Tấm vải lanh dệt thủ công - Của hồi môn của gia đình làm đổi đời cô gái trẻ

Vải lanh là loại vải truyền thống gắn bó với người Mông cả trong đời sống thường nhật và cả đời sống tâm linh.
Để ngành dệt may tiếp tục "dệt" nên những kỳ tích mới Ngành dệt may khó “chồng” khó "Lão bà" nghệ nhân với tuyệt kỹ huấn luyện tằm dệt lụa
Dế hạnh phúc khi vừa quảng bá được vải lanh truyền thống của dân tộc mình vừa giúp bà con có thêm thu nhập
Dế hạnh phúc khi vừa quảng bá được vải lanh truyền thống của dân tộc mình vừa giúp bà con có thêm thu nhập

Vàng Thị Dế (SN 2002) sinh ra ở bản Thài Phìn Tủng, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang. Khác với nhiều bạn bè trang lứa, Dế là cô gái khá mạnh mẽ, dám vượt qua nhiều sóng gió, định kiến để được đi học đại học và khởi nghiệp ở tuổi 20. Một lần liều bán tấm vải lanh dệt thủ công - “của hồi môn” của gia đình, không ngờ lần "liều" này đã giúp Dế tìm ra được hướng đi của cuộc đời.

Khóc hết nước mắt đòi đi học

Người Mông quan niệm, con gái "đến tuổi" thì phải lấy chồng. Đó là lý do nhiều bạn học của Dế chỉ học đến lớp 6, lớp 7 đã nghỉ học để làm vợ, làm mẹ. Dế thì khác, từ nhỏ cô gái này đã học rất giỏi, luôn có khát khao cháy bỏng rằng, con chữ sẽ giúp mình bước chân ra khỏi bản làng để khám phá thế giới rộng lớn ngoài kia.

Dế học hết lớp 9, thì mẹ không cho đi học tiếp. Bà quan niệm, con gái học cao thế nào cuối cùng cũng vẫn về lấy chồng thôi. Sau khi khóc hết nước mắt thuyết phục mẹ và nhờ tới sự tác động của bố, mẹ Dế cũng đành xuôi theo cô con gái cứng đầu.

Học hết PTTH, một lần nữa Dế bị mẹ cấm cản, không cho thi đại học. Dế vẫn cương quyết thi và đỗ vào Đại học Văn hóa (Hà Nội). Biết con có ý định khăn gói xuống Hà Nội học tập, mẹ Dế ngăn cản quyết liệt, bởi đau đáu một nỗi “nhà nghèo, lo ăn còn chưa xong, tiền đâu học đại học”. Dế nhìn mẹ với ánh mắt đầy quyết tâm rồi bảo: “Nếu mẹ không cho đi, con vẫn sẽ đi”.

Mặc dù mẹ phản đối, nhưng Dế lại có sự ủng hộ của bố. Ông đã chạy vạy khắp nơi vay được 2 triệu đồng - hành trang cho con gái xuống Hà Nội đi học.

Ở Thủ đô, Dế làm đủ thứ việc, từ phát tờ rơi cho đến phục vụ quán ăn, bán hàng Online… để có tiền trang trải học hành. Biến cố xảy ra năm 2021, khi dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, Dế không thể đi làm thêm, nên không kiếm được tiền. Sau một thời gian bị kẹt tại Hà Nội vì giãn cách xã hội, tháng 10 năm đó, cô gái trẻ trở về Hà Giang. Dế không ngờ rằng, lần trở về này đã khởi đầu cho một bước ngoặt không chỉ trong cuộc sống của bản thân, mà còn thay đổi tích cực đời sống của cộng đồng người Mông quê hương mình.

Tấm vải lanh thay đổi cuộc đời

Một buổi chiều muộn, mẹ bảo Dế lên dọn gác. Trong lúc dọn dẹp, em thấy những tấm vải lanh rất đẹp được mẹ cất giữ cẩn thận. Đây là loại vải truyền thống gắn bó với người Mông cả trong đời sống thường nhật và cả đời sống tâm linh.

Thời điểm đó, kinh tế gia đình Dế rất khó khăn. Dế mạnh dạn hỏi mẹ: “Con bán những tấm vải lanh này được không?”

“Bán đi thì sau này lấy gì làm váy khi lấy chồng?”, mẹ Dế đáp.

“Mẹ tin con đi, con bán nó rồi sau này sẽ mua về nhiều hơn”, Dế quả quyết.

Dế bắt đầu chụp ảnh những tấm vải lanh đăng bán trên Facebook cá nhân. “Em rất bất ngờ khi vừa đăng thì đã có một chị ở Sài Gòn hỏi mua một tấm. Đơn hàng đầu tiên có giá 560.000 đồng”, Dế kể.

Sau khi nhận được hàng Dế gửi, vị khách rất ưng và sau đó mua hết số vải lanh mà Dế có. Thuận lợi bước đầu ấy đã khiến Dế nảy ra ý định kể những câu chuyện về vải lanh truyền thống của dân tộc mình nhằm quảng bá báu vật của người Mông đến mọi miền Tổ quốc.

Phụ nữ H’Mông tốn công sức cả năm trời mới dệt được 1 - 2 tấm vải lanh
Phụ nữ H’Mông tốn công sức cả năm trời mới dệt được 1 - 2 tấm vải lanh

Nghĩ là làm, Dế đến từng nhà trong bản, gom từng mét vải một. “Để cho ra đời một tấm vải lanh rất mất công sức và tốn nhiều thời gian, nên phụ nữ Mông không dệt vải lanh để làm kinh tế. Các mẹ làm vải lanh để may váy cho mình, may áo cho chồng, làm của hồi môn cho con… Chỉ đến khi không đi làm kiếm tiền được, khi đã già, khi trên gác không còn ngô, thì các mẹ mới đem vải lanh đi bán để đổi lấy một ít tiền sinh hoạt. Vì được làm cho gia đình, tốn công sức cả năm trời mới tạo ra 1 - 2 tấm, nên vải của các mẹ rất đẹp, đều là “gia bảo” cả”, Dế kể.

Sau khi cần mẫn gom vải, Dế đăng trên Facebook cá nhân để “tìm chủ” mới. Không chỉ là những bức ảnh đẹp, Dế kể câu chuyện về tình yêu chung thủy của đồng bào với tấm vải lanh truyền thống, về phong tục, tập quán được người Mông gìn giữ hàng trăm năm...

Qua một thời gian, hiệu ứng lan tỏa trên mạng xã hội khiến cô gái Mông và các bà, các mẹ bất ngờ. Những tấm vải lanh truyền thống của dân tộc mình theo chân các vị khách xuống núi vào Nam, ra Bắc. Không chỉ vậy, Dế còn mang “bảo vật” ấy vượt cao nguyên đá Đồng Văn để vươn ra thế giới. Hiện nay, khách mua vải lanh của Dế chủ yếu là khách nước ngoài.

Dế kể: “Từng có khách sống ở Mỹ đặt em đơn hàng vải lanh giá trị lên tới hơn 50 triệu đồng. Em vui mừng lắm, nhưng cũng lo vì không biết lấy đâu ra vốn để nhập hàng, rồi giao hàng ra nước ngoài. Rất may là sau đó, chị khách chủ động nhắn tin cho em xin chuyển tiền cọc trước và liên lạc với người thân ở Việt Nam nói chuyện trực tiếp với em, nên đơn hàng tưởng là khó khăn đó lại vô cùng thuận lợi”.

Tuy nhiên, cũng có đơn hàng lớn từ nước ngoài khiến Dế lao đao. Đó là lần cô gái này lần đầu tiên phải vay khắp mọi nơi 40 triệu, rồi mất 2 tuần liền đi khắp các gia đình thu mua vải gửi cho khách. Vậy mà đơn hàng ấy bị hoàn lại, Dế phải thanh lý lỗ rồi xoay xở đủ cách mới trả được khoản vay.

Mong muốn quảng bá sản phẩm vải “đông ấm, hè mát” tới nhiều người

Trân quý những giá trị truyền thống của dân tộc mình, nhưng cũng lo lắng trước những mai một của nghề dệt lanh truyền thống, Dế luôn trăn trở làm sao để "bảo vật của người H’Mông" có thể trở thành hàng hóa mang lại thu nhập cải thiện đời sống cho bà con dân bản.

Vải lanh theo chân các vị khách nước ngoài đến nhiều nơi trên thế giới
Vải lanh theo chân các vị khách nước ngoài đến nhiều nơi trên thế giới

Vì thế, Dế đã "khai sinh" dự án Hemp Hmong Việt Nam nhằm cung cấp vải lanh thô cho các cá nhân, cửa hàng thời trang, nhà thiết kế… yêu thích loại vải đông ấm, hè mát này. Đồng thời, thiết kế những sản phẩm thời trang từ chất liệu vải lanh như túi, khăn, áo… dựa trên sự kết hợp tính truyền thống và hiện đại để ứng dụng trong cuộc sống hàng ngày. Ngoài ra, Hemp Hmong Việt Nam còn nhận thiết kế sản phẩm theo yêu cầu riêng của khách hàng.

Dế luôn tin rằng "chính vũ trụ đã gửi tín hiệu để em thực hiện sứ mệnh quảng bá vải lanh truyền thống của dân tộc mình". Nhờ những tấm vải lanh mẹ cất giữ, gia đình Dế đã vượt qua giai đoạn khó khăn về kinh tế. Cũng chính nhờ vải lanh mà Dế đã giúp nhiều gia đình H’Mông tăng thêm thu nhập. Thay vì mỗi nhà chỉ làm 4 - 5 cuộn lanh/năm, giờ họ đã làm 10 - 15 cuộn, có thêm khoảng 10 triệu đồng/năm. Đây là số tiền nhỏ với người miền xuôi nhưng lại là khoản tiền lớn với những người phụ nữ H’Mông vốn chỉ quanh năm cặm cụi trên nương rẫy.

Để ngành dệt may tiếp tục "dệt" nên những kỳ tích mới Nghệ An: Gìn giữ, bảo tồn nghề dệt thổ cẩm gắn với du lịch cộng đồng "Lão bà" nghệ nhân với tuyệt kỹ huấn luyện tằm dệt lụa
Minh Anh (t/h)

Cùng chuyên mục

Tin khác

Những người làm giàu từ cây sả Java

Những người làm giàu từ cây sả Java

Tận dụng diện tích đất cằn cỗi, nhiều hộ gia đình đã bắt tay vào trồng sả để chiết xuất tinh dầu, hướng đi này đem lại thu nhập cao gấp nhiều lần so với các cây trồng truyền thống, góp phần giảm nghèo bền vững.
Chàng thạc sĩ sinh học thành công với loại nấm độc lạ

Chàng thạc sĩ sinh học thành công với loại nấm độc lạ

Đam mê, nghiên cứu về các loại nấm và sản xuất bằng phương pháp hữu cơ, an toàn. Anh Nguyễn Minh Thuận (ngụ tại TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng) đã cho ra đời nấm hầu thủ. Từ mô hình này anh đã phát triển kinh tế gia đình, tạo công ăn việc làm cho nhiều người.
Đổi đời nhờ trồng ổi

Đổi đời nhờ trồng ổi

Nhờ trồng ổi lê, anh Nguyễn Văn Việt (Đắk Nông) và hàng trăm hộ dân xã Hà Long, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa có cuộc sống khấm khá, thậm chí có hộ gia đình thu nhập tiền tỉ.
Hương bài có độc nhưng là cây giúp nhà nông thoát nghèo

Hương bài có độc nhưng là cây giúp nhà nông thoát nghèo

Cây hương bài sở dĩ có tên như vậy là do rễ cây này được dùng làm hương đốt trong những ngày tết, dáng cây trông giống như cỗ bài.
Thu nhập ổn định nhờ phát triển thành công mô hình trồng nấm

Thu nhập ổn định nhờ phát triển thành công mô hình trồng nấm

Nhờ phát triển thành công mô hình trồng nấm, ông Nguyễn Ngọc Thành (ở xã Nhơn Bình, huyện Trà Ôn, Vĩnh Long), anh Đỗ Văn Viên, chủ cơ sở sản xuất nấm Trúc Mai (thành phố Cao Bằng), chị Nguyễn Thị Tiền (TP. Buôn Ma Thuột) có thu nhập ổn định.
Giá sầu riêng tăng cao, nhà vườn thu nhập khủng

Giá sầu riêng tăng cao, nhà vườn thu nhập khủng

Nguồn cung hạn chế khiến giá sầu riêng tăng cao, giá sầu riêng tại vườn là 105.000 đồng một kg, còn ở các kho lên tới 140.000 đồng, tăng 50-60% so với tháng 10.
Rời biển về quê nuôi đà điểu, bất ngờ có doanh thu tiền tỷ mỗi năm

Rời biển về quê nuôi đà điểu, bất ngờ có doanh thu tiền tỷ mỗi năm

Vốn là kỹ sư hàng hải, năm 2016 anh Trần Hữu Mạnh bỏ nghề lái tàu thủy, trở về xã Vân Hoà, huyện Ba Vì (Hà Nội) làm trang trại nuôi đà điểu. Giờ đây anh đã là ông chủ của 200 con Đà điểu với doanh thu hàng tỷ đồng mỗi năm.
Anh kỹ sư cầu đường bỏ nghề về làm giám đốc bán cá kho

Anh kỹ sư cầu đường bỏ nghề về làm giám đốc bán cá kho

Lần đầu tiên thưởng thức món cá kho làng Vũ Đại, huyện Lý Nhân (Hà Nam), anh Nguyễn Bá Toàn đã bị món ăn dân dã này “hớp hồn”, từ đó anh quyết định đặt chân lên con đường mà mình chưa hề có khái niệm về nó - kinh doanh ẩm thực.
Thanh Hoá: Nhiều tín hiệu vui đến với người trồng tre luồng Lang Chánh

Thanh Hoá: Nhiều tín hiệu vui đến với người trồng tre luồng Lang Chánh

Cũng như các vùng tre luồng nói chung trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá vùng luồng Châu Lang thuộc huyện Lang Chánh ngày nay, nhiều năm qua, giá vầu, nứa, luồng nguyên liệu ở huyện Lang Chánh rất thấp. Tuy nhiên gần đây, nhiều tín hiệu vui đã đến với bà con trồng tre luồng nơi đây.
Thủ phủ hồng trăm tuổi xứ Nghệ mất mùa, được giá

Thủ phủ hồng trăm tuổi xứ Nghệ mất mùa, được giá

Theo người dân địa huyện Nam Đàn, so với các năm, sản lượng hồng năm nay giảm nhiều nhưng bù lại giá cả tăng nên bà con phần nào được an ủi.
Trồng loại rau là "sâm của người nghèo", ông nông dân Long An có thu nhập hàng trăm triệu đồng

Trồng loại rau là "sâm của người nghèo", ông nông dân Long An có thu nhập hàng trăm triệu đồng

Nhờ trồng rau sạch, chủ yếu là trồng rau má, ông Nguyễn Văn Toàn (SN 1967, ngụ ấp 3, xã Đức Hòa Đông, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An) mỗi năm có thu nhập hàng trăm triệu đồng.
Diện tích sầu riêng tăng trưởng cao nhất trong các loại cây trồng chủ lực

Diện tích sầu riêng tăng trưởng cao nhất trong các loại cây trồng chủ lực

Cả nước hiện có 131.000 ha sầu riêng, tức mỗi năm tăng bình quân 24,5% – đây là mức tăng trưởng cao nhất trong các loại cây trồng chủ lực. Với diện tích trồng sầu riêng tăng trưởng mạnh, nông dân ồ ạt mở rộng diện tích, đang dấy lên lo ngại về những rủi ro trong tương lai.
Nông dân Đà Nẵng tất bật trồng rau sau đợt mưa lớn

Nông dân Đà Nẵng tất bật trồng rau sau đợt mưa lớn

Sau đợt mưa lũ kéo dài vừa qua, các hộ nông dân tại làng rau La Hường (Đà Nẵng) đã nhanh chóng bắt tay vào trồng vụ rau mới để kịp cung ứng sản phẩm cho các chợ và siêu thị trên địa bàn thành phố.
Nam Định chuyển đổi cơ cấu cây trồng gắn với ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật

Nam Định chuyển đổi cơ cấu cây trồng gắn với ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật

Nhằm nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm và đem lại hiệu quả kinh tế cao, Hội nông dân TP. Nam Định đã từng bước thực hiện tái cơ cấu sản xuất ngành nông nghiệp, tăng cường cơ giới hóa, từng bước chuyển dịch theo hướng nông nghiệp sạch, nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp đô thị và một số vùng sản xuất hàng hóa tập trung. Đặc biệt, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất.
Thu nhập ổn định nhờ trồng nấm rơm công nghệ cao

Thu nhập ổn định nhờ trồng nấm rơm công nghệ cao

Bằng sự nỗ lực và kiên trì mày mò trong nhiều năm, anh Đào Huy Tùng đã trở thành “chuyên gia” trong mô hình trồng nấm rơm công nghệ cao, mang lại nguồn thu nhập ổn định.
Trồng giống na cho trái khủng trên núi cao, nông dân đổi đời thành tỷ phú

Trồng giống na cho trái khủng trên núi cao, nông dân đổi đời thành tỷ phú

Những trái na sầu riêng có hình dáng mới lạ, bắt mắt, nặng từ 1 - 1,5kg, có quả to đến hơn 2kg, giá na bán tại vườn ở mức 150.000 đồng/kg.
Thu nhập khủng từ nghề cầm dao đi “gõ” sầu riêng

Thu nhập khủng từ nghề cầm dao đi “gõ” sầu riêng

Khi sầu riêng vào vụ, với những người lành nghề, nhiều kinh nghiệm, việc cầm dao đi “gõ” sầu riêng cũng có thể kiếm tiền triệu mỗi ngày.
Nhiều nông dân Khánh Hoà trở thành tỷ phú nhờ trồng sầu riêng

Nhiều nông dân Khánh Hoà trở thành tỷ phú nhờ trồng sầu riêng

Vụ sầu riêng năm nay, thương lái mua tại vườn từ 70.000 đồng - 95.000 đồng/kg, với năng suất từ 10-15 tấn/ha, nhiều hộ dân trồng sầu riêng ở huyện Khánh Sơn (Khánh Hoà) đã có thu nhập tiền tỷ.
Hé lộ tuyệt kỹ nghề luyện trâu chọi ở Đồ Sơn

Hé lộ tuyệt kỹ nghề luyện trâu chọi ở Đồ Sơn

Đằng sau những màn đấu hay tạo "thương hiệu" chọi trâu Đồ Sơn (Hải Phòng), không thể nhắc đến công lao của những người huấn luyện trâu chọi.
Chàng trai Đà Nẵng kiếm hàng trăm triệu mỗi năm nhờ nuôi loài cá bé tí

Chàng trai Đà Nẵng kiếm hàng trăm triệu mỗi năm nhờ nuôi loài cá bé tí

Trải qua hơn 5 năm khởi nghiệp nuôi cá lan, đến nay anh Phan Thanh Nhật đã có riêng cho mình một trang trại nuôi cá có tiếng tại Đà Nẵng, Quảng Nam và nhiều tỉnh, thành khác mang lại kinh tế hiệu quả cao.
Hoa hồi xuất khẩu tăng đột biến, nông dân Quảng Ninh trồng thu lãi cao

Hoa hồi xuất khẩu tăng đột biến, nông dân Quảng Ninh trồng thu lãi cao

Ở huyện Bình Liêu (Quảng Ninh), cây hồi được trồng từ rất lâu đời, tập trung nhiều ở các xã Đồng Văn, Đồng Tâm, Hoành Mô và thị trấn Bình Liêu, tổng diện tích khoảng 7.000ha.
Đu mình trên cây cao để hái thuê trám đen, lương cao nhưng luôn thiếu người làm

Đu mình trên cây cao để hái thuê trám đen, lương cao nhưng luôn thiếu người làm

Trám đen là cây gỗ lớn, cao 25-30m, đường kính 40-50cm. Thân tròn thẳng, gốc hơi có múi, phân cành cao. Tán dày, rộng, thường xanh. Vỏ màu nâu nhạt, mùi thơm hắc, thịt vỏ có nhựa màu đen.
Loại cây xưa bị “thất sủng”, nay người dân trồng trúng đậm, có gia đình lãi trăm triệu mỗi năm

Loại cây xưa bị “thất sủng”, nay người dân trồng trúng đậm, có gia đình lãi trăm triệu mỗi năm

Cây na tính từ lúc đặt trồng tới khi có quả, cho thu hoạch chỉ mất khoảng từ 4 đến 6 năm. Hơn thế, na là loại cây khá “dễ tính”, vì vậy quá trình canh tác người nông dân trồng na cũng không quá vất vả mà lại có thu nhập cao.
Mang giống cây độc lạ về trồng, tưởng dở hơi ai ngờ đổi đời

Mang giống cây độc lạ về trồng, tưởng dở hơi ai ngờ đổi đời

Với niềm đam mê trồng cây lạ, mới theo hướng sản xuất hàng hóa, ông Đỗ Văn Lợi và Trịnh Xuân Hòa đã đưa giống chanh vàng toàn “vỏ là vỏ" cùng giống ổi to như quả lê về trồng diện tích lớn, bước đầu cho thành công ngoài mong đợi.
Đem loài thú chạy nhanh như gió về nuôi, cho ăn rau cỏ rẻ tiền, nhiều hộ dân giàu lên

Đem loài thú chạy nhanh như gió về nuôi, cho ăn rau cỏ rẻ tiền, nhiều hộ dân giàu lên

Những năm gần đây, tận dụng lợi thế về nguồn thức ăn dồi dào, nhiều hộ dân trên khắp các tỉnh thành đã phát triển chăn nuôi ngựa. Mô hình bước đầu đã mang lại hiệu quả, mở ra triển vọng phát triển kinh tế cho người dân.
Không chỉ có cam, na Cao Phong mang về cho nhà nông nguồn thu đáng kể

Không chỉ có cam, na Cao Phong mang về cho nhà nông nguồn thu đáng kể

Ngoài trồng cam, cây na được trồng trên địa bàn xã Thu Phong (Cao Phong) khá lâu đời. Với giá trị kinh tế mang lại, những năm gần đây, cây na được nhiều hộ đầu tư trồng và mở rộng diện tích.
Nghề gõ sầu riêng, massage hoa dừa "hái ra tiền" nhưng khó tìm người làm

Nghề gõ sầu riêng, massage hoa dừa "hái ra tiền" nhưng khó tìm người làm

Massage hoa dừa để lấy mật, gõ sầu riêng để phân biệt quả xanh quả chín mang về thu nhập "khủng" cho người nông dân. Thế nhưng công việc này lại vô cùng hiếm người làm vì đòi hỏi sức khoẻ dẻo dai cộng với kỹ thuật và sự tinh ý.
Nông dân vùng cao đầu tư nuôi cá, bắt lên con nào con đó to bự, thu lãi tiền tỷ mỗi năm

Nông dân vùng cao đầu tư nuôi cá, bắt lên con nào con đó to bự, thu lãi tiền tỷ mỗi năm

Những năm qua, nông dân huyện Tam Đường (Lai Châu) mở rộng, phát triển diện tích nuôi trồng thuỷ sản theo hướng hàng hóa. Nhờ đúc kết kinh nghiệm, nhiều hộ có thu nhập khá từ trăm triệu đến tiền tỷ/năm.
Chuyện thật như đùa, xã vùng sâu Tà Hine cho ra đời nấm đông cô bằng phương pháp trồng khô

Chuyện thật như đùa, xã vùng sâu Tà Hine cho ra đời nấm đông cô bằng phương pháp trồng khô

Ở vùng sâu Tà Hine, huyện Đức Trọng (tỉnh Lâm Đồng) doanh nghiệp Ngọc Bích đang cho ra đời những cây nấm đông cô có giá trị dinh dưỡng cao bằng phương pháp trồng khô.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
sunshine
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
bidv3
phu-dien-2
Phiên bản di động