinh suy nhược. Ngày dùng 10-30g; bằng cách nấu hầm, rang xay, tán bột, mứt khô.
Một số nghiên cứu cho thấy, nếu dùng thường xuyên tâm sen có thể hỗ trợ chữa bệnh ung thư phổi. Trong tâm sen chứa hoạt chất neferine giúp ức chế tế bào ung thư lây lan rộng, khống chế ung thư mũi, họng, ung thư tử cung. Người bị ung thư phổi nhiệt thấp, ho khan nên ăn nhiều hạt sen có cả tâm.
Ở Việt Nam phổ biến có 2 loại hạt sen là hạt sen trắng và hạt sen đỏ. Mặc dù hạt sen đỏ cứng hơn nhưng bổ thận, dưỡng huyết tốt hơn. Hạt sen trắng mềm hơn giúp bổ tì mạnh hơn. Vì vậy, tùy vào nhu cầu mà mọi người lựa chọn loại hạt sen phù hợp cho sức khỏe.
Hạt khiếm thực
Khiếm thực là tên thuốc trong y học cổ truyền lấy từ củ của cây hoa súng. Đây là một loại hạt rất tốt cho sức khỏe và là một trong những dược liệu cao cấp, được mệnh danh là sâm nước.
Y học cổ truyền Trung Quốc cho rằng khiếm thực có vị ngọt, tính bình giúp bổ thận, bổ tỳ vị, cầm tiêu chảy, khử ẩm. Đặc biệt, tác dụng bổ thận tráng dương của loại hạt này còn mạnh hơn khoai mỡ; tác dụng khử ẩm tốt hơn đậu đỏ, tác dụng an thần mạnh hơn hạt sen.
Ngoài ra, khiếm thực còn có tác dụng chống oxy hóa, nhiều nghiên cứu gần đây cũng chứng minh vị thuốc này có đặc tính chống oxy hóa mạnh dựa vào thành phần glucoside của nó. Có khả năng chống lại tổn thương tái tưới máu do thiếu máu cục bộ trên chuột.
Kiểm soát đường huyết, một hợp chất mới được phân lập từ hạt của Khiếm thực được chứng minh có khả năng kiểm soát đường huyết, chống oxy hóa và bảo vệ gan, tụy, thận, tim ở chuột bị đái tháo đường gây ra do streptozotocin.
Hoạt chất chiết từ vị thuốc này còn thể hiện khả năng loại bỏ các gốc tự do ở chuột bị đái tháo đường. Từ đó có khả năng ngăn ngừa các biến chứng của đái tháo đường. Một tiềm năng trong điều trị bệnh đái tháo đường type 2.
Chống ung thư, ở một nghiên cứu khác, các nhà khoa học đã tìm ra cơ chế tác động chống ung thư phổi ở người da trắng của Khiếm thực thông qua các con đường truyền tín hiệu.
Hạnh nhân
Hạnh nhân có hình trái tim, bẹt, bề mặt có mầu nâu vàng, không mùi. Vị thuốc tính hơi ôn, vị đắng, có ít độc tố, lợi về các kinh phế, đại tràng.
Trong hạt hạnh nhân có chứa nhiều dưỡng chất rất tốt cho sức khỏe, điển hình như chất xơ, các vitamin E, B, canxi, hàm lượng cao protein, omega,... và cả những hoạt chất chống oxy hóa. Với hàm lượng giá trị dinh dưỡng cao, hạt hạnh nhân được lựa chọn là một trong những loại thực phẩm tốt cho sức khỏe và phòng chống lại nhiều loại bệnh tật khác nhau.
Đây là một trong các loại hạt có tác dụng ngăn ngừa ung thư hiệu quả vượt trội. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng gamma-tocopherol - một dạng của vitamin E trong hạnh nhân có tác dụng như một chất chống oxy hóa mạnh mẽ, chống các gốc tự do và oxy hóa liên quan đến ung thư.
Ngoài ra, ăn hạt hạnh nhân có thể mang lại nhiều lợi ích hơn nữa cho sức khỏe. Các axit béo không bão hòa đơn lành mạnh và chất chống oxy hóa có tác dụng hỗ trợ sức khỏe tim mạch và ngăn ngừa các yếu tố của bệnh tim mạch. Ăn hạnh nhân cũng giúp tăng cường sức khỏe đường ruột bằng cách thúc đẩy sự phát triển của các chủng vi khuẩn có lợi. Các thành phần probiotic trong loại hạt này giúp tiêu hóa, giải độc và phát triển vi khuẩn lành mạnh trong hệ vi sinh vật đường ruột.
Đặc biệt, hạnh nhân là một trong những thực phẩm tốt cho gan là vì nó rất giàu vitamin E giúp cơ thể chống lại gan nhiễm mỡ. Với nhiều các loại khoáng chất vi lượng như magie và photpho, ăn hạnh nhân còn giúp bảo vệ, duy trì răng và xương luôn khỏe mạnh.
Dù là loại hạt rất tốt cho sức khỏe con người, nhưng tránh lạm dụng hạnh nhân vì có thể sẽ dẫn đến những tác dụng không mong muốn. Theo các chuyên gia sức khỏe, chỉ nên duy trì ăn 4 hạt hạnh nhân mỗi ngày sẽ tốt hơn là ăn thật nhiều hạnh nhân.
Các loại hạt giàu Omega 3 hơn cả cá hồi! |
Mùa lạnh da khô, những thực phẩm này có thể là "cứu tinh" của bạn |
Món thời bao cấp ăn "cứu đói", nay thành đặc sản lạ được chị em thành phố ưa chuộng |