Nghệ An khai mạc Lễ hội du lịch Cửa Lò năm 2022 Khai mạc Lễ hội Lê Hoàn năm 2022 "Lễ hội Đình Hùng Lô" được công nhận là di sản văn hoá phi vật thể Quốc gia |
TP. Tam Kỳ tổ chức khai hội "Tam Kỳ - Mùa Hoa Sưa 2022" |
Vào tháng 4 hàng năm, người dân làng Hương Trà nói riêng và phường Hòa Hương, TP. Tam Kỳ (tỉnh Quảng Nam) nói chung đều rất bồi hồi và tự hào về mùa hoa sưa vàng nở rộ trên con đường dài khoảng 1 km chạy dọc bên bờ sông Tam Kỳ hiền hòa.
Làng Hương Trà vào thời gian này, khắp mọi ngả đường không chỉ vàng ruộm sắc hoa sưa, mà hương thơm dịu dàng, quyến rũ của hoa sưa thoảng lại làm mê hút lòng người. Mỗi khi trời có gió, hoa sưa bay bay khắp không gian trong làng, vương lên tóc, quần áo của du khách rất quyến rũ và lãng mạn.
Theo Ban Tổ chức, Lễ hội “Tam Kỳ - mùa hoa sưa” năm 2022 kéo dài từ nay đến giữa tháng 4, với các sự kiện, hoạt động chính gồm: Chương trình khai mạc và giao lưu nghệ thuật chào mừng lễ hội “Tam Kỳ - Mùa hoa sưa” năm 2022.
Đông đảo người dân, du khách dự khai mạc Lễ hội “Tam Kỳ - Mùa hoa sưa năm 2022”. |
Ngay sau chương trình nghệ thuật, Đoàn Thanh niên Cộng sản thành phố Hồ Chí Minh tổ chức thả hoa đăng trên sông Tam Kỳ thu hút đông đảo người dân và du khách. Dự kiến, trong lễ hội này, TP. Tam Kỳ sẽ đón khoảng 8.000 du khách đến vui chơi, trải nghiệm.
Trong sáng 9/4 tại khu vực Vườn Cừa diễn ra Ngày hội Áo dài với hoạt động trình diễn “Duyên dáng áo dài mùa hoa sưa” của phụ nữ thành phố và trình diễn thời trang “Áo dài với hoa sưa”.
Dịp này, UBND TP. Tam Kỳ phát động Cuộc thi sáng tác ảnh về quê hương, đất và người Tam Kỳ; đồng thời, tổ chức nhiều hoạt động như: trưng bày, triển lãm ảnh nghệ thuật (những hình ảnh đẹp về hoa sưa và cảnh quan thành phố); trao giấy chứng nhận kết hôn, chụp ảnh cưới với hoa sưa và chương trình “Điểm hẹn thanh xuân” với các cặp vợ chồng trẻ; thi đấu cờ làng, trình diễn hô hát bài chòi; hội thi Mỹ thuật thiếu nhi, hoạt động hưởng ứng Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam; giải đua thuyền truyền thống TP. Tam Kỳ mở rộng; hoạt động viết thư pháp, đêm giao lưu âm nhạc đường phố và cuộc thi ảnh “Khoảnh khắc hoa sưa”.
Một trong những hoạt động của lễ hội được tổ chức tại Lễ hội hoa sưa |
Khi đến thưởng lãm mùa sưa, ngoài được đắm mình với sắc vàng rực rỡ, huyền ảo của hoa sưa, du khách còn được thưởng lãm các hoạt động hết sức ý nghĩa và sinh động ở đây. Du khách như lạc vào một làng Hương Trà xưa bởi những ngôi nhà tranh được Ban Tổ chức sẽ tái hiện không gian làng quê với những ngôi nhà tranh xưa, trưng bày nông cụ, sản phẩm làng nghề đặc trưng, các hiện vật phản ánh quá trình hình thành và phát triển của làng Hương Trà từ thời xa xưa đến nay; trình diễn các nghề truyền thống và trưng bày các sản phẩm nông nghiệp.
Cùng với đó, du khách sẽ thưởng thức các món ăn dân dã truyền thống đặc trưng của làng Hương Trà, của các địa phương thuộc thành phố Tam Kỳ, như: Bánh bèo, bánh bánh nậm, mỳ quảng, hến trộn, mít trộn, chè, xoa xoa,...; được mục sở thị người dân của làng Hương Trà làm bánh tét, bánh chưng, mỳ Quảng,… những món ăn dân dã của dân làng.
Đặc biệt, du khách sẽ được thưởng ngoạn sự tài hoa của những người thợ làng rèn Hồng Lư truyền thống; được xem vẽ tranh trên túi xách của thợ may ở Làng nghệ thuật cộng đồng Tam Thanh (xã Tam Thanh) và trình diễn đan chiếu của làng nghề chiếu cói Thạch Tân.
Tặng tranh thư pháp cho lãnh đạo tỉnh và thành phố Tam Kỳ |
Bên cạnh đó, du khách được trải nghiệm nhiều hoạt động hữu ích như: tham quan khu trưng bày hoa phong lan, viết thư pháp, không gian trình diễn hô hát Bài Chòi, âm nhạc đường phố, được xem Giải đua thuyền nam - nữ truyền thống thành phố Tam Kỳ và cuộc thi ảnh “Khoảng khắc mùa hoa sưa năm 2021”...
Trong khuôn khổ lễ hội “Tam Kỳ - mùa hoa sưa” năm nay còn trưng bày, giới thiệu sản phẩm quà tặng OCOP và du lịch địa phương; giới thiệu các sản phẩm của các cơ sở, làng nghề; trưng bày, triển lãm hoa phong lan, trưng bày bonsai cây cảnh và gốc sưa cổ thụ diễn ra tại Vườn Cừa.
Bên cạnh chiêm ngưỡng vẻ đẹp hoa phong lan, du khách còn được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của cây cảnh bonsai và tác phẩm “Cửu long tranh bá” được tạc từ gốc sưa cổ thụ có tuổi đời hàng trăm năm.
Đáng nói trong mùa lễ hội hoa sưa năm nay, UBND TP. Tam Kỳ tổ chức thí điểm trải nghiệm tuyến du lịch đường sông dài 35km từ xuất phát tuyến từ Làng sinh thái Hương Trà theo sông Tam Kỳ đến Khu du lịch sinh thái hồ Phú Ninh.
Thả hoa đăng trên sông Tam Kỳ. |
Ông Nguyễn Hồng Lai - Phó Chủ tịch UBND TP. Tam Kỳ cho biết, chương trình Lễ hội hoa sưa năm 2022 với 21 hoạt động nhằm giới thiệu, quảng bá vẻ đẹp độc đáo của hoa sưa và các hoạt động khác nhằm phục vụ nhu cầu tham quan, du lịch trải nghiệm, hòa mình với thiên nhiên và mục tiêu của thành phố hướng xây dựng thương hiệu “Tam Kỳ - Thành phố hoa sưa vàng” gắn với việc hình thành khu du lịch sinh thái Hương Trà, góp phần thúc đẩy hoạt động du lịch của thành phố trở thành một điểm đến trong địa chỉ du lịch của tỉnh Quảng Nam.
Đến với Lễ hội “Tam Kỳ - Mùa hoa sưa năm 2022”, du khách sẽ được trải nghiệm không gian làng quê, những hoạt động văn hóa thể thao truyền thống, đặc biệt là ghi lại những bức ảnh đẹp với loài hoa đặc trưng của Tam Kỳ - Thành phố hoa sưa vàng; đồng thời nhằm quảng bá, giới thiệu về hình ảnh đất và người Tam Kỳ đến du khách trong và ngoài nước.
Ông Trần Văn Tân - Phó Chủ tịch UNND tỉnh cho rằng, Lễ hội “Tam Kỳ - Mùa hoa sưa năm 2022” là một sự kiện đặc trưng trong chuỗi hoạt động của Năm du lịch quốc gia 2022. Việc TP. Tam Kỳ tổ chức lễ hội này là hành động thiết thực để mở cửa lại hoạt động du lịch trong điều kiện bình thường mới; là cơ hội để Quảng Nam khẳng định vị trí, vai trò, ý nghĩa trong việc xây dựng các sản phẩm du lịch xanh gắn với mục tiêu phát triển bền vững.
Tiết mục mở màn chương trình giao lưu nghệ thuật |
Theo các tài liệu cũng như những người lớn tuổi trong làng kể lại, làng Hương Trà được hình thành từ những năm đầu quy dân lập ấp thời vua Lê Thánh Tông mở cõi về phương Nam vào những năm 1470. Quá trình hình thành và phát triển đã phân định địa vực làng quê Hương Trà với những nét đặc trưng của làng quê Việt Nam: cây đa, bến nước, sân đình,…
Tương truyền, trong suốt quá trình xây dựng và phát triển, để phòng tránh thiên tai lũ lụt, mưa bão làm sạt lở bờ sông, đe dọa đến diện tích đất ở và đất nông nghiệp, cây cối mùa màng, người dân trong làng đã cùng nhau sử dụng cây sưa - một loại cây gỗ tốt và cứng, không mối mọt, mưa nắng không bị cong vênh, có vân đẹp, thường được người dân trong làng sử dụng làm nguyên liệu để đóng các vật dụng như bàn, ghế… để trồng dọc bên bờ sông Tam Kỳ.
Theo thống kê của UBND phường Hòa Hương, hiện nay, dọc hai bên đường chạy theo bờ sông Tam Kỳ dài tầm 3 km có khoảng 600 - 700 cây sưa từ vài chục năm đến vài ba trăm năm tuổi, được các hộ dân trồng dọc hai bên đường trong làng.
Người dân nơi đây đều xem cây sưa là đặc sản, là danh lam thắng cảnh của làng, nên rất có ý thức bảo vệ, bảo tồn và phát triển số lượng cây sưa trong làng. Làng đã có hương ước nghiêm cấm chặt, khai thác sưa.