Ngô nữ hoàng đỏ, bắp ngô ngọt thơm như hoa quả Bắp ngô tưởng chỉ để ăn chơi, hoá ra mang nhiều lợi ích Bổ sung dinh dưỡng, nâng cao sức khỏe với ngô luộc |
Bắp ngô từ lâu đã trở thành một loại thực phẩm quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày của người Việt Nam. Ngoài hạt ngô chứa nhiều dưỡng chất, râu ngô cũng là thứ đi kèm mua.
Tuy nhiên, râu ngô, vốn là phần thường bị loại bỏ khi chế biến bắp ngô, lại được xem như dược liệu quý hiếm, thậm chí còn được so sánh ngang hàng với nhân sâm về giá trị bổ dưỡng. Được biết đến với tên gọi ngọc mễ tu, râu ngô thường xuyên được sử dụng trong các bài thuốc cổ truyền để điều trị các bệnh liên quan đến gan và mật.
Theo BS.CKI Bùi Thị Yến Nhi, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM - Cơ sở 3 chia sẻ, trong râu ngô chứa vitamin A, vitamin K, vitamin B1, B2, B6 (pyridoxin), vitamin), vitamin C, vitamin PP, các flavonoid, acid pantothenic, isotol, các saponin, các steroid như sytosterol và sigmasterol, các chất đắng, dầu béo, vết tinh dầu và nhiều chất vi lượng khác.
Chúng ta có thể tận dụng râu ngô khi luộc cả nó với bắp ngô và cho ra nước ngô (nước râu ngô). Dưới đây là những tác dụng của nước ngô.
Hỗ trợ giảm cân
Nước râu ngô chứa lượng calo thấp lại có tác dụng lợi tiểu nên có thể hỗ trợ tốt cho những người đang muốn giảm cân. Uống nước râu ngô còn cải thiện quá trình trao đổi chất và thải độc cơ thể.
Thanh lọc cơ thể
BS bác sĩ y học cổ truyền Trương Văn Quân cho biết: "Trong y học cổ truyền, nước luộc ngô được coi là một loại nước giải nhiệt rất tốt, giúp thanh lọc cơ thể, hỗ trợ lợi tiểu và cải thiện chức năng thận.
Bên cạnh đó, nước luộc ngô còn được sử dụng để làm giảm các triệu chứng như phù nề và giúp loại bỏ độc tố qua đường tiết niệu".
Lợi tiểu và hỗ trợ điều trị bệnh thận
Trong đông y, râu ngô là một vị thuốc lợi tiểu mạnh, được dùng nhiều để chữa trị các bệnh liên quan đến thận như sỏi thận, đau thận, viêm thận,...
Từ thời xưa, người ta đã dùng râu ngô để giảm nguy cơ hình thành cặn thận - nguyên nhân gây sỏi. Râu ngô cũng có tác dụng bảo vệ chống lại tổn thương thận do một số loại thuốc hoặc phương pháp điều trị ung thư gây ra.
Chống oxy hóa
Nước râu ngô chứa nhiều dinh dưỡng như vitamin A, vitamin B1, B2, B6, vitamin K, vitamin C… và các vi chất ở dạng tự nhiên. Các chất này có tác dụng làm chậm quá trình lão hóa, tăng cường sức đề kháng của cơ thể.
Hỗ trợ tiêu hóa
Nước luộc ngô cũng được coi là một loại nước giúp cải thiện chức năng tiêu hóa và hỗ trợ giảm cân.
BS Quân giải thích: "Nước luộc ngô chứa lượng chất xơ hòa tan, giúp thúc đẩy quá trình tiêu hóa, giảm cảm giác đầy bụng, khó tiêu và giúp cơ thể trao đổi chất tốt hơn".
Ngoài ra, nước luộc ngô còn có tác dụng thanh nhiệt, giúp giải tỏa căng thẳng, làm mát cơ thể. Đây là lý do tại sao loại nước này thường được ưa chuộng trong mùa hè.
Cải thiện bệnh gan, mật
Râu ngô cũng được coi là vị thuốc lợi mật an toàn nhất trong Đông y, có tác dụng thông mật, giúp điều trị bệnh sỏi túi mật và viêm túi mật hiệu quả.
Râu ngô cũng xuất hiện thường xuyên trong các bài thuốc chữa trị tắc mật tiểu vàng, vàng da, viêm gan,... và rất nhiều bệnh lý khác.
Trị chứng xuất huyết
Râu ngô chứa vitamin K - một chất có tác dụng kiểm soát chảy máu, đặc biệt là trong trường hợp phụ nữ có thai. Tuy nhiên, các thai phụ không được tự ý sử dụng nước râu ngô mà không có sự tư vấn của bác sĩ.
Tốt cho mắt
Nước luộc ngô chứa nhiều khoáng chất tự nhiên như: kali, magie cùng với các chất chống oxy hóa như lutein và zeaxanthin - những hợp chất giúp bảo vệ sức khỏe đôi mắt, giảm thiểu tổn thương do gốc tự do gây ra và giúp cải thiện tuần hoàn máu.
Ổn định đường huyết
Râu ngô được sử dụng rất nhiều trong y học cổ truyền Trung Quốc để kiểm soát bệnh tiểu đường. Chiết xuất từ râu ngô có thể làm giảm lượng đường trong máu và giúp ngăn ngừa biến chứng tiểu đường liên quan đến thần kinh (tổn thương dây thần kinh).
Râu ngô cũng giúp làm chậm quá trình hấp thu tinh bột trong thực phẩm, nhờ đó ổn định đường huyết, ngăn ngừa lượng đường trong máu tăng cao đột ngột.
Chống lại bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu
Do tính chất khử trùng và lợi tiểu, râu ngô có tác dụng tuyệt vời chống lại bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu. Người bị sỏi thận, sỏi bàng quang, niệu quản thường xuyên sử dụng nước râu ngô có thể làm tan các loại sỏi tạo thành do urat, photphat, carbonat. Bên cạnh đó, loại nước này còn giúp ngăn chặn chứng đi tiểu rắt của các bệnh nhân bị viêm hay phì đại tuyến tiền liệt.
Làm đẹp da
Râu ngô chứa hàm lượng vitamin C và chất chống oxy hóa phong phú góp phần làm giảm ảnh hưởng của quá trình lão hóa da, giúp bạn nuôi dưỡng một làn da khỏe đẹp từ bên trong.
Nước râu ngô là thức uống có tính mát, có thể giúp ngăn ngừa nổi mụn do nóng gan, rất hữu ích cho chị em phụ nữ.
Giảm cholesterol
Cholesterol LDL hay còn gọi là cholesterol xấu có thể gây ra các mảng xơ vữa động mạch, làm tăng nguy cơ đau tim, đau thắt ngực và đột quỵ.
Các flavonoid trong râu ngô có khả năng làm giảm cholesterol LDL và triglyceride trong mạch máu, từ đó giúp ngăn ngừa và làm giảm đau thắt ngực.
Lưu ý
Không dùng râu ngô dài ngày (mỗi lần không dùng quá 10 ngày) vì có thể gây rối loạn điện giải.
Không nên dùng vào buổi tối vì có thể gây lợi tiểu, tiểu đêm nhiều lần.
Liều dùng hợp lý 1 ngày là 10g đối với râu ngô phơi khô và 20g đối với râu ngô tươi.
Trẻ nhỏ chỉ nên uống khoảng 200ml nước râu ngô 1 ngày.
Đánh bay cơn đau gót chân với những cách chữa trị tại nhà |
Tại sao đột quỵ thường xảy ra vào mùa lạnh? |
Những cách đơn giản đối phó với viêm da cơ địa khi trời lạnh |