Nhiều người nghĩ rằng nhịn ăn là cách giúp cơ thể xuống cân nhanh chóng. Nhưng đây là một quan điểm sai lầm, thậm chí cho kết quả ngược lại. Khi quá đói, bạn thường nạp khá nhiều thực phẩm vào cơ thể để khỏa lấp cơn thèm, cơn đói đang hành hạ. Điều này khiến lượng thức ăn dư thừa tăng lên gấp đôi, mỡ lại tích tụ thêm.
Hơn nữa khi nhịn đói quá lâu cơ thể sẽ sinh ra cơ chế ít đốt cháy năng lượng xuống mức thấp nhất có thể. Cơ thể tích trữ chất béo để duy trì sức sống khiến bạn không thể đốt được lượng mỡ dư thừa.
Đói khiến bạn nạp vào cơ thể những thực phẩm không lành mạnh
Khi quá đói, cơ thể mệt mỏi, xuất hiện các dấu hiệu như hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, bạn nhanh chóng tìm thực phẩm có độ ngọt cao để bổ sung. Lượng đường trong các loại đồ uống sẽ giúp bạn nhanh chóng tỉnh táo lại, huyết áp tăng nhưng đồng nghĩa với việc vừa nạp lượng lớn năng lượng vào người. Độ ngọt của những thực phẩm này chưa chắc đã tự nhiên, như vậy bạn vẫn không thể kiểm soát được cân nặng.
Gây rối loạn hormone
Trong cơ thể luôn tồn tại 2 loại hormone ghrelin và leptin giúp bạn cân bằng được khả năng ăn uống. Một loại giúp kích thích khả năng thèm ăn, một loại ngăn chặn nó khi thấy cơ thể đã nạp đủ. Tuy nhiên nếu cứ nhịn ăn lâu ngày, chức năng của 2 loại hormone này rối loạn. Cơ thể của bạn sẽ chẳng phân biệt được khi nào đói, cảm giác lúc nào cũng thấy ngang bụng, không thèm ăn. Lâu dần dẫn đến hội chứng lười ăn, cân nặng xuống rất nhanh đồng nghĩa với sức khỏe và tinh thần đi xuống.
Dạ dày bị viêm loét
Khi dạ dày bị bỏ đói nó sẽ phải co bóp nhiều hơn, dịch vị được tiết ra nhưng do không có gì để tiêu hóa nên sẽ bị viêm loét dạ dày. Một điều không thể bỏ qua nữa là nhịn ăn sẽ làm cho việc sản xuất axit trong dạ dày giảm xuống.
Khi bị bỏ đói càng lâu thì hoạt động của enzym trong dạ dày càng kém, thậm chí còn có thể ngừng hoàn toàn. Nếu dạ dày không tiết ra axit nữa sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, thậm chí còn đe dọa đến tính mạng.
Suy giảm trí nhớ
Bạn có biết rằng, chất béo chính là nguồn năng lượng thúc đẩy não bộ hoạt động tốt hơn. Thế nên, việc nhịn ăn để giảm cân khiến cơ thể không có đủ chất béo và dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến trí nhớ với biểu hiện rõ ràng nhất là chứng hay quên xuất hiện.
Mất nước và thiếu dinh dưỡng
Mất nước và thiếu dinh dưỡng chính là tác hại của nhịn ăn giảm cân bạn dễ thấy nhất. Cơ thể không thể tự bù nước và sản sinh chất dinh dưỡng mà cần được cung cấp từ thực phẩm mỗi ngày. Việc nhịn ăn để giảm cân ngăn chặn việc nạp chất cần thiết để cơ thể hoạt động. Nếu như tình trạng này kéo dài thì bạn sẽ gặp nguy hiểm về sức khỏe.
Hôi miệng
Hôi miệng cũng là tác hại của nhịn ăn giảm cân. Số lần nhai quá ít, nhịn ăn một hoặc nhiều bữa gây nên hôi miệng vì nước bọt được tiết ra khi ăn phòng ngừa vi khuẩn gây mùi trong khoang miệng.
Ngoài ra, khi bạn không cung cấp đủ carbonhydrate, cơ thể sản sinh ra chất xeton làm bạn bị hôi miệng. Dù buổi sáng bạn đã đánh răng nhưng nhịn ăn vẫn gây hôi miệng và kéo dài đến trưa.
Mắc chứng “cuồng ăn”
Đây là tác hại đầu tiên của nhịn ăn giảm cân. Khi bạn đột nhiên nhịn ăn, cơ thể không kịp thời thích ứng với việc bị mất nguồn năng lượng. Thêm nữa, nhịn ăn khiến bạn luôn cảm thấy đói bụng. Thậm chí, “đồ ăn, ăn uống, thực phẩm” trở thành những từ cấm kị đối với bạn.
Khi cơ thể thiếu hụt năng lượng nghiêm trọng do quá trình nhịn ăn kéo dài, nó sẽ truyền tín hiệu đến não để “hối thúc” bạn nạp lượng calo cần thiết. Lúc này, bạn sẽ cảm thấy không thể nhịn nữa rồi ăn rất nhiều, thậm chí là bạn sẽ thấy luôn đói bụng và ăn không ngừng. Điều này gây nên chứng cuồng ăn kéo dài làm bạn tăng cân nhanh và khó kiểm soát.
Ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa
Nhịn ăn ảnh hưởng đến tiêu hóa, đường ruột. Việc sản xuất axit trong dạ dày cũng giảm xuống. Nguy hiểm hơn, nếu đói thường xuyên và kéo dài, hoạt động của enzym trong dạ dày có thể ngừng hoàn toàn, cơ thể không tiết axit ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và có thể nguy hiểm đến tính mạng.
Bị táo bón
Nhịn ăn cũng có nghĩa là đánh mất đi nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể trong đó có chất xơ. Hoạt động của hệ tiêu hóa muốn trơn tru không thể thiếu được nguồn chất xơ nạp vào hàng ngày. Vì thế những người hay nhịn ăn có nguy cơ bị táo bón rất cao, dần dần dễ bị mắc bệnh trĩ.
Rụng tóc
Đối với phái đẹp, làn da, mái tóc là bí quyết giúp họ đẹp hơn trong mắt mọi người. Tuy nhiên khi cơ thể đói sẽ làm rụng tóc.
Tóc cơ bản được hình thành nhờ protein và cần canxi, sắt và mono acid béo chưa no để duy trì khoẻ mạnh. Do đó khi cơ thể thiếu những chất này sẽ làm cho da đầu khô và nang lông mở to, nó sẽ dẫn đến rụng tóc.
Dễ hạ đường huyết
Quá trình phân hủy carbohydrate trong thức ăn sinh ra glucose trong máu. Đây chính là nhiên liệu để cơ thể hoạt động được bình thường. Vậy nhịn ăn có tác hại gì với đường huyết?
Nhịn ăn thường xuyên hay ăn quá ít làm suy giảm lượng đường trong máu nên cơ thể dễ bị hạ đường huyết và xuất hiện tình trạng mất cân bằng, chóng mặt, hoa mắt,...
Dễ gây tức giận
Những người hay bực bội hoặc tức giận vào một số buổi sáng hãy thử suy ngẫm nguyên nhân đến từ đâu.
Ngoài các yếu tố về tâm lý, nguyên nhân bỏ bữa sáng cũng là một vấn đề liên quan đến cáu giận. Kết quả một số nghiên cứu cho thấy khi đói, mức serotonin trong cơ thể sẽ giảm, khiến bạn cảm thấy tức giận hoặc khó chịu một cách dễ dàng.
Một số gợi ý nhịn ăn an toàn
Nếu bạn đang có nhu cầu nhịn ăn để giảm cân hay vì một mục đích nào đó thì bạn nên tìm hiểu kỹ nhịn ăn có tác hại gì trước khi thực hiện mục đích này. Để nhịn ăn an toàn trong thời gian ngắn bạn có thể thực hiện một số cách sau:
Nhịn ăn trong khoảng thời gian ngắn
Mô hình 5:2: Hạn chế lượng calo của bạn trong hai ngày mỗi tuần (500 calo mỗi ngày đối với phụ nữ và 600 đối với nam giới).
Mô hình 6:1: Mô hình này tương tự như 5: 2, nhưng chỉ có một ngày giảm lượng calo tiêu thụ thay vì hai ngày.
Mô hình 16:8: Mô hình này liên quan đến việc chỉ tiêu thụ thức ăn trong khoảng thời gian 8 giờ và nhịn ăn trong 16 giờ một ngày, mỗi ngày trong tuần.
Hầu hết các mô hình này khuyên dùng thời gian nhanh ngắn từ 8–24 giờ. Tuy nhiên, một số người chọn nhịn ăn lâu hơn nhiều là 48 và thậm chí lên đến 72 giờ.
Thời gian nhịn ăn kéo dài hơn làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề liên quan đến nhịn ăn. Điều này bao gồm mất nước, cáu kỉnh, thay đổi tâm trạng, ngất xỉu, đói, thiếu năng lượng và không thể tập trung.
Cách tốt nhất để tránh những tác dụng phụ này là tuân thủ thời gian nhịn ăn ngắn hơn, lên đến 24 giờ - đặc biệt là khi bạn mới bắt đầu. Nếu bạn muốn tăng thời gian nhịn ăn lên hơn 72 giờ, bạn nên liên hệ với bác sĩ để được hỗ trợ.
Ăn đủ đạm
Nhiều người nhịn ăn vì nỗ lực giảm cân nhưng điều này không chỉ gây thiếu hụt calo mà còn làm cho cơ thể bị mất cơ và mỡ. Muốn giảm thiểu mất cơ khi nhịn ăn thì cần ăn đủ đạm.
Những ngày nhịn ăn chỉ cần ăn một lượng nhỏ đạm thì vẫn kiểm soát cơn đói rất tốt, đây chính là phần sẽ bù đắp vào tác dụng phụ có thể xảy ra khi nhịn ăn.
Nói tóm lại, nhịn ăn nhiều hoặc quá lâu rất dễ khiến cơ thể suy nhược, làm chậm quá trình trao đổi chất, rối loạn nhiều chức năng trong cơ thể, đau dạ dày,.. Nếu đã biết được nhịn ăn có tác hại gì thì bạn nên có chế độ ăn uống khoa học, luyện tập hợp lý, không nên vì mục tiêu giảm cân mà nhịn ăn không đúng cách, rất dễ đẩy cơ thể vào các tình huống nguy hiểm.
Duy trì cấp nước cho cơ thể
Mất nước nhẹ có thể dẫn đến mệt mỏi, khô miệng, khát nước và đau đầu - vì vậy điều quan trọng là phải uống đủ nước trong khi thực hiện nhịn ăn. Hầu hết các cơ quan y tế khuyến nghị quy tắc 8 × 8 - tổng cộng chỉ dưới 2 lít chất lỏng mỗi ngày - để giữ đủ nước.
Tuy nhiên, lượng chất lỏng thực tế bạn cần là khá riêng lẻ. Vì bạn nhận được khoảng 20–30% lượng chất lỏng mà cơ thể cần từ thức ăn, nên khá dễ bị mất nước khi nhịn ăn.
Trong thời gian nhịn ăn, nhiều người đặt mục tiêu uống 8,5–13 cốc (2–3 lít) nước trong suốt cả ngày. Tuy nhiên, cơn khát của bạn sẽ cho bạn biết khi nào bạn cần uống nhiều hơn, vì vậy hãy lắng nghe cơ thể của bạn.