Đa dạng các sản phẩm vùng miền tại phiên chợ nông sản, tuần hàng OCOP Thủ đô Độc đáo phiên chợ trâu, bò lớn nhất vùng Bắc Trung Bộ tại xứ Nghệ Độc đáo phiên chợ một năm chỉ họp một lần tại Thanh Hóa |
“Thứ nhất Kinh kỳ, thứ nhì chợ Nủa” là câu nói truyền tai về một phiên chợ đậm chất đồng bằng Bắc Bộ tới nay vẫn giữ được những nét độc đáo đặc trưng của chợ phiên truyền thống Hà Nội từ thế kỷ XI với những nét mộc mạc và ấm áp.
Chợ Nủa thuộc xã Bình Phú (Thạch Thất, Hà Nội) họp theo phiên vào các ngày có đuôi 2, 7 âm lịch hàng tháng. Ban đầu, chợ chỉ là nơi trao đổi các mặt hàng nông sản, đồ thủ công và nhu yếu phẩm hàng ngày. Qua thời gian, chợ dần trở nên sầm uất hơn và trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống của người dân địa phương.
Chợ Nủa mang đặc trưng của các khu chợ quê truyền thống, với những mái nhà lợp lá cọ, những gian hàng dựng bằng tre, nứa. Chợ họp trên bãi đất rộng, trước đây xung quanh là ruộng lúa, nay đã được quy hoạch thành những khu đất để cho người dân làm nhà ở kiên cố.
Các mặt hàng bày bán tại chợ Nủa đa phần là những sản phẩm do bà con làm ra, như: thúng, mủng, dần, sàng, nong, nia, chiếu cói, chổi rơm… |
Không gian chợ thường được bố trí đơn giản nhưng gọn gàng, phân chia thành các khu vực khác nhau, mỗi khu vực chuyên bán một loại hàng hóa nhất định. Ngày nay, các gian hàng được thay bằng cột bê tông chắc chắn lợp proximăng và không có tường ngăn. Hàng hóa cứ đến phiên lại được các chủ buôn mang đến bán cho người dân.
Khi đến chợ Nủa, du khách sẽ dễ dàng bắt gặp những bà cụ quần đen áo nâu với hàm răng đen nhánh, má họp lại miệng bỏm bẻm nhai trầu, tay thoăn thoắt cân hàng, miệng mời chào những câu hết sức dân dã là một nét đặc trưng của chợ. Họ ngồi bên những sạp hàng giản dị, bày bán đủ các mặt hàng đa phần là những sản phẩm thủ công truyền thống do bà con khéo léo làm ra như: Thúng, mủng, dần, sàng, nong, nia; dao, kéo, cuốc, xẻng, kiềng; chiếu cói, chổi rơm…
Các mặt hàng trong những phiên chợ ngày cận tết cũng đa dạng và phong phú hơn. |
Thậm chí, những trái chuối xanh mướt, mươi quả bưởi vàng ươm, rổ cà chua căng mọng… hái được ở vườn nhà cũng được bà con mang đến chợ phiên để bán. Ngay cả những bộ quần áo nhuộm chàm tự nhiên cũng được bày bán ở đây, gợi nhớ về một thời áo chàm, nón lá. Tất cả đều mang đậm dấu ấn của làng nghề truyền thống.
Đặc biệt, những phiên cuối năm, chợ Nủa càng trở nên sôi động hơn. Bởi khi Tết Nguyên đán cận kề người dân quanh vùng tấp nập đến chợ sắm tết.
Dân gian truyền lại câu nói quen thuộc khi nói về chợ Nủa "gái 22, trai 27". Đó là quy định về 2 phiên chợ cuối cùng của năm, được coi là đặc biệt nhất. Ngày 22 tháng Chạp chỉ dành cho phụ nữ đi mua sắm chuẩn bị cho dịp Tết, còn phiên cuối cùng ngày 27 tháng Chạp dành riêng cho đàn ông. Do đó, ngày 27 tháng Chạp, chợ sẽ họp phiên cuối cùng của năm.
Ngày 27 tháng Chạp, chợ sẽ họp phiên cuối cùng của năm. |
Các mặt hàng trong những phiên chợ này cũng đa dạng và phong phú hơn. Mỗi người mỗi sự lựa chọn: người mua trầu cau, người tìm tấm chiếu để trải, người tìm cuốn lịch mới, người chọn mua ống giang hay bó lạt, lá dong… và cả thú cưng cũng được đem ra chợ trao đổi trong những ngày cuối năm.
Điều đặc trưng tại các phiên chợ cuối năm không thể thiếu đó là những gánh hàng bán vôi. Theo tục lệ trước đây, cứ vào dịp cuối năm là lúc nhiều người đi mua vôi về tôi, để quét lại nhà cửa, tránh xui xẻo trong năm mới. Ngày nay, tục lệ này còn ít người quan tâm, song ở phiên chợ Nủa dịp cuối năm không thể thiếu những gánh hàng bán vôi.
Điều đặc trưng tại các phiên chợ cuối năm không thể thiếu đó là những gánh hàng bán vôi. |
Hàng hóa, vật dụng cũ mới, đan xen nhưng hồn cốt của phiên chợ Nủa vẫn đậm nét của những chợ phiên vùng đồng bằng Bắc bộ xưa. Dù rằng ngày nay, trong bối cảnh hiện đại hóa sự phát triển của các trung tâm thương mại và chợ có ở nhiều nơi. Do đó, những khu chợ truyền thống như chợ Nủa đang đối mặt với nhiều thách thức.
Tuy nhiên, chợ Nủa vẫn giữ được sức hút của mình nhờ sự gắn bó chặt chẽ với đời sống người dân địa phương. Đặc biệt, không khí nô nức háo hức đi chợ Nủa cuối năm của người dân vẫn luôn còn đó và trở thành nét đẹp truyền thống của nhân dân Thạch Thất.
Đến chợ Nủa, du khách không chỉ được thưởng thức những sản vật tươi ngon mà còn có cơ hội tìm hiểu về văn hóa, phong tục tập quán của người dân địa phương. Chợ Nủa chính là nơi lưu giữ những giá trị truyền thống của dân tộc.