Kỳ lạ phong tục đầu năm đi "ăn trộm" lấy may

Xuất phát từ quan niệm, nếu mang được một cái gì đó về nhà vào thời khắc sau giao thừa thì cả gia đình sẽ gặp nhiều điều tốt lành trong năm mới, thế nên từ xưa đến nay, người Lô Lô và người Dao đỏ vẫn duy trì phong tục đầu năm đi "ăn trộm" lấy may.
Giải mã phong tục "đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi" ngày Tết Những phong tục đón năm mới độc đáo trên thế giới Đĩa trái cây nên đặt bên phải hay bên trái bàn thờ mới đúng phong tục?

Rộn ràng đêm giao thừa vùng cao

Kỳ lạ phong tục đầu năm đi
Hai tên trộm lẩn vào bếp trộm thịt.

Việt Nam nổi tiếng là đất nước với đa dạng bản sắc, mỗi dân tộc lại có nét văn hóa riêng, góp phần làm phong phú, đa dạng các phong tục tập quán Việt Nam. Đặc biệt, những lễ nghi, tục lệ của các dân tộc sẽ thể hiện rõ nhất vào các dịp như Tết Nguyên đán, mùa thu hoạch…

Đi lấy may đêm Giao thừa là một phong tục đẹp có ở nhiều dân tộc trên khắp đất nước Việt Nam. Nhưng ở mỗi dân tộc, cái cách đi "lấy may", "lấy lộc" trong giờ phút chuyển giao giữa năm cũ và năm mới có nhiều điểm khác nhau, nhiều nét đặc trưng riêng. Ngay đêm giao thừa, sau khi thắp hương, dâng lễ lên bàn thờ tổ tiên, ông bà, người Kinh thường đến đến chùa chiền cầu may, xin lộc. Còn người dân tộc Lô Lô và người Dao đỏ - sống chủ yếu ở Hà Giang, Cao Bằng, Lai Châu - lại có phong tục ăn trộm lấy may.

Đối với người dân tộc Lô Lô và người Dao đỏ, đêm đặc biệt nhất trong năm là sự chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, là khi trời đất giao hòa. Đêm giao thừa là đêm nhộn nhịp nhất trong năm, cả làng đều thức. Các cụ bà cùng trẻ em bên bếp lửa hồng với nồi bánh chưng và kể chuyện cổ tích râm ran; các cụ ông thì nhâm nhi chén rượu; thanh niên, thiếu nữ thì đi qua các nhà để xin lộc bằng cách “lấy trộm” vài thanh củi, mấy ngọn rau hay vài cành ngô khô đem về nhà.

Theo người già ở xã Sì Lờ Lầu (Phong Thổ) thì tục ăn trộm ngày Tết đã có từ nghìn năm trước. Và chỉ diễn ra trong ngày Tết. Họ quan niệm rằng trong thời khắc bước sang năm mới, nếu ai đó mang về nhà được một chút gì thì năm mới gia đình sẽ gặp nhiều điều tốt lành, làm ăn phát đạt. Thậm chí nhiều gia đình còn treo rau, củ, quả, thịt lợn trước hiên để giúp cho dân bản "ăn trộm" được dễ dàng. Sau khi làm nghi thức cúng lễ gia tiên, từ mảnh vườn đến gác bếp sẽ xuất hiện bóng dáng của những tên trộm.

Nhưng việc đi lấy may, không dừng lại đơn thuần ở việc mang được thứ gì đó về nhà mà còn thể hiện cả tín ngưỡng qua các con số. Người Lô Lô ở Lũng Cú (Đồng Văn) lấy mỗi thứ 12 cái, tượng trưng cho 12 tháng trong năm. Còn người Lô Lô ở Mèo Vạc lại chọn con số 3, hoặc là 3 củ hành, 3 củ tỏi, hoặc có thể là 3 lá rau… Người Lô Lô ở Lũng Cú kiêng chuyện nhổ trộm tỏi mà không nhổ hết, bị đứt vì họ cho rằng như thế sẽ gặp điềm gở, không tốt. Nếu chẳng may nhổ không đứt thì chớ có cố mà nhổ lên. Tốt nhất là bỏ đi ngay, tìm “vận may” khác.

Phạt “trộm” bằng… rượu

Kỳ lạ phong tục đầu năm đi
Chủ nhà và người ăn trộm đều rất vui vẻ trong lễ hội "ăn trộm" cầu may

Cách Sì Lờ Lầu không xa, xã biên giới Dào San (Phong Thổ, Lai Châu) cũng còn lưu truyền lại tục ăn trộm kỳ thú này. Nhưng phong tục "ăn trộm lấy may" của đồng bào ở hai xã này có chút khác nhau. Nếu như người Dao đỏ ở Sì Lờ Lầu đi ăn trộm theo đúng nghĩa “ăn trộm”, lặng lẽ, không rủ nhau, không để chủ nhà bắt được thì với người Dao đỏ ở Mồ Sì San (Phong Thổ, Lai Châu) thì tục đi ăn trộm ngày Tết phải khua chiêng, gõ mõ, thanh la cho cả bản biết. Ai bắt được trộm thì phạt tới phạt lui... bằng rượu cho tới say.

Theo lời các cụ cao niên ở đây thì họ cũng không biết phong tục này có từ bao giờ, chỉ biết là từ xưa, xưa lắm. Giờ, cứ nhập nhoạng tối 30 tết là đám thanh niên, trai tráng trong bản tự họp nhau lại, đánh chiêng, đánh trống rồi rầm rầm kéo nhau đi "ăn trộm". Đoàn "trộm" đi đến đâu, cả bản đều biết. Đến mỗi gia đình, mọi người trong đoàn lại "túm năm tụm ba" bàn tính kế sách để "ăn trộm".

Thông thường, đoàn "ăn trộm" đó sẽ chia làm nhiều nhóm, nhóm vào nhà tìm thịt, nhóm ra vườn rau, mỗi nhóm tiếp cận một cách khác nhau. Dù gia chủ có phòng bị thế nào cũng khó tránh khỏi mất trộm. Tuy vậy nhưng cả trộm lẫn chủ đều vui, từng chai rượu cứ thế được mở ra, để thưởng, để phạt nhau. Tiếng cười vang cả núi...

Theo lời các cụ cao niên ở Mồ Sì San, hương ước của bản không có, nhưng tục đã qua nghìn mùa lá vàng rụng. Vậy ai ai cũng tuân thủ như một. Của cải lấy trong đêm chỉ là rau, củ quả, và thịt treo gác bếp... Ai động chạm vào đồ khác, coi như tội phạm thật, chứ không phải cuộc chơi nữa, mà đã là tội phạm thì không những bị bản “cạch” mặt mà còn bị mang ra chính quyền, công an xử lý.

Kỳ lạ phong tục đầu năm đi
Khi bị bắt, kẻ trộm bị chủ nhà phạt uống rượu, ăn thịt.

Người Dao đỏ ở Mồ Sì San trọng khách, trọng chủ. Những gì thuộc về tục của đồng bào thì họ tối thượng đề cao, gìn giữ. Du xuân mà “ăn trộm” được nhiều thứ vào tối hôm đó, thì coi như cả năm hên. Gia chủ nào mà bị thiệt nhiều rượu, do bị “trộm” phạt lại là cả năm xui xẻo. Chính vì thế mà những đêm “ăn trộm” du xuân ở những xã biên giới Phong Thổ vui đến nghiêng ngả chủ khách. Bởi “phi vụ” này cả người mất của lẫn những người “ăn trộm” chẳng hề giận nhau mà chỉ chuốc những bát rượu xuân để hả hê cười trong vòng tay của những người dân bản.

Bên cạnh phong tục "ăn trộm lấy may", người Dao đỏ ở Phong Thổ còn một nghi thức không thể thiếu vào đêm giao thừa, đó là vào đúng thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, chủ nhà sẽ đốt một bó đuốc, một tay cầm đuốc rực lửa, một tay cầm con dao sắc to bản đi từ nhà ra ngõ. Vừa đi, vừa khấn để xua đuổi tà ma, rủi ro, vận hạn. Sau lời khấn ngoài cổng, vẫn cây đuốc cháy sáng và con dao sắc trong tay, chủ nhà quay trở vào, vừa đi vừa cầu may, cầu phúc, đón lộc theo vào. Cùng lúc đó, trẻ nhỏ trong nhà quây quần bên bếp lửa đốt những ống nứa lép tép còn tươi tạo ra tiếng nổ xua đuổi tà ma và những điều xấu xa khỏi nhà, ra khỏi đầu, cầu cho năm mới sáng dạ thông minh, trưởng thành hơn năm cũ.

Mặc dù giờ đây cuộc sống đã ít nhiều thay đổi nhưng bản sắc văn hóa và nhiều phong tục, tập quán đón Tết của đồng bào Dao Phong Thổ vẫn được gìn giữ nguyên vẹn cho đến ngày nay. Những tập tục ấy, nó đã góp phần dệt thêm gấm hoa cho bức tranh văn hoá đa sắc màu của đất nước Việt Nam.

Ghé thăm làng đá hơn 400 năm tuổi ở Cao Bằng Ghé thăm làng đá hơn 400 năm tuổi ở Cao Bằng
Chinh Phục “Tứ đại đỉnh đèo” huyền thoại Tây Bắc Chinh Phục “Tứ đại đỉnh đèo” huyền thoại Tây Bắc
Độc đáo phiên chợ chuẩn Độc đáo phiên chợ chuẩn "quê" giữa lòng Hà Nội
Độc đáo lễ biết ơn trời đất - Nét đẹp Độc đáo lễ biết ơn trời đất - Nét đẹp "uống nước nhớ nguồn" của người Tày
Ngành du lịch kỳ vọng đón 18 triệu lượt khách quốc tế năm 2025 Ngành du lịch kỳ vọng đón 18 triệu lượt khách quốc tế năm 2025
6 điểm vui chơi 6 điểm vui chơi "thú vị" gần Hà Nội dịp Tết Dương lịch
Những điểm vui chơi ở Hà Nội dịp Tết Dương lịch 2025? Những điểm vui chơi ở Hà Nội dịp Tết Dương lịch 2025?
Thanh Bình

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Phú Xuyên: Kết nối du lịch làng nghề với nông nghiệp trải nghiệm

Phú Xuyên: Kết nối du lịch làng nghề với nông nghiệp trải nghiệm

Phú Xuyên (Hà Nội) có lợi thế kép, vừa là vùng đất giàu truyền thống với nhiều nghề thủ công, vừa sở hữu diện tích đất nông nghiệp lớn và không gian quê thanh bình, phù hợp để phát triển du lịch trải nghiệm nông nghiệp, sinh thái kết hợp du lịch làng nghề.
Trưng bày chuyên đề “Du lịch Quảng Ngãi - Sức hút từ Di sản và Bản sắc”

Trưng bày chuyên đề “Du lịch Quảng Ngãi - Sức hút từ Di sản và Bản sắc”

Chiều 12/4, tại Nhà trưng bày Hoàng Sa kiêm quản Bắc Hải huyện Lý Sơn, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Ngãi đã tổ chức Khai mạc Triển lãm chuyên đề “Du lịch Quảng Ngãi – Sức hút từ di sản và bản sắc”. Đây là hoạt động trong khuôn khổ Tuần lễ Du lịch Quảng Ngãi năm 2025.
Kích cầu du lịch Thái Nguyên: Đa dạng sản phẩm, tăng cường trải nghiệm

Kích cầu du lịch Thái Nguyên: Đa dạng sản phẩm, tăng cường trải nghiệm

Một trong những giải pháp kích cầu quan trọng của Tỉnh Thái Nguyên là đa dạng sản phẩm dịch vụ du lịch để tạo sức hút đối với du khách. Sản phẩm du lịch phải có chất lượng cao, khác biệt, có giá trị gia tăng và tăng cường trải nghiệm cho khách du lịch.
Cơm gà Phan Rang - biểu tượng ẩm thực vùng đất nắng gió Ninh Thuận

Cơm gà Phan Rang - biểu tượng ẩm thực vùng đất nắng gió Ninh Thuận

Nếu có dịp đến Ninh Thuận, bạn sẽ được người dân giới thiệu nhiều món ngon đặc trưng nơi đây, và trong số đó, không thể thiếu được món cơm gà Phan Rang nổi tiếng.
Gỏi cá chình là đặc sản của tỉnh nào?

Gỏi cá chình là đặc sản của tỉnh nào?

Gỏi cá chình là đặc sản nổi tiếng của Bình Định, đặc biệt là ở đầm Trà Ổ với chất thịt chắc, ngọt và giàu dinh dưỡng, nhờ môi trường ao đầm tự nhiên thuận lợi.
TP. HCM dự kiến bắn pháo hoa 30 điểm đêm 30/4

TP. HCM dự kiến bắn pháo hoa 30 điểm đêm 30/4

Từ 21h đến 21h15' ngày 30/4, TP.HCM sẽ tổ chức bắn pháo hoa tại 30 điểm, trong đó có hai điểm tầm cao tại Khu vực đường hầm sông Sài Gòn (TP.Thủ Đức) và Đền Bến Dược (huyện Củ Chi).
Phát triển du lịch xanh: Con đường khó nhưng tất yếu bắt buộc phải đi

Phát triển du lịch xanh: Con đường khó nhưng tất yếu bắt buộc phải đi

Chuyển đổi xanh là con đường phải đi của các doanh nghiệp du lịch để hướng đến phát triển bền vững, hiệu quả. Đó là tinh thần chủ đạo của diễn đàn “Phát triển điểm đến xanh – Nâng tầm du lịch Việt Nam” diễn ra vào ngày 11/4 tại Hà Nội.
Đà Nẵng và Đà Lạt dẫn đầu xu hướng tìm kiếm dịp 30/4

Đà Nẵng và Đà Lạt dẫn đầu xu hướng tìm kiếm dịp 30/4

Kỳ nghỉ lễ 30/4 – 1/5 sắp tới là cơ hội để du khách Việt có thể lên kế hoạch cho những chuyến đi mình mong muốn. Đây là một trong những kì nghỉ dài nhất trong năm với tổng thời gian nghỉ kéo dài tới 5 ngày. Do đó, nhu cầu du lịch trong và ngoài nước đều tăng mạnh.
Làn sóng khách quốc tế đến TP.HCM đón lễ 30/4

Làn sóng khách quốc tế đến TP.HCM đón lễ 30/4

Bên cạnh làn sóng du khách nội địa đổ về TP.HCM để theo dõi lễ diễu hành vào ngày 30/4, thì lượng khách quốc tế đến thành phố này cũng tăng trưởng vượt bậc, dù tháng 4 vốn là thời điểm cuối mùa inbound (khách quốc tế đến Việt Nam).
Mang du lịch, ẩm thực, làng nghề Việt Nam đến châu Âu

Mang du lịch, ẩm thực, làng nghề Việt Nam đến châu Âu

UBND TP. Huế vừa ban hành kế kế hoạch tham gia Tuần Văn hóa - Du lịch và Chương trình giới thiệu du lịch, ẩm thực, làng nghề Việt Nam, kết nối doanh nghiệp nhân Năm Du lịch quốc gia - Huế 2025 tại thị trường châu Âu.
Cá bống sông Trà - món quà quý giá từ thiên nhiên

Cá bống sông Trà - món quà quý giá từ thiên nhiên

Cá bống là món ăn dân dã quen thuộc ở nhiều vùng, nhưng để chế biến thành món cá bống kho ngon và đặc biệt thì có thể kể đến món cá bống sông Trà.
Chuẩn bị kỹ lưỡng công tác phục vụ Lễ hội Du lịch biển Sầm Sơn năm 2025

Chuẩn bị kỹ lưỡng công tác phục vụ Lễ hội Du lịch biển Sầm Sơn năm 2025

Sáng 10/4, đồng chí Nguyễn Văn Thi, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thanh Hóa chủ trì hội nghị triển khai công tác lễ tân - hậu cần phục vụ Lễ hội Du lịch biển Sầm Sơn năm 2025. Tham dự hội nghị có đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành cấp tỉnh, Văn phòng UBND tỉnh và TP Sầm Sơn.
Ninh Bình phát triển du lịch với định hướng xanh, văn hóa và bền vững

Ninh Bình phát triển du lịch với định hướng xanh, văn hóa và bền vững

Ninh Bình xác định phát triển du lịch theo hướng xanh, văn hóa và bền vững, lấy giá trị di sản làm trục xuyên suốt trong chiến lược phát triển du lịch dựa trên nền tảng giá trị văn hóa, con người và thiên thiên của địa phương.
Chiêm ngưỡng hoa ngô đồng khoe sắc giữa chốn Hoàng cung Huế

Chiêm ngưỡng hoa ngô đồng khoe sắc giữa chốn Hoàng cung Huế

Trong cái nắng đầu hạ, những cây ngô đồng đang độ trổ hoa đua nhau khoe sắc giữa chốn Kinh Thành Huế mang nét thanh cao, nhẹ nhàng không rực rỡ, nhưng hoa ngô đồng đủ sắc đẹp để quyến rũ tâm hồn các du khách đến với Kinh thành Huế.
Đến làng Nôm tìm về ký ức Việt xưa

Đến làng Nôm tìm về ký ức Việt xưa

Làng Nôm (Hưng Yên) là một trong những làng cổ Bắc Bộ đẹp nhất còn được bảo tồn nguyên vẹn. Điểm nhấn của làng là những công trình cổ kính, lễ hội truyền thống và cảnh sắc làng quê thơ mộng. Du khách có thể tìm về ký ức Việt xưa, tận hưởng sự yên ả sau những ngày sống bận rộn nơi phố thị.
Cá nướng sông Đà - một lần nếm thử là khó lòng quên

Cá nướng sông Đà - một lần nếm thử là khó lòng quên

Dòng sông Đà chảy qua Hòa Bình mang đến nguồn thủy sản phong phú, nhất là cá. Bởi thế nên người nơi đây có một món ngon nổi tiếng khác là cá nướng sông Đà.
Du khách ráo riết săn tour lễ 30/4: "Cơn sốt" du lịch mạnh mẽ

Du khách ráo riết săn tour lễ 30/4: "Cơn sốt" du lịch mạnh mẽ

Ngày hội Du lịch TP.HCM từ 3-6/4, vừa khép lại đã "châm ngòi" cho mùa du lịch hè, đặc biệt là dịp Giỗ Tổ Hùng Vương và tour lễ 30/4. Du khách đổ xô "săn" tour ưu đãi, từ khám phá văn hóa lịch sử đến những chuyến đi nước ngoài xa xôi, mang về niềm vui "bội thu" cho các doanh nghiệp lữ hành.
Du lịch lập kỷ lục đón khách quốc tế: Cơ hội để bước vào vận hội mới

Du lịch lập kỷ lục đón khách quốc tế: Cơ hội để bước vào vận hội mới

Với chính sách visa thuận lợi và các chương trình xúc tiến hiệu quả, du lịch Việt Nam đang trải qua một mùa xuân rực rỡ, khi lượng khách quốc tế trong quý I/2025 đạt con số kỷ lục, mở ra triển vọng tươi sáng cho cả năm.
Du lịch cả nước dịp lễ giỗ Tổ nơi đông đúc, nơi ế khách

Du lịch cả nước dịp lễ giỗ Tổ nơi đông đúc, nơi ế khách

Trong 10 ngày diễn ra Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Ất Tỵ 2025, tỉnh Phú Thọ đã đón khoảng 5,5 triệu lượt khách. Ngoài ra, nhiều điểm du lịch trên cả nước như Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Thuận... cũng đón lượng khách đông đúc dịp lễ giỗ Tổ.
Ninh Bình bảo tồn không gian linh thiêng Lễ hội Hoa Lư

Ninh Bình bảo tồn không gian linh thiêng Lễ hội Hoa Lư

Không chỉ là một lễ hội cổ truyền, hướng về cội nguồn dựng nước và giữ nước của dân tộc, Lễ hội Hoa Lư còn là một Di sản Văn hóa phi vật thể của quốc gia. Lễ hội không ngừng được nâng tầm về quy mô, cách thức tổ chức với nhiều đổi mới, sáng tạo, nội dung phong phú, đa dạng, ngày càng có sức lan tỏa mạnh mẽ ở cả tầm quốc gia, khu vực và trên thế giới.
Phú Thọ: Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn

Phú Thọ: Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn

Với mục tiêu phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, Phú Thọ chú trọng các dòng sản phẩm đặc thù gồm du lịch văn hóa tâm linh, nghỉ dưỡng, cộng đồng, sinh thái, học đường. Nhiều tour tuyến du lịch đa dạng, từ tour trong ngày đến tour 5 ngày liên tỉnh đã được triển khai, kết nối các điểm đến tiêu biểu trên địa bàn.
Đặc sản Phú Thọ không thể bỏ qua khi đến Đền Hùng

Đặc sản Phú Thọ không thể bỏ qua khi đến Đền Hùng

Về Phú Thọ dịp Giỗ Tổ Hùng Vương, du khách có thể thưởng thức các món đặc sản như cơm lam, thịt chua, bánh tai…
Đến Bắc Giang thưởng thức bánh đúc Đồng Quan - món quà quê đậm đà

Đến Bắc Giang thưởng thức bánh đúc Đồng Quan - món quà quê đậm đà

Bánh đúc Đồng Quan là món ăn đặc sản nổi tiếng của Bắc Giang, với hương vị dân dã và cách chế biến tỉ mỉ từ nguyên liệu đơn giản.
Tái hiện nhiều lễ hội đặc sắc trong Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam

Tái hiện nhiều lễ hội đặc sắc trong Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam

Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam (19/4) năm 2025 sẽ có sự tham gia của hơn 300 đồng bào thuộc 54 thành phần dân tộc của 63 tỉnh, thành phố. Trong đó, khoảng hơn 100 nghệ nhân, đồng bào các dân tộc của 16 nhóm đồng bào đang hoạt động hằng ngày tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam.
Hội diều làng Bá Dương Nội sắp đón Bằng di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia

Hội diều làng Bá Dương Nội sắp đón Bằng di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia

Ngày 12/4 tới (tức 15 tháng 3 Âm lịch), huyện Đan Phượng sẽ tổ chức Lễ đón Bằng di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Hội diều làng Bá Dương Nội và Bằng công nhận danh hiệu nghề truyền thống Hà Nội - nghề làm diều sáo làng Bá Dương Nội, xã Hồng Hà.
Vĩnh Phúc: Thị trấn Tam Đảo khởi sắc nhờ phát triển du lịch, dịch vụ

Vĩnh Phúc: Thị trấn Tam Đảo khởi sắc nhờ phát triển du lịch, dịch vụ

Nắm bắt được thị hiếu của du khách, người dân Tam Đảo (Vĩnh Phúc) đã có nhiều thay đổi trong cách phát triển du lịch, dịch vụ, thực hiện cải tạo, trang trí cảnh quan để dựng nên những khu tham quan, chụp ảnh, quán cà phê với tầm nhìn ấn tượng giữa rừng cây, đất trời.
Món xôi độc lạ chỉ có vào tháng hai âm lịch ở Ninh Bình

Món xôi độc lạ chỉ có vào tháng hai âm lịch ở Ninh Bình

Món xôi độc đáo chỉ có vào tháng hai âm lịch ở Ninh Bình chính là xôi trứng kiến. Đây là một đặc sản nổi tiếng của vùng đất cố đô, đặc biệt là huyện Nho Quan.
Giải pháp phát triển du lịch văn hóa tỉnh Cà Mau

Giải pháp phát triển du lịch văn hóa tỉnh Cà Mau

Để phát triển du lịch, tỉnh Cà Mau cần phát triển các sản phẩm du lịch đa dạng, đặc biệt là du lịch sinh thái, cộng đồng và văn hoá lịch sử; tạo điểm nhấn các làng nghề truyền thống, nơi du khách không chỉ tham quan mà còn có thể tham gia vào các hoạt động thực tế.
Đánh thức giá trị di sản, bứt phá trở thành điểm đến hàng đầu châu Á

Đánh thức giá trị di sản, bứt phá trở thành điểm đến hàng đầu châu Á

Để hiện thực hóa khát vọng trở thành điểm đến hàng đầu châu Á, Ninh Bình cần tiếp tục đầu tư chiều sâu vào sản phẩm đặc trưng, không ngừng nâng cấp tour “Mùa vàng Tam Cốc”, phát triển thêm các sản phẩm theo mùa khác như: Mùa sen, mùa lễ hội; khai thác các di sản văn hoá, di tích lịch sử…
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
gleximco
Phiên bản di động