Về thăm Cao Bằng - mảnh đất địa linh nhân kiệt ở vùng Đông Bắc Review du lịch Hòa Bình: Khám phá cái nôi của nền văn hóa Mường Review du lịch Hà Giang: Hà Giang – Vùng đất địa đầu Tổ quốc |
Giới thiệu đôi nét về Bắc Kạn
Bắc Kạn là một tỉnh thuộc vùng Đông Bắc Việt Nam. Phía bắc giáp tỉnh Cao Bằng, phía đông giáp tỉnh Lạng Sơn, phía nam giáp tỉnh Thái Nguyên và phía tây giáp tỉnh Tuyên Quang. Diện tích đất tự nhiên 4.859 km2, dân số 313.084 người, gồm 7 dân tộc anh em (Tày, Nùng, Kinh, Dao, H’mông, Hoa và Sán Chay) sinh sống, trong đó dân tộc thiểu số chiếm hơn 80%.
Bắc Kạn là tỉnh giàu tiềm năng du lịch bởi sự phong phú của tài nguyên, khoáng sản và nền văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc miền núi đông bắc Việt Nam. Bắc Kạn được tự nhiên ưu đãi cho nhiều tiềm năng phát triển kinh tế xã hội với nguồn tài nguyên rừng, đất rừng, khoáng sản phong phú và vườn Quốc gia Ba Bể, nơi có hồ Ba Bể – một trong 20 hồ nước ngọt lớn trên thế giới…
Bản Du Lịch Pác Ngòi Bắc Kạn |
Vào thời đại các vua Hùng dựng nước, Bắc Kạn thuộc bộ Vũ Định (một trong 15 bộ của Văn Lang). Dưới thời thuộc Đường nơi đây là đất châu Võ Nga. Từ thời Lý, khi ông cha ta bắt đầu đầu xây dựng và phát triển nhà nước phong kiến Trung ương tập quyền, Bắc Kạn thuộc châu Thái Nguyên đời Trần.
Trong buổi đầu thời Lê, đây là vùng đất thuộc Bắc đạo. Năm Quang Thuận thứ 7 (1466) đất Bắc Kạn thuộc Thái Nguyên Thừa tuyên, rồi Ninh Sóc Thừa tuyên năm Quang Thuận thứ 10 (1469). Năm Hồng Đức thứ 21 (1490) phủ Thông Hóa (gồm huyện Cảm Hóa và châu Bạch Thông) thuộc xứ Thái Nguyên đất Bắc Kạn.
Đảo Bà Góa Bắc Kạn |
Bắc Kạn là một trong những địa bàn được coi là “miền quan yếu” ở phía Bắc, có vị trí rất quan trọng về chính trị – quân sự. Chính vì vậy, trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc, nhân dân Bắc Kạn luôn sát cánh cùng nhân dân cả nước đánh bại nhiều đạo quân xâm lược hung hãn. Trong các cuộc kháng chiến chống quân xâm lược phương Bắc từ Tần, Hán, đến Tống, Nguyên, Minh, Thanh… các thế hệ đồng bào các dân tộc tỉnh Bắc Kạn luôn có mặt trong những đội quân chống xâm lược.
Thác Nà Khoang Bắc Kạn |
Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, tỉnh Bắc Kạn được Trung ương Đảng chọn xây dựng thành khu an toàn (ATK). Với vai trò là căn cứ địa cách mạng, Bắc Kạn hết lòng cưu mang, đùm bọc, giúp đỡ bộ đội, cơ quan, xí nghiệp, kho tàng của Trung ương sơ tán; bảo vệ lãnh tụ, bảo vệ các cơ quan lãnh đạo Đảng, Nhà nước… Trong chiến dịch Việt Bắc (Thu – Đông năm 1947), nhiều gương chiến đấu, hy sinh oanh liệt được cả nước biết đến, nhiều tên núi, tên sông đã trở thành địa danh lịch sử, gắn với những chiến công hiển hách như Phủ Thông, Đèo Giàng…
Vườn Quốc Gia Ba Bể Bắc Kạn |
Hiện nay, Bắc Kạn có 11 di tích lịch sử cách mạng và kháng chiến được Nhà nước công nhận. Đó là Nà Tu, nơi Tổng đội Thanh niên xung phong đóng quân. Chợ Đồn là nơi có nhiều di tích lịch sử như: Bản Ca, xã Bình Trung là nơi Bác Hồ đã từng ở và làm việc cuối năm 1947; Khuổi Linh xã Lương Bằng là nơi cơ quan Trung ương Đảng đứng chân cuối năm 1949 đầu năm 1951 và Tổng Bí thư Trường Chinh đã sống, làm việc. Đồi Nà Pậu có lán làm việc của Bác Hồ cuối năm 1950 đầu năm 1951; Bản Bằng xã Nghĩa Tá trước năm 1945 đại tướng Võ Nguyên Giáp từng sống và làm việc…
Khoảng cách từ Hà Nội đến Bắc Kạn bao nhiêu km?
Bắc Kạn cách Hà Nội khoảng 150km thông qua tuyến QL3 đi qua Thái Nguyên. Trước đây, từ Hà Nội lên Bắc Kạn thường mất khoảng 4-5 tiếng do QL3 là tuyến đường khá nhỏ, mật độ phương tiện nhiều. Tuy nhiên, hiện tại tuyến đường cao tốc Hà Nội – Thái Nguyên – Chợ Mới đã được khai thông nên thời gian lên đến Bắc Kạn chỉ còn khoảng hơn 2 tiếng. Du khách có thể di chuyển đến bằng nhiều loại hình phương tiện như: Ô tô riêng xe máy, xe khách,…
Di chuyển bằng phương tiện cá nhân
Di chuyển bằng xe máy |
Tuyến đường thứ nhất: Tuyến đường dành cho ô tô
Xuất phát từ nội thành Hà Nội du khách đi theo hướng vành đai 3 để tới cầu Thanh Trì, đi qua cầu theo hướng cao tốc Hà Nội – Thái Nguyên. Đi hết đoạn cầu đó, khi tới được thành phố Thái Nguyên thì rẽ sang hướng quốc lộ 3 và đi tiếp khoảng 70km nữa là tới địa phận của tỉnh Bắc Kạn rồi đó.
Tuyến đường thứ hai: Tuyến đường dành cho cả ô tô và xe máy
Tuyến đường đưa vào khai thác rút ngắn thời gian từ Hà Nội đi Bắc Kạn chỉ còn khoảng hơn 2 tiếng |
Đường đi từ Hà Nội tới Bắc Kạn bằng xe máy có độ dài khoảng 160km. Du khách đi từ nội thành Hà Nội để tới cầu Nhật Tân, sau đó đi vào quốc lộ 3. Du khách cứ đi thẳng theo hướng này là sẽ tới tớ được tỉnh Bắc Kạn đó.
Chú ý: Tuyến đường từ Hà Nội tới Bắc Kạn không quá xa nhưng du khách phải chú ý hết sức thật cẩn thận và chấp hành đầy đủ luật lệ an toàn giao thông nhé. Tuyến đường mà du khách đang đi là theo hướng quốc lộ 3 vì vậy khá đông dân cư và có nhiều đoạn khó đi nên hãy quan sát thật kỹ lưỡng và cẩn thận, tránh xảy ra tình trạng đáng tiếc.Và đừng quên mang theo bản đồ đường đi từ Hà Nội đến Bắc Kạn để dễ tìm đường nhé.
Di chuyển bằng phương tiện Cộng đồng
Tuy nhiên đoạn đường đi bằng ô tô hay xe máy khá là nguy hiểm vì vậy du khách có thể lựa chọn những hình thức khác để tới được Bắc Kạn như xe khách. Địa danh này không có sân bay cũng như tuyến đường sắt, nên có lẽ xe khách là phương tiện thích hợp nhất đó.
Nếu xuất phát từ Hà Nội, du khách đến bến xe Mỹ Đình để mua vé đi Bắc Kạn, giá vé khoảng 170.000 VNĐ/người. Khi xuống đến Bắc Kạn thì du khách có thể đi thẳng vào thành phố thuê xe máy để thuận tiện cho chuyến hành trình du lịch, khám phá Bắc Kạn của mình.
Một số lưu ý khi đi du lịch Bắc Kạn
Đường Thái Nguyên – Chợ Mới được thiết kế 2 làn xe ô tô với 2 làn xe thô sơ, bề rộng làn đường 12m |
Khi du khách đi du lịch Bắc Kạn hay bất cứ địa danh nào du khách cũng cần lưu ý một số điều sau để giúp chuyến đi diễn ra tốt nhất.
Du khách nên chuẩn bị cho mình đầy đủ hành trang như quần áo, giày dép, các đồ dùng cá nhân trước khi đi du lịch nhé, tránh tình trạng thiếu thốn và phải đi mua ngoài rất bất tiện.
Du khách nên đề phòng trường hợp bị ốm hoặc sơ xuất dẫn đến chảy máu. Nếu có thể hãy mang đi một ít thuốc cảm cúm, thuốc ho, băng gâu đề phòng nhé.
Hãy lên cho mình một lịch trình cụ thể trước chuyến đi để tránh tình trạng không biết phải đi đâu, không biết địa điểm đó có gì đẹp không…
Du khách cần mang theo bên mình một chiếc bản đồ nhỏ để tiện cho việc đi lại, tránh bị lạc đường nha. Ngoài ra, nếu du khách có Smartphone thì hãy bật GPS để được chỉ đường đến tận nơi nhé.
Trước khi đi du lịch các bạn hãy chú ý theo dõi dự báo thời tiết để đề phòng mưa gió nhé. Quãng đường di chuyển đến Bắc Kạn khá là nguy hiểm và tại điểm đến cũng có nhiều sông, hồ lắm đó.
Về thăm Cao Bằng - mảnh đất địa linh nhân kiệt ở vùng Đông Bắc |
Khám phá Lai Châu - Vẻ đẹp nơi cuối trời Tây Bắc |
Review du lịch Sơn La: Khám phá vùng đất sinh sống lâu đời của 12 dân tộc |