Món bánh đặc sản Huế, xưa là thứ quà dành cho người nghèo, nay thành của hiếm có khó tìm Bạc Liêu xác lập Kỷ lục Việt Nam về 122 món ăn được chế biến từ tôm và muối |
Ẩm thực Canh gà của người Dao Thanh Y
Người Dao Thanh Y có kinh nghiệm chọn gà để nấu món canh gà rượu bâu là loại gà giò, non tơ, tức là gà đạt trọng lượng khoảng 2kg đối với gà trống, 1,6kg đối với gà mái. Không dùng gà thiến vì gà dễ bị béo, nhiều mỡ nấu mất ngon. Gà sau khi được làm sạch, chặt đều miếng ướp gia vị. Sau đó cho thịt gà vào phi qua với hành mỡ để dậy mùi, đổ nước đun sôi cho miếng gà chín tới, rồi đập gừng, cho một phần nhỏ địa liền và bỗng rượu vào rồi đun kỹ.
![]() |
Canh gà |
Đặc sản Rượu Bâu
Hầu hết gia đình người Dao ở Bằng Cả đều biết cách ủ và nấu rượu bâu. Tuy nhiên, mỗi nhà lại có công thức chế biến cũng như cách nấu riêng tuỳ theo bí quyết gia truyền của từng gia đình, dòng họ. Rượu bâu được làm từ gạo nếp, nhưng không nấu lên như rượu cay, mà gạo được nấu cơm rồi ủ 1-2 ngày đêm với men lá rừng. Sau đó cho rượu vào chum theo quy trình giống như người Kinh làm rượu nếp, khoảng chục ngày sau là rượu uống được.
![]() |
Rượu Bâu |
Ẩm thực của người Tày ở Bình Liêu
Bánh coóc mò có 3 góc hình chóp nhọn trông giống chiếc sừng bò (trong tiếng Tày, sừng bò gọi là coóc mò), vì lẽ đó, bánh mới có tên gọi như thế. Bánh coóc mò có hai loại là có nhân và không nhân. Bánh không nhân thường được gói vào dịp Tết Nguyên đán, Tết Đoan ngọ, các ngày lễ hội của người Tày như Ngày hội Kiêng gió, lễ hội hoa sở. Bánh có nhân thường có quanh năm, được bày bán nhiều thành từng chùm, từng cặp trong các dịp chợ phiên. Các bà, các mẹ đi chợ sẽ mua bánh về làm quà cho trẻ con ở nhà. Ngày trước, chưa có nhiều thứ quà như bây giờ thì đối với trẻ em Tày, bánh coóc mò là thứ quà rất được chúng yêu thích và háo hức khi được ăn.
![]() |
Bánh coóc mò không nhân thường được ăn kèm với mật ong rất ngon |
Công đoạn chuẩn bị và cách gói bánh của người Tày gồm: Gạo nếp là loại nếp cái hoa vàng, hạt tròn đều, được đãi sạch, để ráo rồi ngâm vào nước tro vài tiếng đồng hồ để khi luộc bánh chín sẽ tạo màu ngả vàng đẹp mắt. Khi gói, người Tày xếp lá chít thành hình vuông, sau đó cuộn lại thành hình chóp nhọn giống chiếc sừng bò, rồi múc gạo đổ đầy vào bánh, đồng thời vỗ cho gạo nếp chặt lại. Với bánh có nhân, người gói cho thêm nhân bánh là thịt lợn ba chỉ thái miếng tẩm chút gia vị và lá cơm lông xay nhuyễn, có nơi còn cho thêm lạc, rồi gấp mép lá và dùng lạt mềm buộc chặt lại.
Sau đó, người ta vớt bánh ra thả vào nồi ngập nước, luộc bánh trong khoảng từ 2-3 tiếng đồng hồ thì bánh chín. Bánh coóc mò luộc chín cắt ra sẽ có màu vàng đậm, đẹp mắt, dền như bánh chưng, phả hương thơm đặc trưng của gạo nếp và thơm mùi của lá gói.
Bánh Coóc mò đã trở thành một món ăn, đặc sản của người Tày ở Bình Liêu. Có dịp đến Bình Liêu, bạn hãy nhớ thưởng thức bánh coóc mò để cảm nhận được hương vị của núi rừng và sự mộc mạc, bình dị.
Món Khâu Nhục của người Sán Dìu
Người Sán Dìu ở Quảng Ninh sống tập trung ở một số huyện, thành phố như: Vân Đồn, Cẩm Phả và sống xen kẽ với các dân tộc khác ở Đông Triều, Ba Chẽ, Tiên Yên, Đầm Hà, Hải Hà… Nhìn chung, văn hóa người Sán Dìu khá phong phú, thể hiện ở các phong tục, tập quán, lễ nghi.
![]() |
Món Khâu Nhục của người Sán Dìu |
Được chế biến từ thịt ba chỉ nhưng Khâu nhục lại khiến người ăn không thấy ngấy mỡ mà lại có mùi vị rất thơm, ngon, bổ dỡng… Khâu nhục là một món ăn tiếp nhận kỹ thuật của ngời Hoa, chế biến rất công phu, tuân theo quy trình, bí quyết riêng. Từ lâu, món ăn này đã trở thành một đặc sản dùng trong cỗ bàn sang trọng, tiếp khách quý hoặc mỗi dịp lễ Tết của ngời dân tộc Sán Dìu.
![]() |
![]() |
![]() |