Review du lịch Bắc Kạn:

Top 10 món ăn đặc sản ngon nhất nên thử khi tới Bắc Kạn

Đến với Bắc Kạn, du khách sẽ cảm thấy rất thú vị bởi sau một chặng đường dài tham quan các di tích, danh lam thắng cảnh, các điểm đến ý nghĩa, tìm hiểu về truyền thống lịch sử, văn hóa nơi đây. Du khách sẽ được thưởng thức các món ăn, đồ uống đặc sản quê hương Bắc Kạn. Trong mỗi món ăn, đặc sản ấy còn chứa đựng những nét văn hóa đặc trưng, phong tục tập quán, là thành quả của cả một quá trình lao động sản xuất sáng tạo và những tri thức dân gian quý báu được người dân Bắc Kạn gìn giữ, bảo tồn và duy trì từ bao đời nay.

Tuyệt tác thiên nhiên núi rừng Đông Bắc

Nên đi du lịch Cao Bằng vào thời điểm nào là đẹp nhất? Về thăm Cao Bằng - mảnh đất địa linh nhân kiệt ở vùng Đông Bắc

1. Tôm cá chua

Giá cả dao động: 250.000 - 300.000 VNĐ/kg

Địa chỉ mua tôm chua Ba Bể ở Bắc Kạn: Chợ Khang Ninh - trên đường vào tham quan hồ Ba Bể

Chợ Bắc Kạn - Thành Công, Phùng Chí Kiên, Bắc Kạn

Top 10 món ăn đặc sản ngon nhất nên thử khi tới Bắc Kạn
Đặc sản Bắc Kạn ngon - Tôm chua hồ Ba Bể

Những khúc cá to và tôm được trộn mẻ, bột thính, giềng và các gia vị đặc biệt khác rồi bịt kín lại đem ủ, sau một thời gian người dân lấy ra nấu ăn. Tôm cá lúc này ăn rất thơm, mềm có vị chua ngọt riêng. Điều đặc biệt do ủ lâu, ngay cả xương cá cũng rất mềm nên khi nấu ăn người ta có thể ăn cả xương và thịt không phải bỏ thứ gì.

Ngày nay, nghề làm tôm chua, cá chua đang có xu hướng phát triển ở vùng hồ Ba Bể. Dọc theo các triền sông, suối người dân lấy tôm, cá về chế biến. Phải là tôm sông, cá sông mới cho hương vị đậm đà, riêng biệt với các vùng quê khác. Khi đánh bắt được các mẻ tôm sông, cá sông, người dân lựa chọn những con còn nguyên vẹn, đều nhau, cá thì cắt khúc rồi làm theo quy trình trên và ủ kín.

Top 10 món ăn đặc sản ngon nhất nên thử khi tới Bắc Kạn

Sau một thời gian, khi tôm cá đã ngấm đủ gia vị, lên men, bỏ tôm chua, cá chua từ hũ ra, chắc hẳn không ai quên được hương vị đậm đà, mùi thơm của giềng, ngọt mềm chua dìu dịu, ăn cùng với cơm nấu bằng gạo nương thì người khó tính nhất cũng phải gật gù và thốt lên ăn không biết chán. Thường thì, người ta chưng tôm chua, cá chua lên với thịt băm và trộn thêm giềng giã nhỏ chưng lên nhưng nên nhớ rằng nếu cho nhiều thịt băm và giềng sẽ mất đi hương vị riêng của tôm chua, cá chua vùng hồ Ba Bể.

2. Pẻng phạ

Giá cả dao động: 50.000 - 60.000 VNĐ/phần

Địa chỉ ăn món pẻng phạ ở Bắc Kạn: Chợ Bắc Kạn - Thành Công, Phùng Chí Kiên, Bắc Kạn

Top 10 món ăn đặc sản ngon nhất nên thử khi tới Bắc Kạn
Bánh pẻng phạ (bánh trời)

Nhìn bề ngoài bánh không có gì nổi bật, những viên bánh tròn tròn chỉ nhỉnh hơn quả nhãn lồng đôi chút, lớp bột trắng bên ngoài dù có cố gắng làm duyên đến mấy cũng không phủ kín màu hơi nâu nâu của bánh nằm ẩn bên trong. Tuy mộc và thô như vậy, song không phải ngẫu nhiên mà người Tày chọn đó là một trong những món ăn truyền thống của dân tộc mình để dâng lên trời đất. Chỉ một chiếc bánh nhỏ xíu, song hội tụ nhiều nguyên liệu, hương vị đặc trưng của người dân nơi đây với vị cay nồng của rượu, vị ngọt của đường, vị chát rất thơm của nước chè mạn, vị béo bùi của bột nếp…

Nguyên liệu chính để làm bánh là gạo nếp. Gạo nếp ngon, nhặt sạch thóc, sạn đem xay khô thật mịn tay làm bột nếp. Bột được nhào với nước chè mạn pha đặc để lấy màu nâu và vị chát rồi thêm một chút rượu trắng cho dậy mùi. Sau khi nhào thật kỹ cho bột dẻo và mịn có thể vê thành những viên cỡ quả nhãn. Vì bột nếp rất dính tay lại dễ bị chảy xệ nếu nặn xong mà không chế biến ngay nên người ta vừa nặn bánh vừa chuẩn bị đun một chảo mỡ nóng bên cạnh.

Top 10 món ăn đặc sản ngon nhất nên thử khi tới Bắc Kạn
Bánh được tráng qua một lớp bột áo làm từ gạo rang

Khi mỡ nóng già thả bánh vào rán cho nổi mỡ, vàng ruộm thì vớt ra để cho ráo mỡ, bánh rán hết mới bắt tay vào áo bánh. Đường được đổ vào xoong, châm thêm chút nước cho đường dễ tan chảy rồi đun sôi, thử độ kết đông của đường bằng cách nhỏ vài giọt nước lã vào thấy đường lăn thành giọt không bị hòa tan thì bắt đầu thả bánh vào cho ngập đường. Bánh vớt ra lăn ngay vào bột áo. Bột áo cũng được làm từ gạo nếp rang vàng rồi xay nhỏ mịn giống như làm thính, song khi rang non tay hơn bột thính một chút để bột có màu hơi ngà chứ không vàng thẫm. Bánh pẻng phạ bên trong dẻo, do tác động nhiệt lớn bột bánh bên trong chưa kịp ngấu nhiệt lớp bên ngoài đã cứng giòn nên bánh giống như có nhân ăn rất thú vị.

3. Mắm tép chua Ba Bể

Giá cả dao động: 120.000 - 150.000 đồng/kg

Địa chỉ mua mắm tép chua ở Bắc Kạn: Chợ Bắc Kạn - Thành Công, Phùng Chí Kiên, Bắc Kạn

Top 10 món ăn đặc sản ngon nhất nên thử khi tới Bắc Kạn
Mắm tép chua Ba Bể

Tôm chua là món ăn ngon, có mặt ở nhiều nơi và nhiều vùng chế biến nhưng tôm chua ở Khang Ninh- Ba Bể có một hương vị rất riêng biệt của vùng miền núi Việt Bắc. Du khách đến Bắc Kạn mà không được thưởng thức tôm chua Ba Bể thì thật sự đáng tiếc.

Hiện nay cứ 5 ngày một phiên tôm chua được bày bán tại chợ Khang Ninh (trên đường du khách vào tham quan hồ Ba Bể) bởi lẽ Tôm chua không chỉ là món ăn quen thuộc của đồng bào miền núi nữa mà nhiều du khách thập phương biết đến.

Ở vùng này người ta thường ăn tôm chua với thịt chân giò hoặc ba chỉ luộc kỹ thái mỏng, một đĩa khế chua, nem thính tai lợn, chuối xanh, búp đinh lăng, lá mậy sâu (loại cây trên rừng)… Du khách đến đây giữa cảnh trời mây non nước của Ba Bể mà được nhấm nháp tôm chua thêm một chén rượu ngô nho nhỏ nữa sẽ thấy được cái cảm giác lâng lâng êm ái, thấm thía cái vị béo của thịt, vị cay của tỏi ớt ,vị thơm của riềng, của búp mậy sâu hoà quyên với vị ngọt của tôm thì quả là lý thú.

Top 10 món ăn đặc sản ngon nhất nên thử khi tới Bắc Kạn

Du khách sẽ tò mò muốn biết cách chế biến tôm chua Ba Bể như thế nào mà có được hương vị đậm đà như vậy. Trước hết là cách chọn tôm: con tôm làm mắm chua phải đều nhau,mình tròn, béo, râu ngắn.

Con tôm mới bắt về còn đang nhảy tanh tách, nhặt hết rác, râu rửa sạch để cho ráo và xóc muối; đồ xôi chín (chọn loại nếp nương hạt tròn đều) dỡ ra giá để nguội sau đó trộn đều với men lá, thời gian để ngấm men tuỳ thuộc vào bí quyết mỗi gia đình; tỏi, ớt, riềng mỗi thứ một ít đập dập thái chỉ. sau đó trộn đều tôm, xôi và các loại gia vị trút vào vại đậy kín sau từ 7 đến 10 ngày ( theo thời tiết từng mùa) tôm bát đầu chua, đến ngày thứ 30 tôm sẽ bắt đầu có mùi thơm ngon lúc này theo khẩu vị mỗi người mà nêm thêm ớt, đường, bột ngọt. Sau một vòng du ngoạn Ba Bể du khách có thể tìm mua một vài hũ tôm chua mang về ăn dần hoặc biếu người thân của mình.

4. Lạp xường Bắc Kạn

Giá cả dao động: 330.000 - 450.000 VNĐ/kg

Địa chỉ mua lạp sườn hun khói ở Bắc Kạn: Các siêu thị, các khu du lịch tại Bắc Kạn - Phương Viên, Chợ Đồn, Bắc Kạn

Top 10 món ăn đặc sản ngon nhất nên thử khi tới Bắc Kạn
Lạp xưởng hun khói nét độc đáo của ẩm thực Bắc Kạn

Làm lạp xường cũng rất cầu kỳ và công phu. Đầu tiên phải chọn lòng để làm lớp vỏ lạp xường. Lòng non để làm lạp xường phải chọn đoạn lòng đắng vì phần lòng này dai và khá dày, làm lạp xường mới được. Sau khi tuốt rửa sạch lại phải bóc, lột bỏ lớp vỏ ngoài của lòng đi, chỉ lấy lớp màng mỏng bên trong. Việc bóc lòng không khó, chỉ cần khéo léo và nhẹ tay một chút. Lòng bóc xong, thổi hơi vào cho phồng lên, buộc chặt hai đầu, đem hong chỗ thoáng gió. Khoảng một tiếng đồng hồ, bộ lòng se lại, mỏng và dai như ni lông. Thế là được phần vỏ lạp xường.

Để làm nhân lạp xường người ta chọn loại thịt nửa nạc nửa mỡ. Bởi nạc nhiều, lạp xường sẽ khô, sác; mỡ nhiều, lạp xường sẽ nhão, ăn mau ngấy nên loại thịt thích hợp nhất để làm lạp xường là thịt vai. Thịt được lạng bỏ lớp bì, thái miếng vừa phải, ướp muối, đường, bột ngọt. Và không thể thiếu một ít rượu trắng, một ít nước gừng và một ít quả mắc mật khô xay nhỏ ướp cùng. Theo kinh nghiệm của đồng bào nơi đây thì ướp thịt với rượu trắng và nước gừng như vậy khiến cho lạp xường sẽ có mùi thơm rất đặc trưng, để được lâu mà không bị hỏng.

Top 10 món ăn đặc sản ngon nhất nên thử khi tới Bắc Kạn

Công việc phức tạp nhất là nhồi lạp xường. Với một chiếc phễu và một chiếc đũa, từ từ dồn thịt vào cho đầy phần lòng non đã chuẩn bị. Để dễ làm, cứ nhồi được chừng hai ba mươi phân thì buộc lại thành khúc. Thỉnh thoảng lại lấy kim châm vài chỗ cho khí thoát ra để lạp xường khỏi nứt. Nhồi xong thì đem lạp xường đi phơi nắng cho khô dần. Hoặc đem hong trên gác bếp. Hơi ấm của bếp lửa sẽ làm lạp xường se lại, săn chắc. Lạp xường được nắng, được hơi lửa, cứ ánh lên màu đỏ hồng của thịt nạc xen những đường vân trắng ngà của thịt mỡ trông thật hấp dẫn. Ngày 27, 28 làm lạp xường thì khoảng mồng 2, mồng 3 tết là ăn được.

Lạp xường khi đã khô thì để nguyên cả khúc đem chiên cho chín sau đó mới thái lát, khi ăn chấm với mắm gừng. Hoặc thái lạp xường thành các khoanh dầy vừa phải, chờ cho mỡ trong chảo thật nóng già thì cho lạp xường vào, đảo lên, rưới thêm ít nước mắm, rắc thêm chút hành tươi. Đĩa lạp xường thơm phức, mới trông đã thấy thèm. Cho nên ngày tết, dù có bao món ngon, lạp xường vẫn là món được mọi người đụng đũa nhiều hơn cả.

Lạp xường được làm bằng bàn tay của người Bắc Kạn có mùi của nắng vùng cao, mùi của khói bếp, thoảng mùi gừng, mùi rượu, mùi mắc mật thơm một cách đặc biệt. Vị dai của lòng, vị ngọt của thịt nạc, vị béo của mỡ hòa quyện với nhau, ăn thật ngon miệng. Nhấp thêm chút rượu nữa thì càng thêm khoái khẩu.

5. Rượu men lá Bằng Phúc

Top 10 món ăn đặc sản ngon nhất nên thử khi tới Bắc Kạn

Rượu men lá của người Bằng Phúc khi uống có hương vị rất hấp dẫn, ngọt mát, rất dịu, êm hơn bất kỳ loại rượu nào khác. Rượu dù uống say đến đâu thì vẫn cứ sảng khoái, nhẹ nhõm.

Để làm ra men rượu, phải lên rừng tìm đủ các loại lá cây, thông thường men rượu được làm từ khoảng 16 loại lá rừng, hầu hết đều là những loại lá thuốc có tác dụng bồi bổ cơ thể và tạo nên hương thơm. Hái lá rừng là công đoạn vất vả nhất, để hái đủ các loại lá thì những người phụ nữ phải mất tới 3 đến 4 ngày đi rừng. Trong các loại lá cây, thì cây Thau Hương (một loại lá tạo mùi thơm) là loại khó lấy nhất, bởi đây là loại lá leo trên những cây cao, cổ thụ, nên chỉ có đàn ông mới hái được. Những ngày giáp Tết, nhu cầu thị trường cao hơn, nên việc đi rừng hái lá về làm men cũng vất vả hơn.

Sau khi hái đủ các loại lá, đến công đoạn rửa sạch, băm nhỏ và phơi khô rồi sắc lấy nước để ngâm gạo. Công đoạn này đòi hỏi người nấu phải tự ước lượng lá cây mỗi loại sao cho vừa đủ. Muốn làm được men ngon phải chọn được gạo ngon, đem ngâm 1 ngày, sau đó vớt ra để ráo nước rồi mới nghiền thành bột. Bột này đem trộn đều với nước lá và nặn thành từng viên men.

Bắt đầu từ tháng 8 trở đi, khi hết mùa mưa, nước thượng nguồn trong vắt, ngọt lịm, người dân dẫn nước về, làm ra những mẻ rượu thơm đượm vị rừng, ngọt mát vị núi và trong vắt như nước đầu nguồn. Nấu rượu men lá rất công phu, đòi hỏi sự khéo léo và tốn nhiều công sức. Quá trình cất phải dùng củi đun đều lửa, không cho cháy to quá cũng không nhỏ quá để rượu ra từ từ. Rượu men lá trở nên quý cũng vì cách làm kỳ công như thế.

6. Bánh ngải người Tày

Giá cả dao động: 4.000 - 6.000 VNĐ/cái

Địa chỉ ăn món bánh ngải ở Bắc Kạn: Chợ Đồn, Bắc Kạn

Top 10 món ăn đặc sản ngon nhất nên thử khi tới Bắc Kạn

Có một loại bánh mà chỉ người Tày mới có đó là bánh ngải. Bánh ngải có màu xanh đặc trưng của thiên nhiên, hình thù và cách làm gần giống với bánh dày của người miền xuôi. Làm bánh ngải không khó nhưng lại đòi hỏi sự công phu và khéo léo từ khâu chọn gạo, đường, rau ngải cho đến khâu ra bánh.

Bánh ngải kén gạo vì thế không phải loại gạo bất kỳ nào cũng làm được bánh. Muốn bánh thơm, dẻo phải chọn loại nếp nương và không được lẫn dù chỉ một hạt gạo tẻ. Đường để làm nhân bánh cũng phải lựa chọn rất cẩn thận, phải chọn đường phên (một loại đường thẻ, miếng to chừng bàn tay) có màu vàng, ngọt và không có sạn.

Lá ngải được rửa sạch, đun trong nước tro bếp từ 2 đến 3 giờ. Để có nước tro tốt, người ta chọn tro sạch, tốt nhất là tro tre nứa, hoặc tro vỏ đậu xanh. Tro sạch được lèn vào rá tre, để rá trên chậu tạo khoảng cách cho nước từ rá chảy xuống. Người ta đổ nước từ từ vào tro cho ngấm dần rồi chảy xuống chậu. Nước tro lúc đầu đặc có màu cà phê, sau loãng dần. Lá ngải đun trong nước tro rất chóng nhừ. Sau khi đun nhừ, đổ lá ngải ra rá, rửa nhiều lần cho sạch nước tro, nhặt bỏ sơ (gân lá, cuống lá già), vắt kiệt nước rồi nắm thành từng nắm bằng nắm tay.

Top 10 món ăn đặc sản ngon nhất nên thử khi tới Bắc Kạn

Gạo làm bánh được ngâm từ tối hôm trước rồi đem đồ chín thành xôi vừa độ dẻo. Trong quá trình đồ, khi lên hơi, người ta thường tưới thêm lần nước để khi giã bánh sẽ dẻo hơn. Trong quá trình chờ xôi chín sẽ chuẩn bị nhân bánh, người ta đun đường phên lên thành mật sau đó trộn mật với vừng đen rang chín giã nhỏ. Nhân bánh chính là bí quyết tạo ra hương vị thơm ngon cho chiếc bánh.

Xôi đồ chín phải giã ngay lúc còn nóng cùng với những nắm lá ngải để bánh mềm, mịn và dẻo. Sau khi xôi được giã nhuyễn, các bà, các mẹ sẽ nhanh tay múc ra mâm để nặn bánh. Bánh được nặn thành hình tròn sau đó ấn dẹt ra, cho thìa nhân vào giữa, rồi gói vỏ bánh lại bọc kín lớp nhân bên trong thành hình như chiếc bánh dày là được. Cố gắng khéo léo để nhân không bị trào ra ngoài vỏ bánh. Mỗi chiếc bánh nóng hổi được đặt trên một khoanh lá chuối tròn nhỏ bằng chiếc bánh để chúng không dính vào nhau. Sau đó gói chung khoảng 10 cái bánh nhỏ vào một lớp lá chuối để giữ bánh được lâu hơn.

Bánh ngải là thứ bánh rất dễ ăn, mát và không ngấy, nếu ai đã từng ăn một lần sẽ không quên mùi vị của loại bánh dân dã này. Vị hăng hăng, thơm thơm là lạ của lá ngải như dung hòa cái dẻo, cái ngọt của nếp, của đường, miếng bánh có sự tươi non của đồi nương, cái hoang dã của lá rừng như gói cả mùa xuân trong mát.

7. Xôi Đăm Đeng

Top 10 món ăn đặc sản ngon nhất nên thử khi tới Bắc Kạn

Xôi Đăm Đeng có một mùi thơm đặc trưng của cây cỏ, không thể lẫn với bất cứ loại xôi nào khác. Hạt xôi bóng đẹp nhưng không ướt, khi nguội hạt xôi se lại nhưng vẫn mềm, dẻo và thơm. Xôi Đăm Đeng thường được ăn với muối vừng hoặc ruốc tùy theo khẩu vị từng người. Người dân miền núi quan niệm rằng ăn xôi này sẽ mang lại nhiều may mắn và tốt lành.

Món xôi Đăm Đeng rất độc đáo vì được nấu từ gạo nếp nương và tất cả màu sắc của xôi không tạo ra bằng phẩm màu mà bằng hương sắc của cây cỏ. Người ta lấy lá của cây cẩm và vài loại lá khác đun lên, chắt nước ra, ngâm gạo nếp vào khoảng vài giờ rồi mang đồ trên chõ gỗ. Nước ngâm gạo phải nóng già thì khi chín xôi mới có độ dẻo.

Top 10 món ăn đặc sản ngon nhất nên thử khi tới Bắc Kạn

Xôi Đăm Đeng có một mùi thơm đặc trưng của cây cỏ, không thể lẫn với bất cứ loại xôi nào khác. Hạt xôi bóng đẹp nhưng không ướt, khi nguội hạt xôi se lại nhưng vẫn mềm, dẻo và thơm.

Xôi Đăm Đeng thường được ăn với muối vừng hoặc ruốc tùy theo khẩu vị từng người. Người dân miền núi quan niệm rằng ăn xôi này sẽ mang lại nhiều may mắn và tốt lành.

Nếu có dịp lên Bắc Kạn vào những ngày lễ, tết hãy thưởng thức món xôi “Đăm Đeng” để tận hưởng hương sắc của núi rừng nơi đây.

8. Bánh Khẩu Thuy

Top 10 món ăn đặc sản ngon nhất nên thử khi tới Bắc Kạn
Bánh Khẩu Thuy đặc sản Bắc Kạn – món ăn tuyệt vời từ núi rừng

Vào mỗi dịp lễ hội Lồng Tồng, thứ bánh không thể thiếu để dâng lên trời đất, để cúng thần linh cầu mùa màng bội thu, mưa thuận gió hoà là bánh Khẩu Thuy. Bánh tròn như quả trứng chim cút, vàng óng vì được tẩm mật mía, ăn vừa ngọt, vừa thơm, giòn tan nơi đầu lưỡi với hương vị mang bản sắc riêng của người Tày.

Để làm được bánh ngon phải cần nhiều nguyên liệu, nhiều công đoạn và khá cầu kỳ. Họ lấy bèo tây đun lên lấy nước, lại lấy cây vông hoa đỏ đốt lên lấy tro. Dùng nước bèo tây và nước tro để ngâm gạo nếp. Ngâm cho gạo nở to rồi đem lên đồ. Một thứ không thể thiếu được khi làm Khẩu Thuy là khoai sọ. Khoai sọ cũng đồ lên cùng với gạo nếp, cho thêm một chút rượu vào. Bèo tây, tro vông để làm bánh nở được to, khoai sọ để bánh lên màu, rượu để bánh có vị thơm.

Top 10 món ăn đặc sản ngon nhất nên thử khi tới Bắc Kạn
Bánh mang mùi vị rất riêng bởi cách chế biến và nguyên liệu

Sau khi đồ chín, cho tất cả vào giã. Giã Khẩu Thuy cũng như giã bánh dày. Giã đến khi cối bánh lên bọt trắng, giơ chày quá đầu người không thấy bột bánh dính đầu chày nữa thì mới được. Để giã được một cối bánh không phải đơn giản. Vậy nên, các cụ ngày xưa muốn thử sức con rể thì việc đầu tiên là cho giã một cối bánh dày. Giã càng nhanh, càng nhuyễn thì càng “đạt yêu cầu”. Giã bánh xong, đổ ra một cái mẹt to và cán cho thật mỏng. Chờ cho bánh nguội bớt, siu mặt thì đem cắt từng miếng hình quả trám hoặc hình vuông. Đem phơi khô tất cả để chờ đến tết hoặc ngày hội mới đem rang phồng lên. Rang Khẩu Thuy cho phồng hết cỡ để khi ăn không bị lợn cợn.

Công đoạn cuối cùng để hoàn thành món bánh này là tẩm đường cho bánh. Đun sôi mật mía, trút bánh đã rán phồng vào đảo đều, sau đó, đổ ra mẹt đã tra sẵn một chút bột gạo rang. Để giữ được lâu, người ta cho vào túi nilông buộc kín sẽ khiến bánh không bị ỉu mà vẫn giữ được hương vị.

9. Cá nướng Pắc Ngòi

Giá cả dao động: 80.000 - 120.000 VNĐ/kg

Địa chỉ ăn món cá nướng Ba Bể ở Bắc Kạn: Bản Pac Ngoi, hồ Ba Bể - Pac Ngoi, Nam Mẫu, Ba Bể, Bắc Kạn

Nhà hàng Hải Huyền - TT. Chợ Rầm, Ba Bể, Bắc Kạn

Top 10 món ăn đặc sản ngon nhất nên thử khi tới Bắc Kạn

Cá trong hồ Ba Bể có rất nhiều, thường được người dân đánh bắt thủ công, số lượng cá không nhiều nhưng chất lượng thì thật tuyệt vì thịt cá trắng, chắc và có vị ngọt. Người ta chọn lấy loại cá chỉ nhỏ bằng ngón tay cái, loại cá này vừa giống như cá bống, vừa giống con cá nẹp ở xuôi để làm món cá nướng.

Để có được món cá nướng, người dân nơi đây đã phải trải qua một quá trình chế biến cá, dù không khó nhưng lại mất thời gian. Cá tươi sau khi được đánh bắt chọn những con đều nhau, mổ lấy ruột bỏ đi và rửa sạch, sau đó cho vào chõ đồ chín tới. Tiếp đến người ta dùng nẹp tre để tạo thành kẹp, mỗi kẹp chừng 8 – 10 con. Đem những kẹp cá phơi cho khô ngoài nắng. Phơi khoảng 3 – 4 nắng là được. Khi ăn, ta chỉ việc gỡ cá ra khỏi nẹp tre và dùng cồn để nướng (giống như nướng mực), hoặc để cả kẹp cá mang nướng trên bếp than (nướng bằng than cá sẽ ngon hơn). Không cần nướng quá kỹ vì cá đã đồ một lần rồi. Ta chỉ nướng sơ cho cá vừa chín tới. Nướng kỹ quá cá sẽ bị đắng và khô ăn sẽ kém ngon.9.

10. Bánh trứng kiến

Giá cả dao động: 120.000 VNĐ/10 cái

Địa chỉ ăn món bánh trứng kiến ở Bắc Kạn: Nhà hàng Tú Thuỷ - TT. Phủ Thông, Bạch Thông, Bắc Kạn

Top 10 món ăn đặc sản ngon nhất nên thử khi tới Bắc Kạn

Bánh trứng kiến (tiếng Tày gọi là “pẻng rày”), nguyên liệu gồm: Trứng kiến, bột gạo, lá non của cây vả. Làm bánh trứng kiến việc vất vả nhất là đi lấy trứng kiến về để làm nhân bánh. Trước hôm làm bánh người ta vào rừng tìm trứng kiến. Loại kiến đen có thân nhỏ, đuôi nhọn, đi lại khá nhanh và thường làm tổ trên cây vầu. Tổ của chúng màu đen, hình tròn hoặc hình bầu dục được làm từ lá cây mục và kết chặt vào những cành cây. Kiến này cho trứng lành, cắn không đau và không độc như các loài kiến khác. Dùng dao chặt cành cây có tổ kiến đặt vào chậu hay rá rổ đan dày. Phá tổ, kiến bố mẹ sẽ nhanh chóng bỏ đi, để lại trứng. Dùng tay vỗ tổ kiến cho trứng kiến rụng ra. Tổ kiến to có thể bằng cái mũ. Để kiến bỏ đi nhanh và không tha theo trứng người Tày thường cho thêm mấy cành cây nhỏ vào chậu. Trứng kiến thực chất là ấu trùng kiến, chính vì vậy mà tỷ lệ đạm rất cao, nhiều chất bổ, tuy nhiên một số người ăn có thể bị dị ứng. Một người vỗ trứng kiến một buổi có thể được một vài cân.

Vỏ bánh thì đơn giản hơn rất nhiều, gạo nếp được xay cho nhuyễn và cô thành bột dẻo, những người có kinh nghiệm khi làm bánh trứng kiến thường pha một tỷ lệ nhất định bột gạo tẻ vào chung với bột nếp, chất lượng bánh sẽ ngon hơn. Bên ngoài bọc những chiếc lá vả xanh non để làm áo cho những chiếc bánh.

Top 10 món ăn đặc sản ngon nhất nên thử khi tới Bắc Kạn
Nguyên liệu chính để làm bánh trứng kiến chính là trứng non của kiến. Ảnh: Tinker

Để làm nhân bánh người ta phi thơm hành rồi cho trứng kiến vào rang cho thơm phức và béo ngậy, việc này cũng phải hết sức khéo léo vì nếu quá lửa trứng sẽ cháy nát hết. Sau khi nhân bánh được chuẩn bị xong người ta sẽ tiến hành làm bánh. Bột gạo được dát mỏng vừa phải, dày cỡ nửa phân rồi áp vào lá vả non.

Tiếp đến là cho trứng kiến đã xào rải đều trên mặt miếng bột, sau đó gói miếng bột vào để bọc lấy nhân bánh, để bánh được đẹp hơn người ta cố gắng thật khéo tay để bánh được vuông vức. Cuối cùng là bọc bên ngoài một lớp lá vả bánh tẻ rồi cho vào nồi đồ như đồ xôi độ 30 phút là chín. Theo bà con người Tày đối với bánh trứng kiến không thể thay lá vả bằng loại lá khác. Khi ăn cũng đừng tìm cách bóc tách lớp lá vả non bên trong đi bởi phải ăn cả lớp lá này thì bánh mới bùi và ngon hơn rất nhiều, mà có muốn bóc cũng rất khó bởi lá vả non sau khi được hấp chín đã dính chặt vào bánh.

Top 10 đặc sản Cao Bằng nổi tiếng mà du khách nên thử Top 10 đặc sản Cao Bằng nổi tiếng mà du khách nên thử
Top 10 đặc sản Hà Giang làm quà ai cũng mê Top 10 đặc sản Hà Giang làm quà ai cũng mê
Review du lịch Hà Giang: Top 10 món ăn ngon ở Hà Giang Review du lịch Hà Giang: Top 10 món ăn ngon ở Hà Giang
Lê Mai

Bài viết cùng chủ đề

Review du lịch Bắc Kạn

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Phố Đảo Quán: Khi ẩm thực trở thành ký ức của một vùng quê

Phố Đảo Quán: Khi ẩm thực trở thành ký ức của một vùng quê

Ẩn mình giữa thôn Hưng Phú, xã Vạn Lộc (huyện Hậu Lộc), nay là xã Vạn Lộc, tỉnh Thanh Hóa, Phố Đảo Quán không chỉ là một nhà hàng phục vụ ẩm thực mà còn là nơi gìn giữ những dư vị xưa cũ của vùng đất từng được gọi là “Làng Đảo”.
Nhân lực du lịch thiếu hụt: Rào cản tăng trưởng bền vững

Nhân lực du lịch thiếu hụt: Rào cản tăng trưởng bền vững

Sự phục hồi mạnh mẽ của ngành du lịch Việt Nam đang mở ra nhiều cơ hội, nhưng cũng kéo theo thách thức lớn về nhân lực. Nếu không nhanh chóng tái cấu trúc đào tạo, Việt Nam khó giữ vững vị thế điểm đến hấp dẫn toàn cầu.
Miễn thị thực - Chìa khóa mở rộng thị trường du lịch châu Âu

Miễn thị thực - Chìa khóa mở rộng thị trường du lịch châu Âu

Chính sách miễn thị thực 45 ngày cho Ba Lan, Thụy Sĩ và Séc đang phát huy hiệu quả, góp phần tăng trưởng khách quốc tế. Đây không chỉ là giải pháp kích cầu ngắn hạn, mà còn mở ra cơ hội để du lịch Việt Nam tăng tốc tại thị trường châu Âu.
Trải nghiệm bản sắc: Lối đi bền vững cho du lịch Việt

Trải nghiệm bản sắc: Lối đi bền vững cho du lịch Việt

Sau sáp nhập địa giới hành chính, ngành du lịch Việt Nam đang tái định hình sản phẩm theo hướng trải nghiệm – kết nối liên vùng – tích hợp văn hóa, thiên nhiên và nghệ thuật, nhằm tạo lợi thế cạnh tranh bền vững trên bản đồ du lịch quốc tế.
Công nghệ và cộng đồng: Hai trụ cột giữ hồn di sản số

Công nghệ và cộng đồng: Hai trụ cột giữ hồn di sản số

Ứng dụng công nghệ hiện đại vào di sản đang mở ra những trải nghiệm mới, nhưng chỉ có thể phát huy hiệu quả khi cộng đồng cùng tham gia. Cần kết hợp công nghệ, con người và chính sách trong cùng một hệ sinh thái bảo tồn di sản thích ứng và phát triển bền vững.
Du lịch xanh chỉ bền khi cộng đồng cùng nhập cuộc

Du lịch xanh chỉ bền khi cộng đồng cùng nhập cuộc

Dù được xem là hướng đi bền vững của ngành du lịch, nhiều mô hình du lịch xanh hiện nay vẫn thiếu sự tham gia thực chất từ người dân và du khách – hai mắt xích quan trọng quyết định chất lượng, sức sống và khả năng lan tỏa của hành trình xanh.
Nhà hàng Bãi Đá – Nét chấm phá tinh hoa ẩm thực du lịch biển Hải Tiến

Nhà hàng Bãi Đá – Nét chấm phá tinh hoa ẩm thực du lịch biển Hải Tiến

Giữa bức tranh du lịch đang chuyển mình mạnh mẽ của biển Hải Tiến (Thanh Hóa), Nhà hàng Bãi Đá nổi bật như một dấu ấn khác biệt – nơi giao thoa giữa tinh hoa ẩm thực địa phương và trải nghiệm nghỉ dưỡng đẳng cấp. Không đơn thuần là một điểm dừng chân cho du khách, Bãi Đá đang từng bước định hình thương hiệu riêng biệt: "Hải sản tươi – không gian thực – dịch vụ tận tâm".
Di sản thứ 9 khẳng định vị thế văn hóa Việt Nam

Di sản thứ 9 khẳng định vị thế văn hóa Việt Nam

Việc UNESCO ghi danh Quần thể Yên Tử – Vĩnh Nghiêm – Côn Sơn, Kiếp Bạc là Di sản Văn hóa Thế giới không chỉ là niềm tự hào dân tộc mà còn góp phần nâng cao vị thế Việt Nam trên bản đồ di sản nhân loại.
Du lịch cao cấp Việt Nam cần bước chuyển chiến lược

Du lịch cao cấp Việt Nam cần bước chuyển chiến lược

Phân khúc du lịch hạng sang được đánh giá là “mỏ kim cương lộ thiên” nếu được khai thác bài bản. Việt Nam đang đứng trước cơ hội vươn mình mạnh mẽ với hướng đi chuyên biệt, hệ sinh thái đồng bộ và chiến lược dài hạn cho thị trường cao cấp.
Khơi dậy sức mạnh thương hiệu quốc gia Việt Nam

Khơi dậy sức mạnh thương hiệu quốc gia Việt Nam

Xây dựng thương hiệu quốc gia là bước đi chiến lược để nâng cao vị thế Việt Nam trên trường quốc tế. Đã đến lúc cần một thông điệp xuyên suốt, hiện đại, truyền cảm hứng và lan tỏa mạnh mẽ từ chính bản sắc văn hóa Việt.
Mở đường bay – Nâng tầm thương hiệu du lịch quốc gia

Mở đường bay – Nâng tầm thương hiệu du lịch quốc gia

Sự bùng nổ mạng bay quốc tế của các hãng hàng không Việt không chỉ mở ra cơ hội tăng trưởng về doanh thu, mà còn trở thành chiến lược dài hạn để định vị thương hiệu du lịch quốc gia trên bản đồ thế giới. Từ châu Á, châu Âu đến châu Đại Dương, việc khai trương hàng loạt đường bay thẳng đang góp phần đưa hình ảnh Việt Nam đến gần hơn với bạn bè quốc tế – nhanh chóng, thuận tiện và ấn tượng hơn bao giờ hết.
Từ chính sách đến thị trường: Du lịch sẵn sàng bứt phá

Từ chính sách đến thị trường: Du lịch sẵn sàng bứt phá

Từ điều chỉnh chính sách thị thực đến mở rộng xúc tiến tại các thị trường trọng điểm, ngành du lịch Việt Nam đang tạo đà tăng trưởng mới, hướng tới mục tiêu đón 22–23 triệu lượt khách quốc tế trong năm 2025 và định vị lại thương hiệu trên bản đồ du lịch thế giới.
Du lịch Việt Nam cần chạm tới cảm xúc du khách

Du lịch Việt Nam cần chạm tới cảm xúc du khách

Để giữ chân du khách trong bối cảnh cạnh tranh toàn cầu, du lịch Việt Nam cần kiến tạo hành trình chạm tới cảm xúc – kết nối chiều sâu văn hóa bản địa với công nghệ kể chuyện hiện đại – thay vì chỉ dừng lại ở cảnh quan hay trải nghiệm bề nổi đơn thuần.
Thương hiệu du lịch mới: Định vị từ không gian sáp nhập

Thương hiệu du lịch mới: Định vị từ không gian sáp nhập

Việc tái sắp xếp địa giới hành chính không chỉ mở rộng không gian phát triển mà còn tạo điều kiện để ngành du lịch định vị lại thương hiệu, tích hợp tài nguyên và phát triển sản phẩm đa dạng, bền vững – đưa Việt Nam trở thành điểm đến hấp dẫn trong kỷ nguyên mới.
Hệ sinh thái quyết định sức bật du lịch xanh

Hệ sinh thái quyết định sức bật du lịch xanh

Du lịch xanh đang lên ngôi nhưng vẫn phát triển chậm do thiếu một hệ sinh thái đồng bộ. Từ hạ tầng, nhân lực đến chính sách và vai trò của du khách, tất cả cần được kết nối để tạo đột phá bền vững cho ngành du lịch Việt Nam.
Don Quảng Ngãi - hương vị nhỏ bé mà khó quên

Don Quảng Ngãi - hương vị nhỏ bé mà khó quên

Chỉ dài chưa đến 2 cm, vỏ mỏng manh, con don bình dị của sông Trà, sông Vệ lại làm say lòng bao thế hệ. Don không chỉ là món ngon mà còn là nỗi nhớ của người con Quảng Ngãi nơi xa.
Du lịch Việt Nam tăng trưởng ngoạn mục, vượt mốc vàng trước đại dịch: Thị trường nào đang dẫn đầu?

Du lịch Việt Nam tăng trưởng ngoạn mục, vượt mốc vàng trước đại dịch: Thị trường nào đang dẫn đầu?

Trong 6 tháng đầu năm 2025, du lịch Việt Nam đã ghi nhận mức tăng trưởng vượt bậc, đón tới 10,7 triệu lượt khách quốc tế – không chỉ tăng gần 21% so với cùng kỳ năm trước mà còn vượt xa thời điểm "hoàng kim" trước đại dịch Covid-19. Trong bức tranh hồi phục ấn tượng đó, các thị trường Đông Bắc Á tiếp tục khẳng định vai trò dẫn dắt, đồng thời mở ra nhiều kỳ vọng cho ngành công nghiệp không khói của Việt Nam trong nửa cuối năm.
Từ chính sách visa đến đường bay mới: Động lực kép giúp du lịch Việt Nam bứt tốc

Từ chính sách visa đến đường bay mới: Động lực kép giúp du lịch Việt Nam bứt tốc

Du lịch Việt Nam đang vươn lên mạnh mẽ nhờ hiệu ứng tích cực từ cải cách chính sách thị thực và mở rộng mạng bay quốc tế. Đây là hai đòn bẩy quan trọng tạo nên bước tiến dài về lượng khách, đồng thời mở ra dư địa mới cho phát triển giá trị và thương hiệu điểm đến quốc gia.
Bắp sấy bò khô Đà Nẵng: Giòn tan hương vị, đậm đà ký ức

Bắp sấy bò khô Đà Nẵng: Giòn tan hương vị, đậm đà ký ức

Với hạt bắp giòn rụm, bò khô đậm đà, lá chanh thơm nồng, bắp sấy bò khô Đà Nẵng đã chinh phục bao tín đồ ẩm thực và gợi về những ký ức tuổi thơ hồn nhiên, khó quên.
Cơm hến xứ Huế có gì mà quyến rũ đến lạ?

Cơm hến xứ Huế có gì mà quyến rũ đến lạ?

Mộc mạc từ nguyên liệu đến cách làm, nhưng cơm hến lại mang hương vị đặc biệt, trở thành niềm tự hào của người dân bên dòng Hương Giang.
Cháo canh – hương vị bình dị níu chân du khách

Cháo canh – hương vị bình dị níu chân du khách

Là món ăn sáng quen thuộc của người dân địa phương, cháo canh Quảng Bình (nay thuộc Quảng Trị) không chỉ là một món ăn mà còn là phần ký ức đậm đà của miền Trung nắng gió.
Du lịch Việt hậu sáp nhập: Thời cơ vàng hay bài toán phối hợp?

Du lịch Việt hậu sáp nhập: Thời cơ vàng hay bài toán phối hợp?

Sáp nhập tỉnh không chỉ mở rộng không gian hành chính mà còn tạo cơ hội hình thành các vùng du lịch đa trung tâm. Nhưng thời cơ chỉ biến thành kết quả nếu có chiến lược điều phối vùng hiệu quả và định vị thương hiệu thống nhất.
Giữ hồn di sản trong không gian mới: Chìa khóa phát triển bền vững sau sáp nhập tỉnh

Giữ hồn di sản trong không gian mới: Chìa khóa phát triển bền vững sau sáp nhập tỉnh

Sau sáp nhập tỉnh, các cụm di sản không chỉ là tài sản của quá khứ mà cần trở thành nền tảng cho phát triển bền vững. Chuyển hóa giá trị văn hóa thành động lực sáng tạo chính là chìa khóa để định hình mô hình tăng trưởng mang bản sắc và chiều sâu.
Bún bò Đò Trai – Hương vị quê Hà Tĩnh đậm đà khó quên

Bún bò Đò Trai – Hương vị quê Hà Tĩnh đậm đà khó quên

Từ làng quê Đức Thịnh, món bún bò Đò Trai gây ấn tượng bởi sợi bún thủ công nâu đặc trưng, nước dùng thanh ngọt, thịt bò săn chắc – tất cả tạo nên hương vị đậm đà khó quên.
Du lịch xanh trở thành chiến lược thương hiệu mới

Du lịch xanh trở thành chiến lược thương hiệu mới

Du lịch hè 2025 ghi nhận sự trở lại ấn tượng của thị trường nội địa với làn sóng sản phẩm xanh, thân thiện môi trường và đậm bản sắc. Những giá trị bền vững đang định hình lại cách doanh nghiệp xây dựng thương hiệu và tiếp cận nhu cầu du khách hiện đại.
Đưa du lịch tàu biển thành ngành mũi nhọn

Đưa du lịch tàu biển thành ngành mũi nhọn

Chi tiêu cao, thời gian lưu trú dài và khả năng lan tỏa rộng, du lịch tàu biển đang trở thành lĩnh vực tiềm năng đặc biệt. Nhưng muốn phát triển xứng tầm, cần coi đây là ngành kinh tế chiến lược với quy hoạch và chính sách đầu tư bài bản.
Thể thao – Giải trí – Du lịch: Tam giác chiến lược nâng tầm thương hiệu điểm đến Việt Nam

Thể thao – Giải trí – Du lịch: Tam giác chiến lược nâng tầm thương hiệu điểm đến Việt Nam

Sự xuất hiện liên tiếp của các ngôi sao thể thao, nghệ sĩ quốc tế và doanh nhân hàng đầu thế giới tại Việt Nam đang mở ra một hướng đi mới cho ngành du lịch: kết hợp thể thao – giải trí – du lịch thành tam giác chiến lược, tạo bệ phóng cho thương hiệu điểm đến quốc gia.
Những đặc sản níu chân du khách khi đến Phú Yên

Những đặc sản níu chân du khách khi đến Phú Yên

Tân hoa hậu Việt Nam 2024 Hà Trúc Linh đến từ Phú Yên – vùng đất không chỉ nổi tiếng bởi cảnh đẹp yên bình mà còn níu chân du khách bằng những món đặc sản mang đậm hương vị miền biển.
Sun Group khởi công Tổ hợp nghỉ dưỡng khoáng nóng lớn nhất miền Bắc tại Hòa Bình

Sun Group khởi công Tổ hợp nghỉ dưỡng khoáng nóng lớn nhất miền Bắc tại Hòa Bình

Ngày 26/6, tại huyện Kim Bôi và Lạc Sơn (tỉnh Hòa Bình), Tập đoàn Sun Group phối hợp cùng chính quyền địa phương tổ chức Lễ khởi công Tổ hợp nghỉ dưỡng khoáng nóng lớn nhất miền Bắc với quy mô 584,73 ha, tổng mức đầu tư lên đến hơn 21.000 tỷ đồng.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

tap-doan-son-ha
eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
gleximco
meji
Phiên bản di động