Xuyến Chi hay còn gọi là Đơn Buốt có nhiều tác dụng tuyệt vời cho sức khoẻ |
Cây xuyến chi là loài cây mọc dại quen thuộc ở mỗi đồng quê Việt Nam, xuất hiện nhiều ở ven đường quốc lộ, các mảnh đất hoang.
Xuyến chi hay còn được gọi là hoa đơn kim, hoa cúc áo, là loại cây có hoa trắng nhỏ có 3 – 5 cánh, nhuỵ vàng, nở quanh năm. Cây thuộc loài thân thảo, có chiều cao khoảng từ 40 – 100 cm và thường mọc thành bụi.
Trong đông y và y học dân gian, xuyến chi là một vị thuốc chữa được nhiều bệnh. Nó có vị đắng, ngọt hậu và có tính hàn. Xuyến chi chứa nhiều kẽm, magie, sắt, phốt pho, canxi,…
Toàn bộ cây xuyến chi, trừ rễ đều có thể sử dụng làm thuốc. Đặc biệt, thành phần flavonoid và polyynes trong loại cây này có khả năng chống lại ung thư. Đồng thời, các flavonoid và polyynes cũng có thể chống viêm, sử dụng để đắp trên các vết côn trùng đốt hay rắn cắn.
Tác dụng đối với sức khoẻ
Xuyến chi mang tính hàn, dùng để giải độc, giảm sốt rất tốt |
Chữa mề đay, mẩn ngứa: Xuyến chi có tác dụng tuyệt vời trong việc làm mát và xát khuẩn nên chữa các bệnh về da rất tốt. Cách sử dụng vô cùng đơn giản: rửa sạch và đun sôi sau đó pha với nước rồi tắm, chà kĩ ở những vùng da ngứa mỗi tuần 2 lần.
Trị nóng trong người: Rửa sạch 300g xuyến chi rồi đun với 2 lít nước, để nguội và uống hàng ngày. Uống liên tục trong 5 ngày sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.
Chữa các bệnh về đường tiêu hoá: Cây xuyến chi phơi khô, sắc lấy nước uống hàng ngày chữa được các bệnh liên quan đến tiêu hoá như tiêu chảy, kiết lỵ,… Nếu khó uống có thể pha cùng với mật ong hoặc đường.
Chữa đau răng: Hoa xuyến chi ngâm cùng với rượu theo tỷ lệ 500g hoa: 1 lít rượu, sau 1 tháng có thể sử dụng. Mỗi lần đau răng ngậm 1 ngụm nhỏ rượu, ngày ngậm 2 lần.
Sát trùng vết thương do côn trùng, động vật cắn: Rửa sạch 100g xuyến chi tươi sắc cùng 300ml nước rồi uống 3 lần/ ngày, mỗi lần một ngụm nhỏ. Sử dụng luôn dung dịch này để bôi lên vết thương sẽ giúp kháng viêm.
Chữa chấn thương, đau nhức: Chuẩn bị một lượng cây xuyến chi vừa đủ rồi giã nát, đắp trực tiếp lên vết thương. Khi thuốc khô có thể nhỏ thêm một chút rượu nhạt vào bã thuốc để nâng cao công dụng.
Loại cây quen thuộc có tác dụng chống viêm, sát trùng vết thương do côn trùng cắn rất tốt |
Món ngon từ xuyến chi
Để sử dụng xuyến chi trong nấu nướng một cách an toàn, nên hái loại cây dại này ở những nơi đất sạch, ít ô nhiễm và hái ngọn non. Loại bỏ phần rễ, lá úa, héo và rửa thật sạch trước khi chế biến. Vì đây là loại cây mọc dại nên có rất nhiều bụi bẩn.
Xuyến chi luộc: Ngâm xuyên chi qua nước muối để sạch hết bụi bẩn sau đó luộc bình thường như các loại rau khác. Nên cho thêm một chút muối để rau được xanh, tránh luộc quá lâu sẽ khiến rau bị vàng úa, nát.
Xuyến chi xào tỏi: Rửa sạch rau qua nước muối và thực hiện xào mới tỏi. Nêm gia vị vừa ăn rồi tắt bếp. Xuyến chi là loại cây lành tính nên có thể xào chung với bất kì loại thịt nào mà bạn mong muốn. Tuy nhiên do rau lá này hơi khô nên trong khi xào nên cho thêm một chút nước.
Xuyến chi là loại rau chế biến được thành nhiều món ngon, lành tính, giá thành rẻ |
Canh xuyến chi: Sơ chế sạch cây xuyến chi và chuẩn bị thêm thịt nạc băm nhỏ. Cho thịt vào đảo qua cùng dầu ăn và hành khô. Sau đó cho thêm nước cùng nêm gia vị vừa ăn. Nước sôi bắt đầu thả rau vào đến khi mềm chín thì tắt bếp. Xuyến chi còn có thể nấu cùng tôm khô, tép khô và cua.
Lưu ý khi sử dụng xuyến chi
Nếu sử dụng xuyến chi như một vị thuốc, nên tham khảo ý kiến của bác sĩ, thầy đông y. Bởi lẽ một số thuốc, thực phẩm chức năng bạn đang sử dụng sẽ gây ra những tác dụng không mong muốn khi kết hợp cùng xuyến chi.
Trong quá trình sử dụng, nếu có bất kì dấu hiệu bất thường nào, hãy ngừng ngay lập tức và tham khảo ý kiến bác sĩ và tới cơ sở y tế gần nhất.
Một số người dị ứng với những thành phần có trong cây xuyến chi, phụ nữ đang mang thai tuyệt đối không nên sử dụng loài cây này nếu không có sự hướng dẫn của bác sĩ.