Tham quan nhà thờ đá Sapa – Kiến trúc châu Âu giữa núi rừng Tây Bắc

Sapa thường được khách du lịch gọi bằng một cái tên khác là “thị trấn trong mây”, còn nhà thờ đá Sapa chính là “nét chấm phá” tô điểm cho thị trấn nhỏ này thêm phần kỳ bí, huyền ảo.
Sa Pa mùa thu “bỏ bùa” du khách Chiêm ngưỡng bản Sín Chải thơ mộng Khám phá Hang Tiên - “Hạ Long thu nhỏ” ở Sapa
Nhà thờ đá Sapa – Kiến trúc châu Âu giữa núi rừng Tây Bắc

Những nét đẹp cuốn hút của nhà thờ đá

Nhà thờ đá được biết đến như một điểm nhấn đầu tiên của thị trấn du lịch Sapa với những dấu ấn còn mang đậm lối kiến trúc của người Pháp, của những năm kháng chiến xâm lược. Sở dĩ, nhà thờ đá thu hút được sự chú ý không chỉ của người dân địa phương mà cả khách du lịch Không chỉ bởi vẻ đẹp lộng lẫy, đầy trang trọng mà còn vì vị trí tọa lạc vô cùng đắc địa khi phía sau lưng là dãy núi Hàm Rồng nổi tiếng che chắn, còn phía trước là một khu đất rộng, bằng phẳng là điểm đến sinh hoạt của bà con đồng bào dân tộc thiểu số nơi đây.

Nhiều người đã nhận xét nhà thờ đá Sapa là công trình có tiềm năng phát triển du lịch vô cùng lớn. Hay nói cách khác là có thể trở thành công trình văn hóa phục vụ hoạt động xã hội cho người dân địa phương nhằm quảng bá tín ngưỡng, văn hóa và lối sống của đồng bào người dân tộc đến nhiều hơn với du khách phương xa. Chính vì thế, nhà thờ đá Sapa đã trở thành một trong những điểm đến không thể bỏ qua cho bất kỳ ai ghé Sapa du lịch.

Vị trí tọa lạc của nhà thờ đá

Nhà thờ đá Sapa – Kiến trúc châu Âu giữa núi rừng Tây Bắc
Nhà thờ đá mang một vẻ đẹp thu hút khách du lịch đến kỳ lạ

Địa thể của Nhà thờ đá từ rất lâu đã được chọn lựa một cách vô cùng kỹ càng, nằm ngay tại vị trí trung tâm có thể thu hút được ánh nhìn của người qua kẻ lại. Cả bốn phía của nhà thờ đều có khả năng nhìn ra được các di tích nổi tiếng và hai công trình khác cũng được chính người Pháp xây dựng là căn biệt thự Chủ Câu nay đã trở thành khách sạn Hồng Liên và Khu huyện ủy cũ nay là Trụ sở Trung tâm Thông tin Du lịch Lào Cai. Những công trình kiến trúc này khi kết hợp với nhà thờ đá Sapa mọc lên sừng sững ngay giữa đại lộ đã tạo ra một hình tam giác cân mà hễ ai tham quan một trong ba nơi này cũng phải ghé hai điểm tham quan còn lại.

Thật ra, nhà thờ đá không chỉ thể hiện được sự đầu tư và tâm huyết của người xây dựng thông qua những bề nổi hiện hữu một cách dễ dàng đó mà còn nằm ở những ý nghĩa sâu xa về phong thủy, tâm linh. Theo như tài liệu ghi lại thì địa thể và vị trí tọa lạc của nhà thờ đá mang một ý nghĩa tâm linh rất đỗi quan trọng đối với người Công giáo mà thông qua đó, người ta quan niệm rằng, đầu nhà thờ quay về hướng Đông tượng trưng cho việc đón nguồn sáng linh thiên của Thiên Chúa khi mặt trời bắt đầu xuất hiện. Còn phần cuối, tức là Khu tháp chuông lại hướng về phía Tây, hướng ra đời của Chúa Kito.

Nhà thờ đá Sapa – Kiến trúc châu Âu giữa núi rừng Tây Bắc
Mặt bên nhà thờ đá Sapa với các cửa sổ kính màu, mô tả cuộc đời Đức Chúa

Từ đó, sẽ thấy được rằng, nhà thờ đá đâu chỉ đơng giản là một biểu tượng du lịch của thị trấn mà còn phản ánh quan niệm tín ngưỡng Công giáo của người dân địa phương vô cùng thú vị.

Vì nằm ngay vị trí trung tâm nên du khách có thể chọn hình thức đi bộ từ trung tâm đến nhà thờ đá để có thể tiết kiệm được chi phí mà đỡ phải gửi xe. Điều đặc khi đi bộ du khách sẽ cảm nhận được hết vẻ đẹp cũng như khí hậu se se lạnh của thị trấn này. Dưới đây là bản đồ dẫn đường từ trung tâm thị trấn Sapa đến nhà thờ đá.

Nhà thờ đá Sapa – Kiến trúc châu Âu giữa núi rừng Tây Bắc
Bản đồ dẫn đường từ trung tâm thị trấn Sapa đến Nhà thờ đá

Lịch sử hình thành của nhà thờ đá Sapa

Nhà thờ đá Sapa – Kiến trúc châu Âu giữa núi rừng Tây Bắc
Các ô cửa kính màu trong nội thất nhà thờ

Trong phần ghi chép về lịch sử nhà thờ đã chỉ rõ, nhà thờ đá được xây dựng dựa trên bản thiết kế của những kiến trúc lừng danh vào giai đoạn đó. Được phân tích kỹ lưỡng để xây dựng công trình hướng về phía mặt trời mọc. Đối với người theo đạo Công Giáo, đây là một trong những điều có ý nghĩa linh thiêng nhất. Hướng về hướng đông nơi dẫn dắt con chiêng đi tìm ánh sáng của Đức Chúa Trời, phần đuôi nhà thờ hướng về phía mặt trời lặn – nơi sinh thành của chúa Kito.

Nhà tờ đá được thiết kế phía trước là một khu đất rộng và khá bằng phẳng, phía sau được che chắn bởi núi Hàm Rồng kì vĩ. Việc chọn vị trí cũng như hướng nhà thờ luôn có một ý nghĩa tâm linh vô cùng quan trọng đối với những người công giáo. Nhà thờ đá cổ được xây dựng với đầu hướng về phía mặt trời mọc – phía Đông bởi theo họ đây là hướng đón nguồn sáng của Thiên Chúa. Cuối nhà thờ là khu Tháp chuông hướng theo phía Tây.

Nhà thờ đá Sapa – Kiến trúc châu Âu giữa núi rừng Tây Bắc

Nhà thờ đá được xây dựng vào những năm 1895, đầu thể kỷ 20 với tên gọi là "nhà thờ Đức Mẹ Mân Côi" và được đưa vào sử dụng vào những năm 1935, công trình này được chính những kiến trúc sư người Pháp, thiết kế và xây dựng. Nhà thờ Sapa này được coi là dấu ấn duy nhất còn vẹn toàn của người Pháp trên mảnh đất Sapa.

Trước khi tiến hành xây dựng, người Pháp đã nghiên cứu rất kỹ để chọn lựa vị trí đắc địa tựa núi, hướng về phía mặt trời mọc để xây nhà thờ. Nhà thờ đá được mệnh danh là biểu tượng kì vĩ của núi rừng Tây Bắc. Trải qua nhiều lần trùng tu, nhà thờ vẫn giữ được vẹn nguyên lối kiến trúc độc đáo, mang đậm phong cách Pháp.

Nhà thờ đá Sapa – Kiến trúc châu Âu giữa núi rừng Tây Bắc
Đến ngay cả góc nghiêng cũng thực sự tinh tế đến từng chi tiết

Nếu quay ngược thời gian, nhìn lại những cốt mốc lịch sử vàng son của dân tộc ta cũng có thể phần nào hiểu được, nhà thờ chính là minh chứng cho những năm tháng chiến đấu thời ấy khi đã cùng người dân đi qua bao nhiêu thăng trầm và biến cổ của lịch sử.

Thời gian đầu khi vừa mới xây dựng, nhà thờ đá cũng giống như bao nhiêu nhà thờ khác với những vị linh mục đáng kính ở lại, phục vụ công việc truyền đạo và dẫn lối cho người dân. Song sau đó, do sự biến động của đất nước, chiến tranh, loạn lạc, nhà thờ Sapa cũng trải qua nhiều biến cố của lịch sử. Kể từ khi xây dựng, nhà thờ Sapa luôn có các linh mục ở tại giáo xứ phục vụ bà con giáo dân. Tuy nhiên những năm chiến tranh liên miên nên dân chúng phải đi sơ tán, giáo xứ hầu như không còn sinh hoạt, nhà thờ, nhà xứ bỏ hoang do sự có mặt của quân đội Nhật. Sau đó, nhà thờ trở thành kho gạo, nhà xứ là trường dạy học.

Nhà thờ đá Sapa – Kiến trúc châu Âu giữa núi rừng Tây Bắc

Phải đến những năm 1995, chính quyền địa phương mới bắt đầu trùng tu nhà thờ lần thứ nhất và đưa nhà thờ vào hoạt động như những ngày tháng đầu tiên. Cũng từ lúc đó mà hai họ đạo của những người dân tộc thiểu số H'Mông với tên gọi là Hầu Thào và Lao Chải được thành lập vào những năm 1992 mới tái lập và bắt đầu sinh hoạt tại nhà thờ.

Đến tháng 5/2006, Nhà thờ đá chính thức có linh mục quản nhiệm và thường trú tại nhà thờ, kết thúc chuỗi ngày tháng bỏ hoang, không hoạt động 60 năm. Và cũng chính năm 2006, nhà thờ đá được trùng tu lần 2 với những sửa chữa, cải thiện phần mái và nền để nhà thờ có được hình hài như ngày hôm nay.

Kiến trúc độc đáo nhà thờ đá

Nhà thờ đá Sapa – Kiến trúc châu Âu giữa núi rừng Tây Bắc
Bên trong nhà thờ đá

Nhà thờ đá Sapa hệt như linh hồn của thành phố sương mờ. Được thiết kế dựa theo lối kiến trúc độc đáo, in đậm dấu ấn của nhà thờ cổ ở phương Tây. Phần vòm cuốn mái nhà thờ và phần đỉnh tháp có dạng hình chóp lồng ghép một cách hoàn hảo giữa cổ điển và hiện đại, giữa sang trọng và thanh thoát. Sự tinh tế trong thiết kế được đặc tả qua từng hoa văn họa tiết nhỏ nhất của nhà thờ.

Nguyên vật liệu xây dựng

Nhà thờ đá Sapa – Kiến trúc châu Âu giữa núi rừng Tây Bắc
Nhà thờ đá Sapa lung linh trong ánh đèn đêm

Nhìn tổng thể thì nhà thờ đá được xây dựng theo lối kiến trúc Gothic La Mã với phần mái nhà, vòm cuốn, tháp chuông,... hình mái vòm vô cùng bay bổng và đẹp mắt. Điều đặc biệt trong cách xây dựng của nhà thờ này đó chính là toàn bộ những bộ phận của nhà thờ đều được xây bằng đá đẽo, trộn hỗn hợp đá vôi, cát, mật mía nên có chất lượng vô cùng tốt cũng như độ vững chắc rất cao.

Phần tường ở cánh thánh giá phái nằm ở phía bên phải nhà thờ được tạo nhám, trông không khác gì những nhũ đá đang rũ xuống ở mấy hang động tự nhiên khá là độc đáo. Đến với phần trần nhà, trước kia được làm bằng vôi rôm, sau này trong quá trình sửa chữa đã được làm mới, nguyên vẹn cho đến thời điểm hiện nay. Bên cạnh đó, khi nhìn lên phần trần nhà, ở phía gác chuông, ta sẽ nhìn thấy phần này được làm hoàn toàn từ hỗn hợp đá vôi, pha với sắt và rơm, bền vững đến nỗi mà đến tận thời điểm hiện tại vẫn chưa cần phải tu sửa một lần nào.

Nhà thờ đá Sapa – Kiến trúc châu Âu giữa núi rừng Tây Bắc
Nhà thờ đá Sapa nhìn từ trên cao

Toàn bộ công trình được làm từ đá đẽo và ghép với nhà nhờ mật mía vôi và cát. Phần trần của nhà thờ được làm từ vôi rơm, gác trong của nhà thờ được kết hợp từ 3 loại vật liệu chính là rơm sắt và vôi. Điều đặc biệt là cho đến ngày nay, phần gác vẫn chưa phải trải qua lần trung tu nào nhưng vẫn giữ được độ chắc chắn và tính thẩm mỹ của nó.

Phần tường cánh thánh giá phái bên phải được tạo nhám như những hàng nhũ đá đổ dài càng tôn lên vẻ đẹp tự nhiên của công trình kiến trúc độc đáo này. Toàn bộ trần của nhà thờ trước kia được làm hoàn toàn bằng vôi rơm nay đã được tu bổ khang tramg hơn. Tuy nhiên, phần trần phía gác chuông vẫn giữ nguyên trạng thái ban đầu, chưa được sửa chữa lần nào vậy nên không gian nơi đây còn lưu lại sự cổ kính, thu hút lạ kì.

Tổng thể khu vực nhà thờ đá

Nhà thờ đá Sapa – Kiến trúc châu Âu giữa núi rừng Tây Bắc

Theo như tính toán và tài liệu ghi chép thì nhà thờ đá có tổng diện tích khoảng 6000 m2, được chia thành nhiều khu gồm: khu nhà thờ, nhà ở thầy tu, dãy nhà xứ, khu chăn nuôi, nhà thiên sứ, sân, khu Vườn Thánh và hàng rào.

Trong đó, khu nhà thiên thần bao gồm: 3 gian tầng trên chuyên để cứu chữa những người bệnh tật hay cho những người lữ hành qua đêm, một tầng hầm, bếp ăn, khu để xác và công trình vệ sinh…

Khu nhà thờ rộng hơn với diện tích 500 m2 gồm 7 gian, phần tháp chuông cao trên 20 m. Bên trong tháp chuông bảo quản một quả chuông được đúc từ năm 1932, nặng 500 kg, cao 1,5 m. Hiện nay, trên quả chuông những thông tin về số người quyên góp tiền để làm quả chuông này vẫn được khắc rõ nét. Phần giá đỡ chuông làm bằng gỗ pơ mu, sau khi được trùng tu vẫn giữ nguyên trạng.

Nhà thờ đá Sapa – Kiến trúc châu Âu giữa núi rừng Tây Bắc
Quảng trường nhà thờ đá Sapa

Di chuyển vào bên trong Nhà thờ đá, du khách sẽ choáng ngợp bởi lối kiến trúc đậm chất châu Âu hoa mỹ. Kiểu hình kiến trúc Gothic La Mã được áp dụng ở từng chi tiết nhỏ.

Phần mái công trình lợp màu đỏ, ốp theo hình tam giác, phía hai rìa ngoài làm thẳng đơn giản. Đá tảng sử dụng cho tường bao xung quanh thay vì gạch, chúng gắn lại với nhau bằng sự tổng hòa của các vật liệu gồm vôi, cát, mật mía.

Màu sơn trắng cho không gian bên trong nhà thờ góp phần tôn lên sự sang trọng, tạo cảm giác nới rộng, thông thoáng. Nhằm giữ gìn vệ sinh, hai bên tường đã được ốp gỗ. Phía trên thiết kế các ô cửa sổ kích thước nhỏ hình bán nguyệt, dùng những miếng kính sắc màu trang trí theo phong cách châu Âu.

Nhà thờ đá Sapa qua 4 mùa du lịch

Nhà thờ đá mang một vẻ đẹp thu hút khách du lịch đến kỳ lạ, khiến cho ai cũng muốn ghé ngang qua đây một lần. Nhưng vấn đề đặt ra ở đây là đến nhà thờ đá lúc nào là hợp lý để có thể cảm nhận được một cách trọn vẹn nhất vẻ đẹp ở đây? Du khách hoàn toàn yên tâm bởi khí hậu ở Sapa sẽ chia theo từng mùa với nhiều nét đẹp đặc trưng khác nhau nên mỗi thời điểm nhà thời đá lại "khoác lên mình" một vẻ đẹp riêng.

Nhà thờ đá Sapa – Kiến trúc châu Âu giữa núi rừng Tây Bắc
Nhà thờ đá Sapa ẩn hiện trong màn sương

Từ tháng 2 đến tháng 4 bắt đầu vào mùa xuân, khi đó cây cối đang đâm chồi nảy lộc, những cung đường có màu hoa anh đào nở rộ. Tiếng chim rừng hót vang sau những mùa say ngủ, mùi Tết đoàn tụ, mùi mùa vụ bội thu. Tất cả những thứ ấy làm con người ta cảm thấy yêu đời và tươi vui đến lạ. Đây cũng là thời điểm nhà thờ đá Sapa thu hút đông khách du lịch tới tham quan nhất.

Bởi không khí ở đây làm người ta cực kỳ dễ chịu khoan khoái, cảm giác như được đặt chân đến cổng thiên đường để hít một bầu không khí thoải mái, thư thái và hăng say. Vào dịp lễ Tết nhiều phiên chợ của người đồng bào miền núi cũng diễn ra rộn ràng tấp nập, du khách có thể hòa vào không khí nô nức của những ngày chợ Tết, nhưng đêm chợ Xuân để thêm trải nghiệm mới.

Nhà thờ đá Sapa – Kiến trúc châu Âu giữa núi rừng Tây Bắc
Mặt sau của nhà thời đá quay về hướng Tây

Vào mùa hạ khoảng từ tháng 5 đến tháng 7, khi những cung đường đều dẫn ta đến những cánh đồng lúa chín, say trong mùi khói bếp thơm nồng mùi đất Mẹ thân thương. Mùa hạ ở đây gợi cho người ta nhớ đến gian bếp quê hương cho bóng mẹ ngồi chờ. Dẫn dắt ta về miền trời tuổi thơ với những đoạn hồi ức ngọt ngào yêu thương nhất. nhà thờ cổ vào mùa hạ mang một nét đẹp dịu dàng và tinh tế. Thi thoảng sự lặng im lúc bóng chiều vừa ngã làm lòng mình cảm thấy yên ả như thể có một bóng lưng ai đó để tựa vào.

Còn vào khoảng từ tháng 9 đến tháng 10 thì du khách sẽ đượ chiêm ngưỡng màu vàng của lúa chín phủ khắp các thửa ruộng bậc thang của Sapa vô cùng là thú vị và đẹp mắt. Đặc biệt là vào khoảng giữa tháng 9, sự tươi mới đầy sức sống của Sapa càng thể hiện rõ nét với các hoạt động gặt lúa sôi nổi. Chính vì thế, đây cũng là một thời điểm vô cùng thích hợp để du khách có thể vừa tham quan nhà thờ đá vừa khám phá công việc đồng áng của đồng bào dân tộc thiểu số.

Nhà thờ đá Sapa – Kiến trúc châu Âu giữa núi rừng Tây Bắc
Nhà thờ đá Sapa mùa tuyết rơi

Ghé nhà thờ đá vào dịp cuối năm từ tháng 12 đến tháng 1 của năm sau. Lúc này, Sapa sẽ khoác trên mình cái sự lạnh giá và lớp áo bông trắng ngần màu tuyết vô cùng đẹp mắt. Đây chính là thời khắc đẹp nhất của nhà thờ đá với lớp tuyết dày bám trên phần mái nhọn khiến chọn du khách cứ ngỡ như mình bị lạc vào phương trời nào đó mà không hay biết.

Vào mùa đông, nhà thờ ngủ yên dưới những áng mây trời. Thỉnh thoảng những đợt tuyết lạnh căm bao phủ toàn bộ nhà thờ khiến bên ngoài thì lạnh lẽo nhưng bên trong lại cực kỳ ấm áp. Nhà thờ bao giờ cũng như một người mẹ dịu dàng, mà hễ ai bước vào cũng cảm nhận được hơi ấm và sự bình yên đến lạ.

Những góc sống ảo đẹp ngất ngây lòng người tại nhà thờ đá

Nhà thờ đá Sapa – Kiến trúc châu Âu giữa núi rừng Tây Bắc
Nhà thờ đá Sapa tọa lạc ngay giữa trung tâm thị trấn và rất dễ quan sát

Một khi đã tham quan du lịch, ta không thể nào thiếu đi những hoạt động chụp ảnh, "tự sướng sống ảo" để đánh dấu một lần đặt chân tới một vùng đất thú vị nào đó. Nhất là một khi đã ghé nhà thờ đá du lịch, du khách nên chuẩn bị tinh thần mà mang về cho mình những bức ảnh lung linh, thần thánh đi vì ở đây không hề thiếu ngóc ngách cho du khách thưởng thức và chụp những bức ảnh “chất lìn”.

Chụp toàn cảnh nhà thờ

Một cách chụp ảnh truyền thống của tín đồ du lịch từ trước tới giờ đó vẫn là chụp toàn cảnh nhà thờ. Đây là một cách "đánh dấu lãnh thổ" hữu hiệu nhất dành cho những tín đồ du lịch có niềm đam mê với chụp ảnh. Du khách có thể đứng chụp ảnh từ phía cổng nhà thờ vào để có thể thấy được cả người và cảnh hòa lại làm một, cũng như là có thể giảm bớt được tối đa số "nhân vật" xuất hiện trong khung hình của mình.

Chụp ảnh nhà thờ và quảng trường

Nhà thờ đá Sapa – Kiến trúc châu Âu giữa núi rừng Tây Bắc
Khung cảnh đông vui của phiên chợ tình Sapa tối thứ 7

Có một điều rất ít ai biết, đó chính là ngay tại nhà thờ đá có một cái quảng trường to tướng mà chụp ảnh "sống ảo" thì lại vô cùng lung linh. Cách chụp này sẽ hướng về chụp cảnh nhiều hơn là chụp người vì những chi tiết sẽ được gói gọn một cách bao quát nhất vào trong khung hình của du khách. Du khách có thể đứng từ phía bậc thang của nhà thờ để chụp hoặc nhờ một người nào đó chụp giúp du khách một tấm đứng bên cạnh nhà thờ để thấy được sự "khổng lồ" của bản thân mình.

Chụp ảnh nhà thờ vào ban đêm

Khi đến nhà thờ đá thì hoàn toàn khác du khách nhé! Khi hoàng hôn bắt đầu chập chững xuất hiện thì cũng là lúc nhà thờ đá bắt đầu thắp lên những ánh đèn led nhiều màu vô cùng sặc sỡ, hứa hẹn sẽ mang đến cho du khách nhiều khung hình lung linh sắc màu cổ điển, vintage mà không phải lo bị những người xung quah xuất hiện trong khung hình của mình làm phiền.

Các hoạt động diễn ra tại nhà thờ đá

Nhà thờ đá Sapa – Kiến trúc châu Âu giữa núi rừng Tây Bắc

Không chỉ là một biểu tượng của kiến trúc Pháp, nhà thờ đá còn được biết là nơi diễn ra các hoạt động văn hóa, tín ngưỡng vô cùng nhộn nhịp của người dân đồng bào dân tộc thiểu số ở Sapa. Vào các ngày cuối tuần, bà con người đồng bào dân tộc, những con Chiêng từ khắp nơi sẽ đổ về nhà thờ để dự lễ cũng như là tham gia các buổi truyền đạo, học đạo truyền thống của đạo Công giáo.

Bên cạnh đó, khách du lịch càng cảm nhận được sự lung linh, kỳ ảo huyền bí và linh thiêng của nhà thờ đá thông qua giọng đọc kinh vang vọng từ bên trong Chánh đường và các hoạt động cầu nguyện diễn ra vào cuối tuần của người dân địa phương nơi đây.

Nhà thờ đá Sapa – Kiến trúc châu Âu giữa núi rừng Tây Bắc
Hoặc cùng nhau sánh đôi đi chụp một bộ ảnh cưới đẹp mê li

Ở phần phía sân trước của nhà thờ là khu vực sân quần và hàng thông ưu niên, nơi tập trung buôn bán của những người đồng bào dân tộc. Du khách sẽ không khó để bắt gặp những người phụ nữ vùng cao trong những bộ trang phục truyền thống thổ cẩm đầy màu sắc sặc sỡ đang ngồi bán những món quà lưu niệm, đồ thủ công mỹ nghệ ngay trước nhà thờ.

Đặc biệt, nhà thờ đá còn là nơi diễn ra phiên chợ truyền thống nổi tiếng mà bất kể khách du lịch nào khi đã tới Sapa cũng đều muốn được tham gia một lần. Đó là phiên chợ Tình được diễn ra vào tối thứ 7 hàng tuần ngay tại trước cổng nhà thờ. Khi đó, các nam thanh nữ tú vùng cao, những ai còn đang phòng không chiếc bóng sẽ ăn vận đẹp đẽ, chỉnh chu cùng nhau đến chợ.

Trong sắc màu rực rỡ của bộ đồ thổ cẩm, du khách sẽ được hòa mình vào không khí sôi động, náo nhiệt của tiếng sáo, tiếng kèn hoặc lắng nghe tiếng đàn môi dìu dặt, tha thiết và ngắm nhìn vũ điệu xòa chao nghiêng của nam nữ người H'Mông, Dao… Cùng với hoạt động cầu nguyện diễn ra trong những ngày cuối tuần, không gian nhà thờ thêm phần lung linh, huyền ảo và có sức lôi cuốn lạ thường.

Hòa mình cùng vẻ đẹp hùng vĩ của núi rừng Tây Bắc

Nhà thờ đá Sapa – Kiến trúc châu Âu giữa núi rừng Tây Bắc
Hiên ngang tỏa sáng cùng nụ cười của những người dân bản

Ngắm bình minh vào mỗi sáng sớm ở nhà thờ đá luôn là một trải nghiệm thú vị. du khách có thể thấy cánh rừng thông lấp ló dưới làn sương mờ, mặt trời dần hé lộ sau dãy núi. Giữa không gian hùng vĩ ấy là một bầu không khí trong lành cho du khách cảm giác khoan khoái. Rồi được cùng người thân thưởng thức những món ăn đặc sản Sapa thì còn gì bằng.

Ngoài ra, từ nhà thờ đá du khách có thể khám phá thêm nhiều địa điểm thú vị khác. Chẳng hạn như cùng bạn bè chinh phục nóc nhà dân tộc Phan Xi Păng đầy mạo hiểm. Hay trải nghiệm những hoạt động dân tộc cùng người dân bản Cát Cát, bản Sín Chải,… Tất cả sẽ mang đến cho du khách những kỷ niệm khó quên, một chuyến du lịch Sapa đầy ý nghĩa.

Ăn uống khi ghé Sapa tham quan nhà thờ đá

Nhà thờ đá Sapa – Kiến trúc châu Âu giữa núi rừng Tây Bắc
Hình ảnh nhà thờ đá những ngày đẹp trời

Nếu du khách đã tham quan nhà thờ đá xong xuôi rồi mà lại không biết nên ăn gì để thưởng thức được hết cái đẹp trong ẩm thực Sapa thì có thể tham khảo bài viết dưới đây.

Thật ra, ẩm thực của Sapa cũng phong phú và đa dạng như vẻ đẹp của vùng đất này vậy. Chính vì thế, du khách đừng lo mình không có đặc sản để nếm thử mà chỉ sợ nhiều quá du khách không biết ăn món nào thôi. Theo như kinh nghiệm của nhiều khách du lịch thì du khách nên một lần ăn thử món lẩu hoặc cá hồi nướng ở Sapa. Giữa cái tiết trời se se lạnh này mà húp một miếng nước lẩu nóng hổi và nhâm nhi một ít rượu thì đảm bảo cả người sẽ ấm từ đầu đến chân luôn.

Hoặc du khách cũng có thể ăn thử món thịt heo cấp nách, cá suối chiên,Thắng cố... Thịt cá ở Sapa lúc nào cũng dai và ngọt hơn thịt cá ở miền xuôi rất nhiều. Bên cạnh đó, du khách nên một lần ăn thử món thịt trâu gác bếp, đặc sản nổi tiếng ở Sapa. Món này được chế biến từ những bàn tay của những người dân tộc thì ngon không thể tả nổi rồi. Du khách có mua một ít về làm quà cho người thân, bạn bè ở nhà cũng rất là

Bỏ túi những kinh nghiệm để có chuyến đi Sapa thú vị

Nhà thờ đá Sapa – Kiến trúc châu Âu giữa núi rừng Tây Bắc
Nhà thờ đá đẹp ngay cả trong giông bão

Để có được một chuyến đi hoàn hảo nhất, du khách cần trang bị cho mình những đồ dùng thiết yếu. Nhưng bên cạnh đó, du khách cũng nên tìm hiểu một số vấn đề sau:

Thứ nhất, nên đi mùa nào? Vấn đề này có rất nhiều ý kiến trái chiều được đưa ra. Có những người thích đi nhà thờ đá vào mùa xuân, có người thích đi mùa đông,… Mỗi mùa đều có một vẻ đẹp riêng, du khách nên sắp xếp một chuyến đi phù hợp với mình nhất.

Thứ hai, phương tiện di chuyển. Sapa hầu như đều là địa hình đồi núi nên sẽ gây khó khăn cho du khách khi đi bằng xe máy. Vì vậy, để đảm bảo an toàn nhất có thể, du khách nên đến đây bằng ô tô. Khi lên khám phá nhà thờ đá, du khách có thể thuê xe máy để thuận tiện hơn.

Thứ ba, tránh mua bán các mặt hàng không rõ nguồn gốc. Du khách nên thật cảnh giác với chỗ bán hàng không uy tín. Bởi rất có thể mặt hàng đó được nhập lậu từ bên Trung Quốc, bán với giá rất cao. Các sản phẩm hay xảy ra tình trạng này như thuốc, thảo dược quý,… được bán xung quanh nhà thờ đá cổ.

Thứ tư, nên thuê trước các dịch vụ khách sạn, nhà nghỉ khi du lịch Sapa. Việc này sẽ giúp du khách chọn được một nơi ở tốt, thoải mái nhất cho gia đình và người thân. Đồng thời cũng tránh khỏi tình trạng bị nâng giá, chất lượng dịch vụ kém,.. sẽ làm ảnh hưởng đến chuyến đi của du khách.

Review Sapa: Ngắm trọn Sapa từ sân trời núi Hàm Rồng Review Sapa: Ngắm trọn Sapa từ sân trời núi Hàm Rồng
Review Sapa: Bản Cát Cát - Ngôi làng cổ đẹp nhất vùng Tây Bắc Review Sapa: Bản Cát Cát - Ngôi làng cổ đẹp nhất vùng Tây Bắc
Ghé thăm 10 công trình Pháp cổ ở Hà Nội Ghé thăm 10 công trình Pháp cổ ở Hà Nội
Bình Yên

Bài viết cùng chủ đề

Review Sapa

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Bánh cuốn trứng – Đặc sản “ngon nhức nách” của xứ Lạng

Bánh cuốn trứng – Đặc sản “ngon nhức nách” của xứ Lạng

Không chỉ là món ăn sáng, bánh cuốn trứng Lạng Sơn còn là một món ăn đặc sản của người dân nơi đây và cũng là món ăn khiến du khách nhớ mãi không quên.
Bánh coóc mò – Hương vị truyền thống của người Tày, Nùng Thái Nguyên

Bánh coóc mò – Hương vị truyền thống của người Tày, Nùng Thái Nguyên

Bánh coóc mò là món ăn độc đáo của đồng bào Tày, Nùng ở Thái Nguyên, từ lâu đã trở thành phần không thể thiếu trong các dịp lễ mừng đầy tháng hay thôi nôi của trẻ em.
Hoa kè nhồi thịt – hương vị độc đáo giữa núi rừng Tuyên Quang

Hoa kè nhồi thịt – hương vị độc đáo giữa núi rừng Tuyên Quang

Mộc mạc từ nguyên liệu đến hương vị, món hoa kè nhồi thịt của người Tày ở Tuyên Quang mang đến trải nghiệm ẩm thực khó quên với vị đắng nhẹ lúc đầu và hậu ngọt thanh lạ miệng.
Lạp sườn Cao Bằng – hương vị vùng cao níu chân du khách

Lạp sườn Cao Bằng – hương vị vùng cao níu chân du khách

Lạp sườn Cao Bằng là kết tinh của khí hậu, nguyên liệu bản địa và kỹ thuật hun khói truyền thống, tạo nên hương vị đậm đà khó quên.
Thanh Hóa: Cảng hàng không Thọ Xuân tăng cường kiểm soát sau sự cố thiết bị bay không người lái

Thanh Hóa: Cảng hàng không Thọ Xuân tăng cường kiểm soát sau sự cố thiết bị bay không người lái

Trước tình huống xuất hiện thiết bị bay không người lái tại khu vực Cảng hàng không Thọ Xuân (tỉnh Thanh Hóa), gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động hàng không dân dụng, Cục Hàng không Việt Nam đã ban hành văn bản hỏa tốc yêu cầu các đơn vị liên quan tăng cường phối hợp kiểm soát, xử lý tình huống và đẩy mạnh tuyên truyền pháp luật nhằm bảo đảm tuyệt đối an toàn bay.
Lan tỏa hồn Việt qua sân khấu truyền thống

Lan tỏa hồn Việt qua sân khấu truyền thống

Trong làn sóng công nghệ và thị hiếu thay đổi chóng mặt, sân khấu truyền thống Việt Nam đang loay hoay giữa bảo tồn và thích nghi. Cần một chiến lược toàn diện để giúp nghệ thuật dân tộc không chỉ tồn tại mà còn phát triển bền vững.
Xôi xíu – Hương vị giản dị, tình quê đậm đà

Xôi xíu – Hương vị giản dị, tình quê đậm đà

Dẻo thơm nếp mới, đậm đà thịt, thêm chút hành phi giòn rụm. Món ăn xôi xíu giản dị níu lòng bao thế hệ, nhất là vào những sáng sớm se lạnh.
Cơ hội mới cho du lịch hậu sáp nhập

Cơ hội mới cho du lịch hậu sáp nhập

Việc sáp nhập các đơn vị hành chính cấp tỉnh không chỉ giúp tinh gọn bộ máy mà còn mở ra không gian phát triển chiến lược cho ngành du lịch. Đây là thời điểm để tái cấu trúc sản phẩm, nâng cao liên kết vùng và xây dựng bản sắc điểm đến bền vững.
Phú Thị – Làng bánh cuốn níu chân thực khách tại Hưng Yên

Phú Thị – Làng bánh cuốn níu chân thực khách tại Hưng Yên

Ẩm thực Hưng Yên có nhiều món ngon, nhưng bánh cuốn Phú Thị vẫn giữ vị trí đặc biệt nhờ lớp vỏ dày dặn, nhân thịt nóng hổi và nước chấm đậm đà.
Bánh mì cay Hải Phòng - Món ăn nhỏ mang hương vị lớn

Bánh mì cay Hải Phòng - Món ăn nhỏ mang hương vị lớn

Nhỏ gọn, giản dị nhưng đậm đà hương vị, bánh mì cay Hải Phòng từ lâu đã trở thành món ăn đường phố quen thuộc, gắn liền với đời sống ẩm thực của người dân nơi đây.
Siết kỷ luật, tăng hiệu lực quản lý di tích lịch sử – văn hóa

Siết kỷ luật, tăng hiệu lực quản lý di tích lịch sử – văn hóa

Trước thực trạng xâm hại di sản diễn biến phức tạp, Chính phủ yêu cầu các địa phương, bộ ngành liên quan khẩn trương rà soát, xử lý triệt để và nâng cao hiệu quả bảo vệ di tích, đảm bảo phát huy giá trị lâu dài của di sản văn hóa Việt Nam.
Sức hút mới của Việt Nam trên bản đồ du lịch thế giới

Sức hút mới của Việt Nam trên bản đồ du lịch thế giới

Lượng khách quốc tế đến Việt Nam trong tháng 5 vượt mốc 1,53 triệu lượt, cao nhất trong một thập kỷ. Xu hướng tăng trưởng giữa mùa thấp điểm cho thấy sức hút ngày càng lớn của Việt Nam trên bản đồ du lịch toàn cầu, đặc biệt với du khách châu Âu.
Đến Bukit Jalil xem bóng, thưởng ngay 5 đặc sản trứ danh

Đến Bukit Jalil xem bóng, thưởng ngay 5 đặc sản trứ danh

Việt Nam và Malaysia tranh vé dự Asian Cup 2027 tại sân Bukit Jalil sôi động. Bên cạnh trận cầu hấp dẫn, đừng bỏ lỡ cơ hội thưởng thức 5 đặc sản Malaysia độc đáo, mang đến trải nghiệm ẩm thực khó quên cho mọi fan bóng đá khi đến đây.
Đến Quảng Ninh, đừng quên chả rươi Đông Triều

Đến Quảng Ninh, đừng quên chả rươi Đông Triều

Chỉ xuất hiện trong một mùa ngắn ngủi, rươi Đông Triều (Quảng Ninh) được ví như “lộc trời” ban tặng. Từ ấy, người dân nơi đây đã tạo nên món chả rươi trứ danh.
Bảo tồn di sản, tạo nền cho du lịch cất cánh

Bảo tồn di sản, tạo nền cho du lịch cất cánh

Lào Cai – vùng đất nơi 25 dân tộc cùng chung sống, đang biến kho tàng văn hóa truyền thống thành nguồn lực phát triển bền vững, song hành với những nỗ lực không ngừng để bảo tồn và lan tỏa giá trị di sản trong đời sống hiện đại.
Ốc Phù Lưu – Hương vị dân dã giữa lòng Kinh Bắc

Ốc Phù Lưu – Hương vị dân dã giữa lòng Kinh Bắc

Từ một món ăn dân dã nơi làng quê Bắc Ninh, ốc Phù Lưu đã trở thành đặc sản nức tiếng, níu chân thực khách bởi hương vị thơm nồng, giòn dai và đậm đà bản sắc.
Từ đá tai mèo đến phố đi bộ: Sắc màu Tây Bắc hội tụ ở Lào Cai

Từ đá tai mèo đến phố đi bộ: Sắc màu Tây Bắc hội tụ ở Lào Cai

Hội chợ Du lịch Quốc tế Lào Cai 2025 không chỉ là ngày hội quảng bá du lịch mà còn mở ra kỳ vọng hợp tác quốc tế, lan tỏa hình ảnh du lịch xanh, bền vững và khẳng định vị thế Lào Cai như trung tâm du lịch trọng điểm của Tây Bắc.
Tiềm năng phát triển du lịch tàu biển Việt Nam

Tiềm năng phát triển du lịch tàu biển Việt Nam

Việt Nam sở hữu đường bờ biển dài, hệ thống đảo phong phú và nhiều cảng nước sâu thuận lợi, tạo tiền đề vững chắc để trở thành điểm đến hấp dẫn dành cho dòng khách tàu biển cao cấp đến từ các thị trường quốc tế lớn.
Hương thơm ngàn năm từ món chè kho Tứ Yên

Hương thơm ngàn năm từ món chè kho Tứ Yên

Mang trong mình dấu ấn hàng nghìn năm chống giặc Lương, chè kho Tứ Yên là món không thể thiếu trên mâm cỗ Tết người dân Vĩnh Phúc.
Dịch vụ thuê xe tự lái “lên ngôi” mùa cao điểm du lịch

Dịch vụ thuê xe tự lái “lên ngôi” mùa cao điểm du lịch

Mùa hè năm 2025 chứng kiến nhu cầu du lịch nội địa bùng nổ cùng với sự tăng mạnh của giá vé máy bay, tàu hỏa và xe khách. Áp lực chi phí leo thang khiến nhiều gia đình phải điều chỉnh kế hoạch đi lại, đồng thời thúc đẩy dịch vụ thuê xe tự lái phát triển mạnh mẽ.
Bắc Ninh đổi mới, bứt phá du lịch trong thời đại số

Bắc Ninh đổi mới, bứt phá du lịch trong thời đại số

Bắc Ninh đang nổi bật với sự phát triển mạnh mẽ của du lịch văn hóa, trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Tỉnh đa dạng hóa sản phẩm, bảo tồn di sản truyền thống và ứng dụng công nghệ số, tạo sức hút lớn cho du khách trong nước và quốc tế.
Lẩu mắm U Minh – “Bản giao hưởng” hương vị từ rừng ngập mặn Cà Mau

Lẩu mắm U Minh – “Bản giao hưởng” hương vị từ rừng ngập mặn Cà Mau

Sinh ra từ bùn lầy, nước mặn và rừng ngập mặn hoang sơ, món lẩu mắm U Minh mang trong mình cái hồn của miền Tây đất rừng phương Nam.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
gleximco
meji
Phiên bản di động