Ninh Bình: Cả làng ăn nên làm ra, giàu lên nhờ trồng ổi lê Đài Loan

TH&SP Nằm bên dòng sông Đáy trù phú, làng trồng ổi Cờ Thượng (xã Khánh Khánh, huyện Yên Khánh, Ninh Bình) được thiên nhiên ưu đãi cho dải đất màu mỡ. Ngày xưa, trồng ổi chỉ để lấy bóng mát và quả ăn vặt nhưng mấy năm trở lại đây, cây ổi, nhất là giống ổi lê Đài Loan là nguồn thu chính. Nhiều gia đình làng Cờ Thượng đã giàu lên nhờ cây ổi.

Hiện nay, hàng chục hộ dân tại làng Cờ Thượng, xã Khánh Thành (Yên Khánh) tập trung vào phát triển cây ổi lê Đài Loan. Nhiều hộ không có vườn, đất ruộng đã chủ động bỏ tiền thuê đất trồng ổi. Nhờ sự chịu khó của người nông dân đã đưa vùng đất của xã Khánh Thành trở thành nơi cung cấp ổi lê Đài Loan hàng đầu của tỉnh Ninh Bình.

Nhờ trồng giống ổi lê Đài Loan ăn vừa ngọt vừa giòn mà nhiều gia đình ở làng Cờ Thượng có nguồn thu nhập hàng chục triệu đồng/tháng.

Mô hình trồng cây ổi lê Đài Loan ở xã Khánh Thành, huyện Yên Khánh đang phát triển mạnh đã mang lại hiệu quả kinh tế cao và giúp người dân có thu nhập ổn định, thậm chí nhiều hộ đổi đời nhờ trồng ổi.

Gia đình nhà ông Nguyễn Văn Dũng ở làng Cờ Thượng, xã Khánh Thành, huyện Yên Khánh hiện đang trồng gần 1 mẫu (gần 3.600m2) giống ổi lê Đài Loan. Nhờ kinh nghiệm trồng ổi, nắm vững kỹ thuật trồng ổi và bán ổi đắt hàng mà mỗi tháng gia đình ông có thu nhập lên đến 18 triệu đồng.



Giống ổi lê Đài Loan mà dân làng Cờ Thượng và một số nơi khác trồng là giống ổi ăn giòn, ngọt, mẫu mã đẹp, nhiều thịt, ít hạt và cho trái quanh năm.

Ông Dũng cho biết, trồng ổi lê Đài Loan tuy tốn nhiều công sức, nhưng lợi nhuận cao hơn 3-4 lần so với trồng lúa. Cây ổi sau khi trồng khoảng 1 năm là bắt đầu cho thu hoạch, thời gian thu hoạch diễn ra quanh năm và cho thu hoạch liên tục khoảng 7 năm liền sau đó mới phải trồng lại.

“Từ lúc chuyển sang trồng ổi, cuộc sống không còn khó khăn như trước nữa. Với hơn 200 gốc ổi lê Đài Loan, mỗi năm tôi cũng kiếm được hơn 200 triệu đồng. Giả dụ gia đình tôi vẫn trồng 1 mẫu đất lúa, quanh năm đầu tắt mặt tối, trừ tiền phân tro, giống má đi thì chẳng được mấy đồng bạc, gặp năm thời tiết bất lợi, dịch bệnh tràn lan thì coi như mất trắng...”, ông Dũng bộc bạch và phân tích.

Trung bình mỗi ngày gia đình ông Dũng thu hái được từ 60kg ổi lê Đài Loan giao bán cho thương lái, thu về từ 500- 700 ngàn đồng.

Ông Nguyễn Văn Dũng cho hay, mấy năm nay, ngày nào gia đình ông cũng có ổi để bán. Trung bình mỗi ngày gia đình ông thu hái được từ 60kg quả, hiện giá thu mua tận vườn khoảng 18.000 đồng/kg.

“Nhờ vườn ổi này mà bình quân mỗi ngày gia đình tôi kiếm được từ 500- 700 ngàn đồng, tính ra mỗi tháng thu nhập được 18 triệu đồng. Mà không chỉ gia đình tôi, nhiều hộ trong làng cũng có của ăn của để, tiêu pha thoải mái hơn nhờ ổi lê Đài Loan”

Cũng theo ông Dũng, sau nhiều lần “thí nghiệm”, người dân địa phương nhận thấy cây ổi mang lại thu nhập ổn định nên nhiều hộ quyết định gắn bó lâu dài với cây trồng này.

Hiện tại ở làng Cờ Thượng có khoảng 25 hộ trồng ổi với tổng diện tích khoảng hơn 7 ha. Hộ ít cũng trồng vài sào còn hộ nhiều lên tới cả mẫu. Cũng chính nhờ cây ổi lê Đài Loan này, nhiều hộ dân ở đây cuộc sống trở lên khấm khá hơn và có nhiều hộ còn giàu lên từ cây ổi.

Cây ổi lê Đài Loan đã mang lại sự đổi thay cho nhiều hộ dân ở làng Cờ Thượng, cuộc sống trở lên khấm khá hơn trước.

Không chỉ riêng hộ ông Dũng, hộ nhà ông Lại Văn Độ (58 tuổi, ở làng Cờ Thượng) từ lúc trồng ổi gia đình ông giàu lên trông thấy. Chia sẻ với phóng viên báo điện tử DANVIET.VN, ông Lại Văn Độ không giấu được niềm vui mừng cho biết, nhờ vườn ổi lê Đài Loan này mà ngày nào gia đình ông cũng có thu nhập, ngày ít thì cũng được vài trăm ngàn đồng, ngày nhiều kiếm được tiền triệu.

Ông Lại Văn Độ chia sẻ, hiện tại nhà ông có gần 120 gốc ổi lê Đài Loan đang vào năm thứ 3 nên sản lượng tương đối cao. Do thổ nhưỡng ở địa phương phù hợp với cây ổi và được chăm sóc bài bản nên vườn ổi của gia đình ông phát triển tốt, cho trái quanh năm và đặc biệt chất lượng quả được thương lái đánh giá cao.

“So với trồng lúa thì thu nhập từ cây ổi cao gấp nhiều lần so với trồng lúa. Nhờ cây ổi này mà gia đình tôi ngày nào cũng có thu nhập, thỏa mái chi tiêu sinh hoạt hàng ngày mà không phải lo nghĩ gì”, ông Độ tâm sự.

"Lúc quả ổi còn non bằng ngón tay cái người lớn, người trồng bắt đầu dùng bao nilon PP và bao xốp để bọc trái ổi lại. Làm việc này giúp cho quả ổi đẹp, tránh bị ruồi vàng tấn công", ông Độ chia sẻ.

Theo kinh nghiệm trồng ổi của ông Độ, ổi ngon hay không còn phụ thuộc vào quá trình chăm bón. Nếu không sử dụng các loại phân bón thì ổi càng ngon nhưng năng suất sẽ thấp.

"Có nhà bón từ lúc quả nhỏ để chuẩn bị cho lứa sau hoa ra nhanh, mà trên cây có cả quả đang chuẩn bị thu hoạch, thì lúc ấy quả lại không ngon", ông Độ lý giải với phóng viên Báo điện tử DANVIET.VN.

Những năm gần đây, đặc sản ổi lê của làng Cờ Thượng rất được ưa chuộng. Các lái buôn ở khắp nơi đều đổ về đây lấy hàng, nên hầu như hàng ra đến đâu, hết đến đó. Vì thế, cây ổi lê Đài Loan không chỉ giúp cải thiện đời sống mà còn giúp người nông dân ở đây làm giàu trên chính mảnh đất quê hương. Nhiều người trong làng đã chuyển đổi đất lúa sang trồng ổi, bởi dễ chăm sóc mà thu nhập lại cao hơn gấp nhiều lần cây lúa.

t/h

Cùng chuyên mục

Tin khác

Những cách cắm hoa bưởi đẹp mê li, thơm phưng phức

Những cách cắm hoa bưởi đẹp mê li, thơm phưng phức

Với mùi hương thơm dịu nhẹ, vẻ đẹp giản dị nhưng đầy tinh tế, hoa bưởi ngày càng được nhiều người cắm để làm đẹp không gian sống. Cùng ngắm những cách "biến tấu" với hoa bưởi vô cùng hút mắt dưới đây.
Bắc Kạn mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm OCOP địa phương

Bắc Kạn mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm OCOP địa phương

Thời gian qua, tỉnh Bắc Kạn nỗ lực đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại cho các sản phẩm nông sản, OCOP của địa phương, nhằm hỗ trợ các chủ thể sản xuất kinh doanh giới thiệu, quảng bá, mở rộng thị trường tiêu thụ.
Đồng Nai: Phát triển các sản phẩm thế mạnh gắn với vùng trồng

Đồng Nai: Phát triển các sản phẩm thế mạnh gắn với vùng trồng

Thời gian qua, các địa phương trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp đã tập trung phát triển các sản phẩm thế mạnh gắn với vùng trồng. Qua đó, nhiều sản phẩm OCOP không chỉ đáp ứng tốt thị trường nội địa mà còn đạt chuẩn xuất khẩu vào những thị trường khó tính.
Bạch Thông chú trọng phát triển sản phẩm OCOP

Bạch Thông chú trọng phát triển sản phẩm OCOP

Huyện Bạch Thông (tỉnh Bắc Kạn) đã chú trọng triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ Chương trình OCOP như cấp vốn vay ưu đãi, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất... tiếp cận nguồn nguyên liệu chất lượng cao, tăng cường công tác tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến tiêu thụ sản phẩm.
"Biển" người đổ về tham gia Lễ hội bánh mì Việt Nam lần thứ 3

"Biển" người đổ về tham gia Lễ hội bánh mì Việt Nam lần thứ 3

Lễ hội bánh mì Việt Nam lần thứ 3 năm 2025, với chủ đề "Giòn ngon bánh mì - đậm vị cà-phê" nhằm tôn vinh sự kết hợp giữa hai biểu tượng ẩm thực Việt Nam là bánh mì và cà-phê Việt. Đồng thời, giới thiệu và quảng bá ẩm thực Việt Nam ra thế giới.
Hơn 140 gian hàng tham gia Lễ hội bánh mì Việt Nam lần thứ 3

Hơn 140 gian hàng tham gia Lễ hội bánh mì Việt Nam lần thứ 3

Ngày 21/3, Lễ hội bánh mì Việt Nam năm 2025 chính thức diễn ra tại công viên Lê Văn Tám, Quận 1, TP.HCM thu hút đông đảo người dân, du khách đến tham quan các gian hàng, trải nghiệm thưởng thức sự đa dạng của ẩm thực Việt và bánh mì Việt Nam.
Hà Nội: Huyện Thường Tín đẩy mạnh phát triển, quảng bá sản phẩm OCOP đặc trưng

Hà Nội: Huyện Thường Tín đẩy mạnh phát triển, quảng bá sản phẩm OCOP đặc trưng

Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) tại huyện Thường Tín đã và đang tạo sức bật mạnh mẽ cho kinh tế nông thôn địa phương, khơi dậy tiềm năng, lợi thế của các làng nghề truyền thống, đồng thời mở rộng cơ hội phát triển cho các sản phẩm nông nghiệp, thủ công mỹ nghệ đặc trưng.
Ngư dân Thanh Hóa phấn khởi vào mùa sứa biển

Ngư dân Thanh Hóa phấn khởi vào mùa sứa biển

Nghề đánh bắt, chế biến sứa mang lại thu nhập khá tốt cho ngư dân ở Thanh Hoá. Năm nay vụ sứa đến muộn, sản lượng giảm hơn so với năm ngoái nhưng lại xuất hiện nhiều loài sứa đỏ, có giá trị kinh tế cao hơn nên phần nào giúp ngư dân yên tâm đánh bắt.
Nâng cao thương hiệu và giá trị chè Shan tuyết

Nâng cao thương hiệu và giá trị chè Shan tuyết

Để nâng cao giá trị từ cây chè, huyện Hoàng Su Phì (tỉnh Hà Giang) sẽ tập trung phát triển vùng nguyên liệu và tiêu thụ sản phẩm nhằm nâng cao hơn nữa thương hiệu, giá trị chè Shan tuyết cổ thụ, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường trong nước và quốc tế.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
bidv3
gleximco
Phiên bản di động