Ghé thăm làng đá hơn 400 năm tuổi ở Cao Bằng Chinh Phục “Tứ đại đỉnh đèo” huyền thoại Tây Bắc Thủ tướng: Ngành Văn hóa Thể thao và Du lịch phải bứt phá với tư duy đổi mới |
Ngành du lịch kỳ vọng đón 18 triệu lượt khách quốc tế năm 2025. |
Tại hội thảo "Đánh giá tình hình thực hiện Nghị quyết 08 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn", Cục phó Du lịch Quốc gia Phạm Văn Thủy cho biết du lịch Việt Nam thời gian qua có đóng góp lớn vào tăng trưởng GDP, tạo nhiều công ăn việc làm, nâng cao chất lượng đời sống nhân dân.
Đến năm 2025, ngành đặt mục tiêu phục hồi hoàn toàn như trước dịch; đón 18 triệu lượt khách quốc tế, 130 triệu lượt khách nội địa cũng như duy trì tốc độ tăng trưởng khách nội địa 8-9% mỗi năm. Ngành cũng đặt mục tiêu đóng góp trực tiếp 6-8% trong GDP vào năm sau, tạo 5,5 triệu việc làm trong đó có 1,8 triệu việc làm trực tiếp. Năm 2023, ngành du lịch đóng góp 7% vào GDP, năm 2024 chưa công bố số liệu.
Đến năm 2030, du lịch đặt mục tiêu thành ngành kinh tế mũi nhọn, phát triển theo hướng tăng trưởng xanh, đón 35 triệu lượt khách quốc tế và 160 triệu lượt khách nội địa. Mục tiêu đóng góp GDP khi đó là 10-13% và tạo ra hơn 10 triệu việc làm, trong đó có 3,3 triệu việc làm trực tiếp.
Việt Nam từng đón 18 triệu lượt khách ở giai đoạn vàng 2019. Tuy nhiên, các năm 2020-2022, Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung đối mặt dịch bệnh và phục hồi sau dịch nên lượng khách sụt giảm, quay về mức thấp nhất lịch sử. Tháng 3/2022, Việt Nam mở lại biên giới đón khách quốc tế. Năm 2023, lượng khách quốc tế đạt 12,6 triệu lượt. Trong 11 tháng đầu năm nay, gần 16 triệu lượt khách quốc tế đến Việt Nam, tổng thu du lịch ước đạt 758.000 tỷ đồng.
Để đạt được mục tiêu trong năm tới, thu hút nhiều khách quốc tế đến Việt Nam hơn nữa, theo Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Việt Nam Vũ Thế Bình, trước mắt cần tập trung khai thác tốt chính sách thị thực mới mà Chính phủ đã ban hành; tăng cường liên kết giữa các địa phương, doanh nghiệp.
Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Việt Nam Vũ Thế Bình. |
Muốn thu hút khách phải có sản phẩm phù hợp, muốn vậy phải có chính sách thích hợp, việc triển khai chính sách chậm và khó sẽ khiến ngành du lịch gặp nhiều khó khăn. Ông Vũ Thế Bình cho rằng, cần có chiến lược xúc tiến du lịch quốc gia, các tỉnh thành dành kinh phí thực hiện xúc tiến theo đúng chiến lược đó thu hút được khách vào.
Bên cạnh việc tiếp tục duy trì triển khai 7 nhóm nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2024, Cục trưởng Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam Nguyễn Trùng Khánh cho biết, Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam sẽ phát huy những hiệu quả đang có, lan toả và xây dựng kế hoạch chinh phục mục tiêu mới trong năm 2025.
Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030 đã xác định những nội dung cụ thể về phát triển du lịch theo hướng tăng trưởng xanh. Đó là, phát triển du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, tạo động lực thúc đẩy sự phát triển các ngành và lĩnh vực khác, góp phần quan trọng hình thành cơ cấu kinh tế hiện đại. Phát triển du lịch bền vững và bao trùm, trên nền tảng tăng trưởng xanh, tối đa hóa sự đóng góp của du lịch cho các mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc; quản lý, sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học, chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu, bảo đảm quốc phòng, an ninh. Chú trọng phát triển du lịch văn hóa, gắn phát triển du lịch với bảo tồn, phát huy giá trị di sản và bản sắc văn hóa dân tộc…
"Du lịch không chỉ là một ngành kinh tế mũi nhọn mà còn góp phần thúc đẩy hợp tác phát triển, giao lưu văn hóa, hội nhập quốc tế, xây dựng tình hữu nghị và gìn giữ hòa bình. Để tạo đột phá trong phát triển du lịch, cần thiết phải có sự phối hợp chặt chẽ của các Bộ, ngành, địa phương và sự đồng thuận của cộng đồng doanh nghiệp, người dân." - ông Nguyễn Trùng Khánh nhấn mạnh.
Người Việt thắt chặt chi tiêu nhưng lại mạnh tay chi cho du lịch, vì sao? |
5 điểm săn tuyết mùa giáng sinh tại Việt Nam đẹp không kém trời Âu |
"Chợ chiều năm ngàn" tại Quảng Nam có gì độc đáo? |