Đặc điểm của cây tỏi
Tỏi hay còn được goi với các tên gọi khác như: hành đỏ, hành lào, hành ba rô, tỏi lào, sâm đại hành. Tên khoa học là: Allium sativum. Là một loại thực vật thuộc họ Hành.
Tỏi là cây thân thảo sống hàng năm, cao khoảng 30 – 40 cm. Thân cây phát triển từ dưới mặt đất, thẳng và có màu xanh nhạt. Thân cây là sự kết hợp của các bẹ lá cuộn vào nhau tạo thành thân tỏi.
Lá tỏi có hình dẹt, dài khoảng từ 15 – 30 cm và rộng khoảng 1 - 2 cm. Lá có kết cấu mỏng mịn và hơi bóng, bề mặt nhẵn. Lá tỏi có màu xanh đậm, màu sắc có thể nhạt dần về phía ngọn. Lá mọc xen kẽ nhau và ôm sát thân.
Hoa tỏi thường mọc thành cụm hình cầu ở đầu ngọn thân cây, ít phổ biến trong quá trình trồng tỏi vì cây thường thu hoạch lấy củ, khi chưa đến thời gian ra hoa. Hoa có màu trắng hoặc hồng nhạt, hoa nhỏ và mọc thành tán.
Cây tỏi thường không tạo quả khi được trồng phổ biến.
Củ tỏi hình tháp gồm nhiều cành con gọi là nhánh tỏi, kích cỡ to nhỏ không đều nhau, xếp ép vào nhau quanh một trục lõi tạo thành một củ lớn. Mỗi nhánh tỏi được bao bọc một lớp vỏ ngoài màu trắng hoặc hơi tím hồng. Bên trong củ tỏi có màu trắng đục hơi ngả sang vàng.
Cây tỏi dễ trồng nên được trồng ở nhiều nơi. Có thể trồng trên đất cát hoặc đất thịt đều được. Tại Việt Nam nổi tiếng với Tỏi Lý Sơn (Quảng Ngãi).
Củ tỏi thường được thu hoạch sau khi trồng 125-130 ngày. Nhổ cả cây, rũ sạch đất, bó thành bó nhỏ treo trên dây hoặc sào nơi thoáng mát.
Thành phần dưỡng chất có trong tỏi
Trong 100g tỏi sống bao gồm:
Năng lượng: 623 calo
Cacbohydrat: 33g
Lipid: 0,5g
Đạm: 6,39g
Canxi: 181mg
Sắt: 1,7mg
Magie: 25mg
Photpho: 153mg
Kali: 40mg
Vitamin C: 31,2 mg
Và còn một số chất bổ dưỡng khác cho cơ thể.
Công dụng của cây tỏi đối với sức khoẻ
Tỏi có vị cay, tính ôn, hơi độc, vào hai kinh Can, Vị. Vì vậy tỏi không chỉ được sử dụng làm gia vị mà còn là vị thuốc chữa bệnh.
Tăng cường khả năng miễn dịch
Tỏi chứa allicin, một hợp chất có hoạt tính sinh học mạnh mẽ được hình thành khi tỏi được cắt hoặc nghiền nát. Allicin có đặc tính chống viêm và kháng khuẩn, giúp bảo vệ cơ thể khỏi vi khuẩn và virus gây bệnh. Ngoài ra, tỏi cũng chứa các vitamin như vitamin C và vitamin B6, cùng với khoáng chất như selen, giúp củng cố hệ miễn dịch, tăng cường sức đề kháng và ngăn ngừa nhiễm trùng.
Giàu chất chống oxy hóa
Tỏi rất giàu các chất chống oxy hóa như flavonoid và phenolic, giúp trung hòa các gốc tự do trong cơ thể. Điều này có thể giảm căng thẳng oxy hóa và viêm nhiễm, từ đó làm giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính như ung thư, bệnh tim và bệnh Alzheimer. Chất chống oxy hóa trong tỏi còn giúp bảo vệ tế bào khỏi tổn thương và tăng cường sức khỏe tổng thể.
Ổn định huyết áp
Các nghiên cứu chỉ ra rằng tỏi có thể giúp điều chỉnh huyết áp nhờ vào khả năng làm giãn mạch máu và cải thiện tuần hoàn. Hợp chất sulfur trong tỏi, đặc biệt là allicin, có thể giúp giảm huyết áp tâm thu và tâm trương. Người dùng có thể tiêu thụ tỏi sống hoặc thêm vào các món ăn như salad và súp để tận dụng lợi ích này.
Hỗ trợ cải thiện mức cholesterol
Tỏi có khả năng giảm mức cholesterol xấu và tăng mức cholesterol tốt. Điều này nhờ vào các hợp chất như ajoene, có tác dụng làm giảm tổng lượng cholesterol trong máu và ngăn ngừa sự hình thành mảng bám trong động mạch, từ đó giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Giảm viêm
Tỏi chứa các hợp chất như diallyl disulfide, có tác dụng chống viêm hiệu quả. Viêm mãn tính có thể dẫn đến nhiều bệnh lý như tiểu đường, bệnh tim và một số loại ung thư.
Hỗ trợ giải độc
Tỏi có khả năng kích thích hoạt động của các enzyme gan, giúp tăng cường quá trình giải độc tự nhiên của cơ thể. Selenium và vitamin C trong tỏi cũng hỗ trợ trong việc loại bỏ độc tố và bảo vệ tế bào khỏi tổn thương do các chất độc hại.
Thúc đẩy tái tạo tế bào
Tỏi giúp cải thiện khả năng tái tạo tế bào nhờ vào hàm lượng cao hợp chất lưu huỳnh, chất chống oxy hóa và các vitamin như B1 và B6. Các hợp chất này có thể giúp bảo vệ tế bào khỏi tổn thương do căng thẳng oxy hóa, thúc đẩy quá trình phục hồi và tái tạo mô.
Tăng cường sức khỏe xương
Tỏi có chứa các khoáng chất thiết yếu như mangan và selen, có vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe xương. Nghiên cứu cho thấy rằng tiêu thụ tỏi có thể làm tăng mật độ khoáng xương và giảm nguy cơ loãng xương, đồng thời hỗ trợ cơ thể trong việc hấp thụ canxi hiệu quả hơn.
Một số lưu ý khi dùng tỏi
Tỏi có nhiều lợi ích đối với sức khoẻ, tuy nhiên không sử dụng tỏi quá nhiều, bởi vì khi sử dụng quá nhiều sẽ gây hại đến sức khoẻ.
Gây nóng trong người bởi tỏi vốn có tính cay nóng, do đó không tốt cho gan nếu như người bệnh đang có vấn đề về gan.
Tỏi có chứa các hoạt chất khiến mắt tiết dịch nhầy, vì vậy người có thị lực kém hoặc đang mắc bệnh về mắt không nên sử dụng.
Thể trạng suy yếu, bị suy giảm hệ miễn dịch cũng không được khuyến khích ăn tỏi. Bởi điều này sẽ khiến tình bệnh sẽ trở nên nặng hơn và không thể chữa được.
Tuyệt đối không ăn tỏi sống khi đang đói bụng. Nó có thể khiến tăng tiết axit dạ dày, gây viêm loét dạ dày cho bạn.
Người bị tiêu chảy cấp, đau dạ dày không nên ăn tỏi bởi nó sẽ làm tình trạng bệnh trở nên nặng hơn, thậm chí gây phù niêm mạc dạ dày và ruột.