Mỡ máu cao ăn trứng vịt lộn được không? Loại rau ăn kèm với trứng vịt lộn bổ như thuốc, nhưng ăn sai cách coi chừng ôm họa Những ai không nên ăn trứng vịt lộn? |
Theo các chuyên gia dinh dưỡng biết trong mỗi quả trứng vịt lộn có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho cơ thể.
Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết trong một quả trứng vịt lộn có 182kcal năng lượng, 13,6g protein, 12,4g lipid, 82mg canxi, 212mg phốtpho, 600mg cholesterol… Ngoài ra, còn có nhiều vitamin A, một số ít sắt, glucid, vitamin B1 và C… Tuy nhiên việc sử dụng nhất thiết phải đúng liều lượng và đúng cách thì mới đem lại hiệu quả.
Trong Đông Y, trứng vịt lộn được coi là món ăn bài thuốc có công hiệu dưỡng huyết, ích trí, giúp cơ thể mau trưởng thành, cải thiện khả năng sinh lý.
Tác dụng thần kì của hột vịt lộn đối với sức khỏe
Trứng vịt lộn giúp cung cấp năng lượng
Trong mỗi quả trứng vịt lộn có chứa đến 98 calo và rất nhiều dưỡng chất khác như đã kể trên. Vì thế, trứng vịt lộn có thể cung cấp đủ năng lượng giúp cơ thể hoạt động và làm việc một cách có hiệu quả.
Trứng vịt lộn có tác dụng bổ huyết
Với thành phần dinh dưỡng phong phú thì ăn trứng vịt lộn giúp bổ huyết, giúp cơ thể dễ dàng hấp thụ các dưỡng chất và phát triển nhanh chóng khỏe mạnh, hạn chế và đẩy lùi nguy cơ bệnh tật. Nếu biết kết hợp hột vịt lộn với nhiều món ăn khác sẽ vừa làm tăng độ hấp dẫn của món ăn vừa thúc đẩy các tác dụng của trứng tốt cho sức khỏe.
Ăn trứng vịt lộn góp phần tăng cường sinh lực
Theo y học cổ truyền, trứng vịt lộn có tác dụng dưỡng huyết, tu tâm, giúp khí huyết lưu thông, thúc đẩy máu dồn về cơ quan sinh dục nhiều hơn giúp cơ thể tăng trưởng và phát triển. Theo y học biết rằng, lượng protein cao trong trứng vịt lộn kết hợp với các chất dưỡng khác không chỉ tạo ra năng lượng mà còn tăng cường sinh lực nam giới từ đó giúp cải thiện rối loạn cương dương nam giới.
Trứng vịt lộn giúp giải rượu hiệu quả
Ăn trứng vịt lộn là một cách có thể giúp cải thiện tình trạng nôn nao, khó chịu do bia rượu gây ra. Lý do là vì trong mỗi hột vịt lộn chứa nhiều axit amin cysteine, có khả năng giải trừ các độc tố trong gan và hỗ trợ đào thải chúng ra khỏi cơ thể.
Ăn trứng vịt lộn giúp giảm đau đầu
Theo kinh nghiệm dân gian từ thời xa xưa, trứng vịt lộn sẽ giúp giảm bớt chứng đau đầu bởi nó cung cấp các dưỡng chất, bồi bổ cho cơ thể. Khi cơ thể mang đầy đủ năng lượng sẽ giúp bạn cảm thấy khỏe khoắn, tỉnh táo, nhờ đó cảm giác mệt mỏi, đau đầu, hoa mắt, chóng mặt cũng sẽ giảm đi.
Trứng vịt lộn hỗ trợ tăng cân hiệu quả
Một tác dụng khác của trứng vịt lộn đó chính là giúp tăng cân nếu ăn vào đúng thời điểm và đúng số lượng. Do chứa hàm lượng calo lớn và có nhiều chất béo nên ăn hột vịt lộn có thể giúp bạn tăng cân nhanh chóng và hiệu quả. Những bạn thiếu cân muốn tăng cân có thể áp dụng cách này nhé tuy nhiên chỉ nên ăn lượng vừa phải để tốt cho sức khỏe.
Lưu ý
Số lượng trứng
Trứng vịt lộn chứa hàm lượng cholesterol cao, việc ăn quá nhiều trứng có thể tăng lượng cholesterol xấu trong máu, góp phần gây ra các bệnh tim mạch, huyết áp cao, đái tháo đường. Người nên hạn chế lượng trứng vịt lộn ăn hàng ngày và không nên ăn liên tục mà nên đảm bảo sự đa dạng trong chế độ ăn uống.
Trẻ dưới 5 tuổi không nên ăn quá nhiều trứng vịt lộn do hệ tiêu hóa của các trẻ chưa phát triển hoàn thiện, dễ dẫn tới sình bụng, rối loạn tiêu hóa, rất có hại cho sức khỏe.
Trẻ từ 5 tuổi trở lên cũng chỉ nên ăn nửa quả mỗi lần, mỗi tuần từ 1-2 lần là đủ. Ăn trứng lộn thường xuyên còn khiến lượng vitamin A dư thừa làm vàng da, bong tróc biểu bì, gây ảnh hưởng đến việc hình thành xương làm cho trẻ phát triển không toàn diện”.
Ngoài ra, người béo phì, người già, bệnh nhân cao huyết áp, đái tháo đường, rối loạn mỡ máu, tim mạch cũng cần hạn chế ăn món ăn này. Riêng người lớn khỏe mạnh tốt nhất chỉ nên ăn 2 trứng vịt lộn mỗi tuần.
Ăn kèm với rau răm
Trong Đông y, trứng vịt lộn được cho là có tính hàn, thường được kết hợp với rau răm có tính cay và nồng để cân bằng âm dương trong cơ thể. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng ăn nhiều rau răm sống có thể làm tăng sinh nóng rét trong cơ thể và ảnh hưởng đến khả năng tình dục ở nam giới.
Phụ nữ đang mang thai cũng không nên ăn nhiều rau răm vì sẽ ảnh hưởng không tốt đến thai nhi.
Lượng gia vị phù hợp
Khi ăn trứng vịt lộn, hạn chế lượng gia vị sử dụng. Một lần ăn tối đa nên có khoảng 5g gừng tươi thái chỉ và 5g rau răm tươi.
Với thai phụ, rau răm, gừng do tính nóng có thể gây sảy thai nếu ăn nhiều. Vì vậy, nếu ăn trứng vịt lộn, phụ nữ có thai không nên ăn nhiều rau răm và gừng.
Tránh uống trà đặc sau khi ăn
Trà đặc chứa axit tannic, khi kết hợp với protein trong trứng có thể gây khó tiêu và cảm giác đầy bụng. Hạn chế uống trà đặc ngay sau bữa ăn trứng vịt lộn.
Người nên hạn chế ăn trứng vịt lộn
Những người có bệnh gan, bệnh tim, mỡ máu cao hoặc cao huyết áp nên hạn chế tiêu thụ trứng vịt lộn thường xuyên. Nếu bạn có các vấn đề về sức khỏe này, hãy thảo luận với bác sĩ về mức tiêu dùng trứng vịt lộn phù hợp cho bạn.
Không tốt cho người có bệnh gút
Trứng vịt lộn có hàm lượng protein khá cao và có thể tăng nguy cơ gút ở những người đã có bệnh gút.
Không ăn trứng vịt lộn vào buổi tối
Theo lời khuyên của các chuyên gia dinh dưỡng thì nên ăn trứng vịt lộn vào buổi sáng tốt hơn buổi tối vì đây là món ăn khó tiêu do chứa hàm lượng chất đạm và cholesterol cao, nếu ăn trứng vào buổi tối khi đi ngủ sẽ khiến bạn cảm thấy khó chịu, đôi khi dẫn tới đầy hơi, gây khó khăn trong việc tiêu hóa dẫn đến mất ngủ và dễ tăng cân.
Ăn trứng vịt lộn đúng cách
Trứng vịt lộn trước khi sử dụng cần được rửa sạch và luộc chín để đảm bảo an toàn thực phẩm và ngăn ngừa các vấn đề về sức khỏe.
Tóm lại, việc ăn trứng vịt lộn có thể có lợi cho sức khỏe, nhưng cần tuân thủ các hạn chế và điều kiện đặc biệt, nhất là khi có các vấn đề về sức khỏe cụ thể.