Thêm 60 sản phẩm OCOP Hải Dương được xếp hạng Cà Mau: Công bố 33 sản phẩm OCOP năm 2020 đạt hạng 4 sao và 3 sao Hà Nội đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP đợt II |
Mới đây, tỉnh Quảng Ninh đã tổ chức Hội nghị tổng kết Đề án “Mỗi xã, phường một sản phẩm” (OCOP) giai đoạn 2017 - 2020 và chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) năm 2020.
Theo đó, sau 7 năm triển khai Chương trình OCOP, đặc biệt là việc thực hiện Đề án OCOP giai đoạn 2017-2020 đã góp phần làm thay đổi tập quán sản xuất của nhân dân, từ sản xuất lạc hậu tự cung, tự cấp sang sản xuất hàng hóa quy mô lớn, tạo ra hướng đi mới trong sản xuất kinh doanh các sản phẩm truyền thống có lợi thế trên địa bàn tỉnh.
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Trần Thanh Nam phát biểu tại Hội nghị |
Đến nay, Quảng Ninh đã có 177 đơn vị kinh tế tham gia Chương trình OCOP với tổng số lao động trực tiếp trên 4.500 người và hàng vạn lao động gián tiếp hưởng lợi từ chương trình; đã có 456 sản phẩm tham gia Chương trình OCOP, có 236 sản phẩm đạt từ 3-5 sao, trên 90% sản phẩm OCOP được dán tem điện tử truy xuất nguồn gốc.
Đối với chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM năm 2020, tỉnh đã quan tâm triển khai thực hiện và đạt được nhiều kết quả thiết thực. Một số chỉ tiêu đạt được cao hơn so với bình quân chung của cả nước. Hiện, tỉnh đã có 7/13 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn/hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM; 91/98 xã đạt chuẩn NTM; 30/98 xã đạt chuẩn NTM nâng cao; 12/98 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu…
Quảng Ninh cần tiếp tục đi đầu về chất lượng các sản phẩm OCOP |
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Trần Thanh Nam ghi nhận, biểu dương cách làm sáng tạo, quyết liệt của tỉnh Quảng Ninh trong triển khai thực hiện Đề án “Mỗi xã phường một sản phẩm” và chương trình xây dựng NTM. Quảng Ninh đã định hướng rõ lộ trình triển khai thực hiện, chú trọng vào những nội dung trọng tâm, trọng điểm như: Tập trung triển khai xây dựng NTM kiểu mẫu, NTM nâng cao; nâng cao hơn nữa đời sống vật chất và tinh thần cho nông dân, thu hẹp nhanh khoảng cách giàu nghèo trong xã hội.
Về việc phát triển sản phẩm OCOP, Thứ trưởng Bộ NN&PTNN nhấn mạnh: Triển khai xây dựng các sản phẩm OCOP là xu hướng tất yếu, đáp ứng nhu cầu phát triển hiện nay trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Đây là cách làm hiệu quả nhằm thay đổi tập quán sản xuất của nhân dân, tổ chức lại quy mô sản xuất hàng hóa từ nhỏ lên quy mô lớn. Hiện nay, cả nước có 3.500 sản phẩm OCOP thì tỉnh Quảng Ninh đã có trên 400 sản phẩm.
Thứ trưởng đề nghị, Quảng Ninh cần tiếp tục nâng tầm chương trình OCOP tỉnh, chuyển từ lượng sang chất, phát triển sản xuất tập trung quy mô lớn, chất lượng cao trên địa bàn nông thôn và khu vực đô thị. Đồng thời, phát huy tối đa tiềm năng lợi thế của địa phương, sức sáng tạo của người dân để tạo ra những sản phẩm OCOP có chất lượng tốt, đạt 4 tiêu chuẩn cơ bản: Đảm bảo vùng nguyên liệu, phục vụ truy xuất nguồn gốc; ưu tiên sử dụng và nâng cao chất lượng lao động địa phương; sản phẩm có đầy đủ chứng nhận an toàn thực phẩm và sản phẩm phải có chỉ dẫn địa lý.
Quảng Ninh cần tiếp tục đi đầu về chất lượng các sản phẩm OCOP, xây dựng và quản lý chương trình OCOP thành thương hiệu mạnh của tỉnh Quảng Ninh trên phạm vi cả nước cũng như trong khu vực, quốc tế.