Liên tiếp các vụ ngộ độc thực phẩm đầu tháng 4, chuyên gia cảnh báo gì? Ăn gan lợn thế nào cho an toàn? “Bỏ túi” những loại thực phẩm tốt cho tuyến giáp |
Tăng cường miễn dịch và hỗ trợ phục hồi vết thương
Thịt cua cung cấp lượng lớn protein, đặc biệt là protein chất lượng cao chứa các axit amin thiết yếu. Những axit amin này giúp tăng cường hoạt động của tế bào lympho – yếu tố then chốt trong hệ miễn dịch, từ đó hỗ trợ cơ thể chống lại nhiễm trùng. Đồng thời, chúng còn góp phần thúc đẩy quá trình phục hồi các vết thương, giúp cơ thể nhanh lành hơn.
![]() |
Thịt cua cung cấp lượng lớn protein, đặc biệt là protein chất lượng cao chứa các axit amin thiết yếu. |
Bảo vệ hệ xương chắc khỏe
Canxi và phốt pho trong thịt cua đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành và duy trì độ bền của xương. Bổ sung thịt cua vào chế độ ăn uống có thể giúp hạn chế nguy cơ thiếu hụt canxi, hỗ trợ phòng ngừa loãng xương và duy trì sức khỏe hệ vận động theo thời gian.
Hỗ trợ kiểm soát cân nặng
Thịt cua chứa rất ít calo và chất béo, đồng thời giàu protein giúp tạo cảm giác no lâu. Nhờ đó, đây là lựa chọn lý tưởng cho những ai đang cần kiểm soát cân nặng hoặc duy trì vóc dáng khỏe mạnh mà vẫn đảm bảo cung cấp đủ dưỡng chất cho cơ thể.
Hỗ trợ sức khỏe tim mạch
Ít ai ngờ rằng thịt cua lại là nguồn cung cấp omega-3 đáng giá, đặc biệt là hai loại axít béo thiết yếu EPA và DHA. Đây là những dưỡng chất đã được chứng minh có khả năng giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch. Omega-3 không chỉ giúp hạ thấp lượng chất béo trung tính trong máu mà còn hỗ trợ giảm viêm ở thành mạch, đồng thời ngăn ngừa hình thành cục máu đông – nguyên nhân hàng đầu gây ra đột quỵ và nhồi máu cơ tim.
Hỗ trợ giải độc và cải thiện tiêu hóa
Thịt cua còn chứa arginine – một loại axít amin tham gia vào quá trình chuyển hóa năng lượng và góp phần đào thải chất độc ra khỏi cơ thể. Khi được sử dụng điều độ, thịt cua giúp cơ thể duy trì sự cân bằng năng lượng và hỗ trợ hoạt động bài tiết. Điều này đặc biệt có lợi cho những người bị táo bón hoặc gặp vấn đề về tiêu hóa.
![]() |
Do cua thuộc nhóm thực phẩm có tính lạnh, ăn quá nhiều có thể ảnh hưởng không tốt đến hệ tiêu hóa. |
Tuy nhiên, do cua thuộc nhóm thực phẩm có tính lạnh, ăn quá nhiều có thể ảnh hưởng không tốt đến hệ tiêu hóa, dễ gây ra tình trạng đầy bụng hoặc tiêu chảy. Vì vậy, nên thưởng thức cua một cách hợp lý và đúng cách để phát huy tối đa lợi ích cho sức khỏe.
Hỗ trợ chức năng não bộ và ngăn ngừa mất trí nhớ
Bên cạnh lợi ích cho tim mạch, axit béo omega-3 có trong thịt cua còn được biết đến với vai trò bảo vệ chức năng não bộ. Nhiều nghiên cứu cho thấy việc bổ sung đầy đủ omega-3 có thể làm chậm quá trình suy giảm nhận thức, giảm nguy cơ mắc chứng mất trí nhớ và bệnh Alzheimer ở người cao tuổi.
Cải thiện thị lực và bảo vệ mắt
Thịt cua chứa lượng vitamin A đáng kể – dưỡng chất thiết yếu cho đôi mắt khỏe mạnh. Vitamin A giúp duy trì thị lực, hỗ trợ điều tiết ánh sáng và ngăn ngừa các bệnh lý về mắt như thoái hóa điểm vàng hay đục thủy tinh thể.
Giàu kali, tốt cho huyết áp
Thịt cua là nguồn cung cấp kali, một khoáng chất đóng vai trò quan trọng giúp duy trì huyết áp khỏe mạnh. Kali làm giảm tác động của natri. Natri là loại khoáng chất có nhiều trong muối. Nạp quá nhiều natri sẽ dẫn đến huyết áp cao.
Ngăn ngừa khối u
Thịt cua chứa rất nhiều chất dinh dưỡng, trong đó vitamin A và vitamin E là cao nhất. Hai loại vitamin này có thể bảo vệ mô biểu mô niêm mạc, làm mềm mạch máu và chống lại sự lão hóa.
Cua cũng chứa nhiều selen, cao tới 56,7 microgam trên 100 gam cua. Thực phẩm giàu selen có thể cải thiện khả năng miễn dịch của cơ thể, đồng thời có thể đóng vai trò ngăn ngừa khối u và chống ung thư.
Ngăn ngừa ung thư
![]() |
Cua nhiều khoáng selen có tác dụng chặn những tác nhân gây ung thư. |
Cua nhiều khoáng selen có tác dụng chặn những tác nhân gây ung thư như cadmium, arsenic, bạc và thủy ngân. Một nghiên cứu cho thấy thực phẩm chứa nhiều axit béo omega 3 như thịt cua có thể ngăn ung thư tuyến tiền liệt lan đến các bộ phận khác của cơ thể.
Hỗ trợ điều hòa huyết áp
Thịt cua là nguồn cung cấp kali tự nhiên – một khoáng chất quan trọng giúp cân bằng huyết áp. Kali có khả năng làm giảm tác động tiêu cực của natri, vốn là nguyên nhân phổ biến gây huyết áp cao khi tiêu thụ quá mức. Việc bổ sung thịt cua vào khẩu phần ăn là một cách hữu ích để hỗ trợ hệ tim mạch, đặc biệt đối với những người có nguy cơ cao mắc bệnh cao huyết áp.
Tăng cường sức đề kháng và ngăn ngừa khối u
Trong thịt cua có chứa hàm lượng cao vitamin A và vitamin E – hai dưỡng chất nổi bật có khả năng bảo vệ các mô biểu mô, làm mềm mạch máu và làm chậm quá trình lão hóa. Bên cạnh đó, thịt cua cũng là nguồn dồi dào selen, với khoảng 56,7 microgam selen trong mỗi 100 gram. Selen đã được chứng minh có khả năng tăng cường miễn dịch và góp phần ngăn ngừa sự hình thành cũng như phát triển của các tế bào bất thường trong cơ thể.
Phòng ngừa ung thư
Không chỉ giàu selen, thịt cua còn chứa các axit béo omega-3 có lợi trong việc ức chế sự lan rộng của tế bào ung thư. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng các thực phẩm chứa omega-3, đặc biệt là từ nguồn hải sản như cua, có thể hỗ trợ làm chậm quá trình di căn của ung thư tuyến tiền liệt. Đồng thời, selen trong thịt cua còn có khả năng ngăn chặn sự ảnh hưởng của các kim loại nặng độc hại như cadmium, arsenic, bạc và thủy ngân, là những tác nhân tiềm ẩn gây ung thư.
Lưu ý khi ăn cua
Để tận dụng tối đa lợi ích thịt cua, người khỏe mạnh có thể ăn thịt cua khoảng 1-2 lần/tuần, mỗi lần ăn khoảng 85 -110 gram. Tuy nhiên, thịt cua dù giàu dinh dưỡng nhưng không phải ai cũng nên ăn thịt cua. Những người có dị ứng hải sản nên tránh ăn loại thịt này.
Cua dù giàu dinh dưỡng nhưng cua biển có thể chứa hàm lượng thủy ngân và kim loại nặng cao. Phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ cần hạn chế ăn. Thịt cua chứa purin, một hợp chất khi vào cơ thể có thể chuyển hóa thành a xít uric. Lượng axit uric cao sẽ làm trầm trọng thêm các triệu chứng của bệnh gout, theo Heathline.
![]() |
![]() |
![]() |