Mẹo dọn dẹp căn bếp đón Tết sạch bong, sáng bóng trong tích tắc Mách bạn Top thực phẩm quen thuộc trong nhà bếp tốt cho tim mạch Top 4 máy xay đa năng giá "hạt dẻ" nhưng chất lượng "miễn chê" |
Các hoạt động nấu nướng, ăn uống diễn ra thường xuyên khiến nhà bếp trở nên bẩn nhanh chóng, tiềm ẩn nhiều nguy cơ nhiễm khuẩn. Đặc biệt là phải chú ý những vật phẩm sau:
Dụng cụ nấu ăn có khe
Những dụng cụ có khe, kẽ nhỏ như phới đánh trứng, dụng cụ mở hộp và dụng cụ bào phô mai có thể chứa vi khuẩn. Tiến sĩ Chun Tang, bác sĩ đa khoa và giám đốc y tế tại Pall Mall Medical, cho biết các dụng cụ nhà bếp, đặc biệt là những dụng cụ làm từ nhiều thành phần, như phới đánh trứng, có thể chứa vi khuẩn dẫn đến các vấn đề về đường tiêu hóa như E. coli, salmonella và listeria.
Tiến sĩ Tang khuyên nên rửa một số dụng cụ ngay sau khi sử dụng. "Các khe kẽ nhỏ có thể chứa những mảnh vụn mà mắt thường không nhìn thấy, nhưng chúng ta có thể vô tình khuấy vào tách trà, mì ống, súp hoặc các món ăn nhẹ khác hàng ngày", tiến sĩ Tang nói, thêm rằng hãy chà mạnh dụng cụ bào phô mai bằng bàn chải, rửa sạch và để khô tự nhiên thay vì dùng khăn lau.
Với các dụng cụ mở hộp, thay vì chỉ ném nó trở lại ngăn kéo vì không thấy thức ăn trên đó, tiến sĩ Tang khuyên nên lau vành bằng khăn giấy để loại bỏ bụi bẩn. "Sau đó, ngâm trong nước nóng và xà phòng lỏng trong 30 phút. Làm sạch bằng bọt biển, rửa sạch rồi dùng khăn giấy lau khô vành", vị tiến sĩ nói thêm.
Lọ gia vị
Một trong những vật dụng được dùng đến mỗi ngày có nguy cơ chứa nhiều vi khuẩn nhất chính là các lọ gia vị. Trong quá trình nấu ăn, bạn có thể cầm vào các lọ gia vị khi tay không hoàn toàn sạch hoặc chúng bị bám bụi nếu bạn không bảo quản trong tủ kín. Chính điều này đã tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi. Bạn cần thường xuyên lau chùi các lọ gia vị trước và sau mỗi lần nấu ăn nhé!
Dụng cụ ăn uống
Một số loại dụng cụ ăn uống, đặc biệt là những sản phẩm bằng bạc với thiết kế phức tạp, có thể là nguồn lây nhiễm vi khuẩn. Tiến sĩ Chun Tang cảnh báo rằng các chi tiết tỉ mỉ trên thìa, dĩa và đũa có thể giữ lại mảnh vụn thức ăn, dẫn đến sự phát triển của vi khuẩn độc hại như salmonella và E. coli. Một số biến thể của E. coli có thể gây tổn hại nghiêm trọng cho tế bào máu và thậm chí gây suy thận.
Khi lựa chọn đồ dùng ăn uống mới, nên ưu tiên những thiết kế đơn giản, vì chúng dễ vệ sinh hơn và ít có khả năng giữ lại mảnh thức ăn. Mặc dù máy rửa chén thường sử dụng nước nóng để làm sạch, một nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng nhiều máy rửa chén vẫn có thể bị ô nhiễm vi khuẩn, trở thành nguồn lây nhiễm tiềm tàng. Do đó, việc vệ sinh máy rửa chén định kỳ là rất quan trọng để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
Dao kéo
Một số loại dao kéo có thể chứa nhiều vi khuẩn hơn những loại khác. Theo tiến sĩ Tang, nếu bạn sử dụng dao kéo có thiết kế chi tiết phức tạp, các mảnh thức ăn nhỏ có thể bám lại trong những khoảng trống đó và bị thối rữa. Điều này có thể sinh sôi vi khuẩn có hại, chẳng hạn như salmonella và E. coli, ẩn náu cho lần sử dụng tiếp theo.
Khi mua dao kéo mới, hãy chọn những thiết kế đơn giản, làm từ một mảnh thép hoặc bạc. Chúng an toàn hơn so với thiết kế phức tạp với các khe hở nhỏ.
Mặt bàn bếp
Khi bạn nấu ăn cần phải chế biến rất nhiều nguyên liệu thực phẩm hay nấu ăn nên việc mặt bàn bếp chứa nhiều vi khuẩn là có thể hiểu được. Nếu không vệ sinh sạch sẽ mặt bàn bếp sau mỗi lần chế biến và nấu ăn chính là gián tiếp tạo không gian sinh sôi và phát triển cho nhiều loại vi khuẩn.
Máy xay sinh tố
Khi sử dụng máy xay sinh tố, việc vệ sinh đúng cách là rất quan trọng bởi theo một nghiên cứu từ National Sanitation Foundation, máy xay sinh tố là một trong những dụng cụ chứa nhiều vi khuẩn trong nhà bếp, bao gồm salmonella và E. coli. Tiến sĩ Emilia Pasiah khuyên rằng ngay sau khi sử dụng, bạn nên đổ nước ấm và một ít xà phòng vào máy, sau đó bật máy để loại bỏ thức ăn thừa. Việc tháo rời từng bộ phận và rửa sạch bằng tay với nước xà phòng nóng, đặc biệt là ở các khu vực khó tiếp cận, sẽ giúp loại bỏ vi khuẩn triệt để.
Cốc và ly
Bạn nghĩ rằng chỉ cần rửa qua là đủ để làm mới cốc trà của bạn giữa các lần uống? Hãy nghĩ lại.
Vấn đề thực sự nằm ở màng sinh học - về cơ bản là một lớp vi khuẩn có thể phát triển bên trong cốc, đặc biệt nếu chúng chứa chất lỏng như cà phê hoặc sữa.
Vi khuẩn như tụ cầu vàng và E. coli có thể tồn tại trên bề mặt trong nhiều ngày, vì vậy hãy sử dụng nước nóng, xà phòng và bọt biển hoặc bàn chải sạch để rửa sạch các loại ly, cốc đúng cách và để chúng khô tự nhiên để tránh lây lan vi khuẩn từ khăn.
Thớt
Thớt là nơi có nguy cơ chứa nhiều vi khuẩn hàng đầu trong bếp do quá trình chế biến thực phẩm tươi sống như: Cá, thịt, các loại rau củ,... bạn luôn cần thực hiện trực tiếp trên chúng. Để giữ cho thớt được sạch sẽ, sau mỗi lần sử dụng bạn nên rửa sạch thớt với nước rửa chén và nước nóng, để thớt ở nơi thoáng để giữ thớt được khô ráo.
Nồi chiên không dầu
Đối với nồi chiên không dầu, vi khuẩn thường phát triển trong giỏ đựng, nơi dầu thừa có thể bị ôi thiu và gây ra mùi khó chịu cùng các triệu chứng ngộ độc thực phẩm.
Tiến sĩ Pasiah hướng dẫn nên vệ sinh nồi chiên sau mỗi lần sử dụng khi nồi đã nguội bằng cách ngâm giỏ và khay trong nước xà phòng nóng, và lau bên trong nồi bằng khăn ẩm có xà phòng hoặc dung dịch giấm để làm sạch hiệu quả. Vệ sinh thường xuyên không chỉ giúp bảo vệ sức khỏe mà còn giữ cho các thiết bị bếp hoạt động hiệu quả.
Tủ lạnh
Được xem là nơi bảo quản thực phẩm phẩm an toàn và vệ sinh hàng đầu, song tủ lạnh vẫn có tiềm ẩn nguy cơ chứa vi khuẩn có khả năng gây ảnh hưởng sức khỏe.
Theo nghiên cứu, nhiều vi sinh vật như vi khuẩn, nấm mốc và nấm men vẫn có thể phát triển ở nhiệt độ khoảng 4 độ C, nhiệt độ tiêu chuẩn trong tủ lạnh. Những vi sinh vật này có thể được truyền từ thực phẩm sống chưa rửa và ô nhiễm bề mặt trong tủ lạnh, gây ảnh hưởng đến các thực phẩm khác.
Để đảm bảo tủ lạnh nhà bạn luôn vệ sinh ít nhất mỗi một đến hai tháng, nên bảo quản thực phẩm trong hộp nhựa để có thể giữ được lâu cũng như hạn chế sự lây lan vi khuẩn.
Miếng bọt biển
Miếng bọt biển và khăn lau là những dụng cụ thường được sử dụng trong việc vệ sinh nhà bếp, nhưng chúng cũng có thể trở thành nguồn phát tán vi khuẩn. Một nghiên cứu cho thấy 49% khăn lau trà trong bếp có sự hiện diện của vi khuẩn, bao gồm coliform, enterococcus (có thể gây nhiễm trùng tiểu và bụng) và staphylococcus aureus (nguy cơ dẫn đến nhiễm trùng da và máu).
Cơ quan Tiêu chuẩn Thực phẩm (FDA) khuyến cáo người tiêu dùng nên thay khăn lau thường xuyên và hạn chế sử dụng chúng cho nhiều mục đích khác nhau như lau tay, bát đĩa và bề mặt. Đối với miếng bọt biển, nghiên cứu cho thấy chúng có thể chứa các loại vi khuẩn nguy hiểm như E. coli, salmonella và listeria. Do đó, chuyển sang sử dụng bàn chải rửa chén có thể là một lựa chọn tốt hơn, vì chúng thường có ít vi khuẩn hơn so với miếng bọt biển.
Tay cầm, núm vặn, bảng điều khiển vật dụng
Tay cầm, núm vặn, bảng điều khiển vật dụng là những vị trí chúng ta phải tiếp xúc nhiều trong suốt quá trình chế biến thực phẩm cũng như nấu ăn, rất dễ khiến chúng bị bám bẩn và tích tụ vi khuẩn. Để giữ cho tay cầm, núm vặn, bằng điều khiển vật dụng được sạch sẽ bạn đừng quên lau dọn chúng cùng các vật dụng khác sau mỗi lần sử dụng nhé!
Bồn rửa bát
Tương tự như miếng rửa chén, bồn rửa chén cũng phải thường xuyên tiếp xúc với nhiều loại vết bẩn, thức ăn thừa chứa nhiều vi khuẩn bám lại, nhất là ở vị trí nút thoát nước. Khi rửa chén xong bạn cũng nên vệ sinh bồn rửa chén, lấy cặn thực phẩm còn bám bên trong để giữ cho bồn rửa bát luôn trong trạng thái sạch sẽ.
Thảo dược "nhà bếp" phòng cúm trong mùa Đông Xuân |
Những thói quen “chết người” mà ai cũng mắc phải khi rửa bát |
Uống nước trước khi ngủ có tốt không? |