Theo viện Y học Ứng dụng Việt Nam, sự thật là phần mi nối thêm có thể an toàn, nhưng không thực sự tốt cho sức khỏe.
Nếu mi nối được gắn bởi kỹ thuật viên được đào tạo tốt với các thiết bị vô trùng, keo dán không chứa formaldehyde thì việc này sẽ an toàn và không ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn.
Nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe của nối mi đến từ yếu tố: keo gắn mi và kỹ thuật gắn mi.
Một nghiên cứu năm 2012 của Nhật Bản cho thấy, trong số 106 phụ nữ nối mi có phản hồi không tốt thì có đến 64 người bị các vấn đề về kết mạc và giác mạc do keo gắn hoặc gỡ mi, và 42 người khác bị viêm mí mắt. Vì vậy, nguy cơ dị ứng và viêm không những tồn tại mà còn khá cao.
Dưới đây là một số bất lợi có thể xảy ra
Dị ứng
Mặc dù quá trình nối mi đã có dụng cụ bảo vệ để hạn chế hóa chất rơi vào mắt, mi mắt, da quanh mắt, nang lông, nhưng đây là một kỹ thuật khá tỉ mỉ, mà trong keo dán mi có chứa hóa chất có thể gây phản ứng dị ứng, gây sưng mi mắt, đỏ da vùng quanh mắt, đau rát…
Tình trạng này khá thường gặp, ngay cả người làm có kỹ thuật cao cũng khó tránh, khiến khách hàng bị dị ứng. Tình trạng này nếu nhẹ thì sẽ dịu dần và hết sau vài ngày đến 1 tuần. Nếu nặng hơn có thể khiến da quanh mắt đỏ, mí mắt sưng phồng kéo dài đến vài tháng, thậm chí nhiễm khuẩn mí mắt, cần phải điều trị.
Bản thân việc nối mi không gây ra tác hại, nhưng do trong keo dán có chứa một số hóa chất. Đặc biệt là nhiều loại keo chứa formaldehyde - là chất chủ yếu có thể gây ra kích ứng và dị ứng nêu trên. Ngoài ra, nếu nối mi mắt được thực hiện bởi kỹ thuật viên non tay, thiếu kinh nghiệm sẽ làm lớp keo gắn mi dính vào da quanh mắt gây tổn thương.
Rụng mi dài hạn
Nghiêm trọng nhất về tác hại của nối mi không thể bỏ qua chính là mi thật bị rụng và rụng trong thời gian dài khiến mi bị trọc, thậm chí không thể mọc lại. Điều này khiến nhiều chị em phụ nữ “cực kỳ lo lắng” và hoảng loạn. Thực tế, việc rụng mi thật trong thời gian sử dụng mi nối là bình thường và không hề liên quan đến phương pháp nối mi. Nguyên nhân chính của hiện tượng này chính là sử dụng keo dán kém chất lượng, ảnh hưởng trực tiếp đến nang mi. Hoặc sau khi nối mi, người được nối không chăm sóc mi cẩn thận, sạch sẽ gây tích tụ vi khuẩn, bụi bẩn trên mi, khiến mi thật bị ảnh hưởng và rụng đi.
Nhưng việc rụng trong thời gian dài, hoặc mi lâu mọc lại hoàn toàn do chính bản thân bạn. Nhiều chuyên gia khuyến cáo rằng nối mi không nên thực hiện liên tục, chúng ta cần cho mi mắt có thời gian để nghỉ ngơi và dưỡng mi thật tốt trước khi tiếp tục thực hiện nối mi. Trong khi đó, tình trạng rụng mi thường xuất hiện ở các đối tượng nối mi nhiều lần với tần suất cao (2-3 tuần nối mi một lần).
Ảnh hưởng đến thị lực
Nhiều tin đồn cho rằng nối mi khiến thị lực của mi bị giảm, có thể dẫn đến mù lòa. Tác hại của việc nối mi này có xảy ra, nhưng rất hiểm. Điều này chỉ xuất hiện khi bạn sử dụng keo nối mi kém chất lượng, dính và mắt, hoặc thực hiện nối mi tại địa chỉ không uy tín trong thời gian dài, tần suất nối mi lớn. Việc này khiến mắt không thể chịu nổi và trở nên viêm, kích ứng nặng, ảnh hưởng đến niêm mạc và nặng hơn là thị lực của mắt.
Ngứa mắt
Biểu hiện này thường xuất hiện nhiều nhất, nguyên nhân là do tay nghề của người thợ nối mi hoặc do hết keo dán làm hở chân mi gây ngứa mắt.
Đỏ mắt
Đây là trường hợp khá phổ biến và nguyên nhân có thể là do mắt nhạy cảm, dễ bị dị ứng, khi thực hiện gắn mi mắt mở to nên tiếp xúc với keo dán. Từ đó, gây nên biểu hiện đỏ mắt nhưng sẽ hết ngay sau đó.
Cộm mắt
Nguyên nhân gây cộm mắt là do thợ nối mi dán quá nhiều keo làm cho chân mi bị nặng gây cộm mắt.
Một số lưu ý khi thực hiện nối mi làm đẹp
Nhìn chung, nối mi sẽ tương đối an toàn nếu được thực hiện bởi chuyên gia và sử dụng keo dán mi không chứa formaldehyde, cũng như các thiết bị nối mi vô trùng. Một số lưu ý khi thực hiện nối mi làm đẹp:
Chọn cơ sở làm đẹp uy tín: là những cơ sở có nhân viên được đào tạo chuyên nghiệp về nối mi, sử dụng loại keo dán mi chất lượng tốt.
Cẩn trọng với làn da nhạy cảm: Đối với những người có đôi mắt nhạy cảm, việc sử dụng keo dán mi có thể gây kích ứng da, do đó cần tìm hiểu kỹ càng trước khi sử dụng
Chọn định dạng phù hợp với đôi mắt: mỗi khuôn mặt đều cần một dáng mi phù hợp, điều này không chỉ giúp đôi mắt trở nên sắc nét mà còn thể hiện sắc thái của con người. Ví dụ, mắt tròn nên chọn mi lụa, mi dày và cong còn mắt hình nón cần chọn mi chùm cong để mắt trông to tròn và tôn dáng hơn.
Sau khi nối mi cần hạn chế rửa mắt trong 24 giờ, dùng tăm bông thấm nước để lau xung quanh mắt nhằm giữ độ bền. Sau khi rửa mặt dùng chổi mascara chải lại giúp mi luôn thẳng hàng, không bị đan xen lộn xộn vào nhau.
Tránh dụi mắt bằng tay vì có thể khiến hàng mi xô lệch vị trí, keo dán bong ra gây ảnh hưởng mắt.
Không tự gỡ mi giả: việc tự gỡ mi không đúng cách có thể gây ảnh hưởng đến mắt, cũng như khả năng rụng hàng mi thật. Vì vậy, bạn hãy đến những cơ sở làm đẹp để đảm bảo an toàn.
Dặm lại mi để đảm bảo thẩm mỹ: Khi đã nối mi thì bạn cần thực hiện nối lại nhiều lần, nhất là khi mi bị rụng nhằm duy trì vẻ đẹp cho đôi mắt.
Hi vọng những thông tin trong bài viết trên đã phần nào giải đáp được thắc mắc: “Nối mi nhiều có hại không?”.