Máu nhiễm mỡ là gì? Triệu trứng thể hiện đang bị máu nhiễm mỡ
Máu nhiễm mỡ còn có tên gọi khác là mỡ máu cao hay rối loạn chuyển hóa lipid máu. Thông thường, trong máu luôn có một tỷ lệ mỡ nhất định. Tỷ lệ này được đánh giá bằng các chỉ số xét nghiệm triglycerid, cholesterol...
Khi bị máu nhiễm mỡ những chỉ số này sẽ cao hơn mức cho phép. Trong đó, chỉ số cholesterol cao chính là đặc trưng của tình trạng rối loạn mỡ máu.
Máu nhiễm mỡ không có triệu chứng rõ ràng nên người bệnh thường khó nhận biết. Thông thường chỉ được phát hiện khi xét nghiệm máu định kỳ hoặc cho đến khi người bệnh gặp phải một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như đột quỵ hay nhồi máu cơ tim.
![]() |
Trong một số ít trường hợp, ở những người có mức mỡ máu rất cao sẽ có các triệu chứng sau đây:
- Đau đầu, chóng mặt, hoa măt, tim đập nhanh, đau tức ngực, thở gấp,....
- Xuất hiện các khối u hoặc nếp nhăn màu vàng ở bên dưới lớp da (hình thành do sự tích tụ chất béo xung quanh gân và khớp).
- Có một vòng cung màu trắng ở xung quanh giác mạc của mắt.
- Nổi các cục u ở góc trong của mắt.
Nếu không pháp hiện và điều trị kịp thời có thể gây nên nhiều vấn đề nghiêm trọng. Vì nó tạo nên các mảng bám tích tụ trong mạch máu, có thể dẫn đến nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ do máu bị cản lại một phần, khiến các chất dinh dưỡng và oxy cần thiết không được cung cấp đủ cho não và tim để các cơ quan này hoạt động.
Một số đồ uống giúp giảm mỡ máu
Nước ép nghệ
Nghệ từ lâu đã được biết đến là một nguyên liệu có rất nhiều công dụng tốt cho sức khỏe con người, trong đó có khả năng làm giảm mỡ máu vô cùng hiệu quả.
Các nhà khoa học đã chứng minh hoạt chất Curcumin trong nghệ vàng có tác dụng giảm lắng đọng mỡ trong động mạch, đồng thời có tác dụng chống viêm, chống thấp khớp, ngăn ngừa oxy hóa và kháng khuẩn.
![]() |
Tuy nhiên, không nên sử dụng nước ép nghệ trước khi ngủ. Ngoài ra nước ép nghệ cũng được khuyến cáo không phù hợp cho phụ nữ có thai, nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng loại nước ép này
Sữa đậu nành
Do nậu nành chứa hợp chất isoflavones có tác dụng gây khống chế các hoạt động gây hại của cholesterol ở mức bình ổn.Với những người có nguy cơ cao bị máu nhiễm mỡ, việc thay thế các ly sữa giàu chất béo bằng sữa đậu nành hoặc sữa tươi không đường có thể giúp giảm hoặc kiểm soát mức cholesterol trong máu.
Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ khuyến nghị nên tiêu thụ 25g protein từ đậu nành mỗi ngày (khoảng 250ml sữa đậu nành) kết hợp với chế độ ăn ít chất béo bão hòa và cholesterol để giúp giảm mức cholesterol xấu từ 5-6%. Chính vì thế, chúng ta nên bổ sung đạm đậu nành vào trong khẩu phần ăn hằng ngày, từ đó hạn chế các bệnh nguy hiểm liên quan đến tim mạch.
![]() |
Nước ép rau riếp cá
Nước ép rau diếp cá chính là một loại nước uống tốt mà người bị máu nhiễm mỡ không nên bỏ qua. Rau diếp cá có nhiều cellulose giúp hạ mỡ trong máu. Bản thân chất này không bị hấp thụ vào cơ thể nhưng lại có tác dụng tạo cảm giác no, giảm cơn thèm ăn. Từ đó, nhu cầu ăn uống của cơ thể cũng giảm đi
Sữa yến mạch
Ăn các loại thực phẩm từ ngũ cốc nguyên hạt, chẳng hạn như yến mạch, lúa mạch giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Yến mạch và lúa mạch đặc biệt hơn vì chúng chứa nhiều chất xơ hòa tan được gọi là beta glucan. Một ly sữa yến mạch 25 ml có thể cung cấp 1g beta-glucan giúp ức chế sự hấp thụ cholesterol từ thức ăn và giúp giảm cholesterol xấu trong máu một cách hiệu quả.
Đồ uống yến mạch, bao gồm cả sữa yến mạch, có thể được sử dụng thay thế cho các sản phẩm từ sữa, có xu hướng chứa nhiều chất béo và nên được tiêu thụ ở mức độ vừa phải.
![]() |
Sữa yến mạch có thể có thêm đường và chúng có ít chất xơ hơn yến mạch nguyên chất. Sữa yến mạch có 90-120 calo mỗi cốc, vì vậy điều quan trọng là phải kiểm tra khẩu phần, người bệnh máu nhiễm mỡ cũng chỉ nên uống sữa yến mạch với liều lượng vừa phải.
Nước ép cà chua
Cà chua rất giàu chất xơ lycopene, niacin có thể cải thiện mức độ lipid và giảm cholesterol xấu trong máu. Đây là loại quả rất dễ mua, dễ tìm, dễ trồng ở nước ta. Ngoài ra, một nghiên cứu khác cũng đã cho thấy rằng chế độ ăn giàu cà chua (khoảng 300g mỗi ngày trong một tháng) làm tăng mức HDL cholesterol tốt đáng kể lên đến 15,2%.
![]() |
Máu nhiễm mỡ nếu được phát hiện sớm người bệnh có thể thay đổi chế độ ăn uống khoa học, tập luyện thể dục thường xuyên để làm giảm nồng độ mỡ trong máu. Nếu để bệnh phát triển đến giai đoạn, việc điều trị sẽ khó khăn và phức tạp hơn rất nhiều. Nên kể cả người bệnh hay không bị bệnh nên chú ý trong việc ăn uống, tập luyện thể dục để có được một sức khỏe tốt.