Khai mạc Diễn đàn cấp cao về Công nghiệp 4.0 lần thứ 3

Sáng 6/12, Ban Kinh tế Trung ương tổ chức Diễn đàn cấp cao về Công nghiệp 4.0 thường niên lần thứ 3 với chủ đề “Phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội bền vững thời kỳ hậu COVID-19 và đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong kỷ nguyên số”.
Phát triển sản xuất thông minh trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Khai mạc Diễn đàn cấp cao về Công nghiệp 4.0 lần thứ 3
Khai mạc Diễn đàn cấp cao Công nghiệp 4.0 lần thứ 3

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tham dự, chủ trì và sẽ phát biểu chỉ đạo tại diễn đàn. Đồng chủ trì diễn đàn có đồng chí: Trần Tuấn Anh, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Kinh tế Trung ương; Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương.

Diễn đàn có sự tham dự của hơn 200 đại biểu trực tiếp tại điểm cầu Trung tâm Hội nghị quốc tế cùng hơn 2.000 đại biểu dự trực tuyến tại 63 điểm cầu các tỉnh, thành phố, các điểm cầu trong nước và quốc tế kết nối trực tuyến qua internet - là các chuyên gia, các nhà khoa học; lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương và địa phương; đại diện các đại sứ quán, cộng đồng doanh nghiệp, hiệp hội trong nước và các tổ chức quốc tế…

Diễn đàn cấp cao về công nghiệp 4.0 là sự kiện thường niên, thu hút hàng ngàn đại biểu trong nước và quốc tế, trở thành một trong những diễn đàn thường niên có quy mô lớn nhất về Công nghiệp 4.0 tại Việt Nam.

Năm 2021, diễn đàn tiếp tục được tổ chức và là sự kiện có ý nghĩa quan trọng về chính trị, kinh tế-xã hội, góp phần triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và cung cấp luận cứ cho xây dựng mô hình, chính sách công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Đồng thời là hoạt động thiết thực phục vụ hoạch định chiến lược và chính sách phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn hậu Covid-19 theo Kết luận của Hội nghị Trung ương 4 Khóa XIII và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Phát biểu khai mạc, Uỷ viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh nhận định từ tháng 12/2019 đến nay, dịch bệnh COVID-19 diễn biến ngày càng phức tạp, khó lường đang làm thay đổi sâu sắc mọi mặt về kinh tế - xã hội thế giới. Kinh tế toàn cầu năm 2020 suy thoái sâu, GDP giảm 3,1%, thu nhập bình quân giảm 6%, việc làm năm 2021 giảm 100 triệu và dự báo năm 2022 giảm khoảng 26 triệu lao động.

Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh phát biểu khai mạc
Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh phát biểu khai mạc

Ông Tuấn Anh cho biết: “Việt Nam đang chịu tác động mạnh mẽ của dịch COVID-19 đến các hoạt động kinh tế - xã hội và đời sống nhân dân, ảnh hưởng lâu dài đến cả cung và cầu. Lần đầu tiên tăng trưởng quý 3 năm 2021 giảm sâu (- 6,17%) - đây là mức giảm sâu nhất kể từ khi Việt Nam tính và công bố GDP quý đến nay, ước tính GDP của Việt Nam năm 2021 chỉ đạt 2-2,5%. Dự báo dịch COVID-19 còn tiếp tục kéo dài, khó lường; nền kinh tế đất nước phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, tiềm ẩn nhiều rủi ro, nguy cơ vượt quá sức chịu đựng của người dân và doanh nghiệp”.

Theo Trưởng Ban Kinh tế Trung ương nhu cầu cấp bách hiện nay là tìm kiếm những giải pháp hiệu quả nhằm phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội bền vững thời kỳ hậu COVID-19, đồng thời tạo nền tảng, hỗ trợ các động lực tăng trưởng trong dài hạn thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá (CNH-HĐH) phù hợp với bối cảnh và yêu cầu phát triển triển mới.

Quá trình đẩy mạnh CNH-HĐH ở nước ta giai đoạn vừa qua đã đạt được những tiến bộ đáng kể về kinh tế xã hội, trở thành một quốc gia có thu nhập trung bình thấp với tốc độ tăng trưởng ở mức cao, trung bình trên 6,6%/năm trong giai đoạn 2000-2019. Về chỉ số năng lực cạnh tranh toàn cầu (GCI) do Diễn đàn Kinh tế thế giới công bố, Việt Nam đứng thứ 67/142 nền kinh tế, tăng 10 bậc trong 2 năm 2018 và 2019; năng lực cạnh tranh toàn cầu của ngành công nghiệp Việt Nam theo xếp hạng của Tổ chức Phát triển công nghiệp LHQ (UNIDO) tăng từ vị trí 58 năm 2015 lên thứ 42 vào năm 2019; chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu của Việt Nam liên tục được cải thiện qua các năm, năm 2021 đứng thứ 44/126 quốc gia.

Tuy nhiên, theo ông Trần Tuấn Anh, quá trình phục hồi kinh tế - xã hội sau dịch COVID-19 và thực hiện CNH-HĐH trên nền tảng công nghiệp 4.0 đang gặp phải những trở ngại lớn. Đó là mô hình tăng trưởng chưa dựa nhiều trên nền tảng khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo; cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng còn chậm; tính tự chủ của nền kinh tế còn thấp; vẫn còn phụ thuộc lớn vào bên ngoài; chưa quan tâm đúng mức đến chuỗi giá trị và cung ứng trong nước nhằm nâng cao năng suất lao động và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Phát triển công nghiệp chưa đáp ứng được yêu cầu CNH- HĐH, chủ yếu phát triển theo mục tiêu ngắn hạn, thiếu tính bền vững. Các chính sách phát triển các ngành công nghiệp chậm được cụ thể hóa. CNH- HĐH nông nghiệp, nông thôn còn thiếu một chiến lược phát triển rõ ràng.

Thực tiễn 35 năm qua tiếp tục đặt ra nhiều vấn đề về lý luận và thực tiễn về CNH-HĐH cần phải tập trung giải quyết để đạt được các mục tiêu đến năm 2025, Việt Nam là nước đang phát triển có công nghiệp theo hướng hiện đại, vượt qua mức thu nhập trung bình thấp; đến năm 2030, phấn đấu là nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao; đến năm 2045, trở thành nước phát triển, thu nhập cao.

Yêu cầu cấp bách đặt ra là phải xác định rõ triết lý phát triển, mô hình và chính sách CNH- HĐH phù hợp với bối cảnh và yêu cầu phát triển mới của giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045. Hiện nay, khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang diễn biến rất nhanh với nhiều đột phá, tác động sâu rộng, đa chiều trên phạm vi toàn cầu, làm thay đổi căn bản tư duy về CNH-HĐH. Công nghệ sản xuất kỹ thuật số tiên tiến có thể thúc đẩy phát triển bao trùm và bền vững trong tất cả các ngành công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ.

Trưởng Ban Kinh tế Trung ương cũng cho biết, từ ngày 9 đến ngày 18/11/2021, trong khuôn khổ Diễn đàn này đã diễn ra 10 hội thảo chuyên đề với trên 48 báo cáo tham luận được trình bày, 110 ý kiến phát biểu trách nhiệm, có giá trị của các đại biểu.

Tại phiên toàn thể ngày 6/12, các chuyên gia trong nước và quốc tế tập trung trao đổi xoay quanh các nội dung lớn: Hoàn thiện khung chính sách phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam trong trạng thái thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19; mô hình, chính sách đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên nền tảng khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo để hiện thực hóa mục tiêu đến năm 2030, Việt Nam là nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao; đến năm 2045 trở thành nước phát triển, có thu nhập cao, trở thành một trong những trung tâm sản xuất và dịch vụ thông minh của khu vực châu Á.

Theo lãnh đạo Ban Kinh tế Trung ương, Diễn đàn góp phần phục vụ luận cứ cho xây dựng Đề án “Chủ trương, chính sách công nghiệp hóa, hiện đại hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” trình Ban Chấp hành Trung ương vào tháng 10/2022.

Mai Anh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

9 mặt hàng xuất khẩu cán mốc 1 tỷ USD trong hai tháng đầu năm

9 mặt hàng xuất khẩu cán mốc 1 tỷ USD trong hai tháng đầu năm

Trong hai tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu đạt 59,3 tỷ USD, tăng 19,3% so với cùng kỳ 2023; nhập khẩu 54,6 tỷ USD, tăng 19% và nhờ đó cả nước xuất siêu 4,7 tỷ USD. Kết quả này lộ diện cơ hội và thách thức qua các mặt hàng cùng các thị trường.
Thách thức và cơ hội đối với sản xuất nông nghiệp vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Thách thức và cơ hội đối với sản xuất nông nghiệp vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là vùng sản xuất nông nghiệp lớn nhất cả nước nhưng liên kết vùng trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông sản còn yếu. Liên kết chuỗi giá trị ngành hàng nông sản cũng bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập, lỏng lẻo, do chưa có sự hài hòa về lợi ích giữa các bên liên quan trong chuỗi giá trị nông sản.
Liên kết sản xuất trong ngành lúa gạo - giải pháp đường dài cho xuất khẩu bền vững

Liên kết sản xuất trong ngành lúa gạo - giải pháp đường dài cho xuất khẩu bền vững

Dù đạt được kim ngạch xuất khẩu cao nhất trong vòng 34 năm qua, tuy nhiên, ngành lúa gạo Việt vẫn bộc lộ nhiều yếu tố thiếu bền vững.
Nông lâm thủy sản: Điểm tên 5 nhóm hàng xuất khẩu tỷ USD

Nông lâm thủy sản: Điểm tên 5 nhóm hàng xuất khẩu tỷ USD

Từ đầu năm 2024 đến 15/3, ngành nông nghiệp có 5 nhóm hàng xuất khẩu tỷ đô là: Gỗ và sản phẩm gỗ, cà phê, thủy sản, rau quả, gạo. Trong đó, 3 nhóm hàng mới đạt kim ngạch tỷ đô tính trong 2,5 tháng đầu năm là cà phê, rau quả và gạo.
Doanh nghiệp Việt “tự gõ vào chân mình" khi đẩy giá thành điều nguyên liệu cao hơn giá bán

Doanh nghiệp Việt “tự gõ vào chân mình" khi đẩy giá thành điều nguyên liệu cao hơn giá bán

Doanh nghiệp Việt đang “tự gõ vào chân mình" khi tự đẩy giá thành điều nguyên liệu cao hơn giá bán. Tình trạng này khiến hầu hết các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu điều nhân trong nước bị thua lỗ hoặc không có lợi nhuận, nhiều nhà chế biến đã phải tạm dừng hoạt động hoặc giảm sản lượng.
Cơ hội rộng mở cho nông sản Việt gia tăng thị phần tại Trung Quốc

Cơ hội rộng mở cho nông sản Việt gia tăng thị phần tại Trung Quốc

Thời gian qua, hoạt động xuất khẩu nông sản sang thị trường Trung Quốc tương đối thuận lợi. Năm 2024, Trung Quốc tiếp tục là thị trường tiềm năng và còn nhiều cơ hội rộng mở cho nông sản Việt tăng thị phần và giá trị xuất khẩu.
Xuất khẩu tiếp tục khởi sắc, ấn tượng 4 nhóm hàng tỷ USD

Xuất khẩu tiếp tục khởi sắc, ấn tượng 4 nhóm hàng tỷ USD

Nửa đầu tháng 3 (từ ngày 1 - 15/3), kim ngạch xuất khẩu hàng hóa cả nước đạt 16,67 tỷ USD. Đáng chú ý, chỉ trong 15 ngày đầu tháng 3 có tới 4 nhóm hàng xuất khẩu đạt kim ngạch từ 1 tỷ USD trở lên.
An Giang đẩy mạnh xúc tiến xuất khẩu gạo vào các thị trường trọng điểm

An Giang đẩy mạnh xúc tiến xuất khẩu gạo vào các thị trường trọng điểm

Thời gian tới, An Giang sẽ đổi mới việc xúc tiến thương mại; hỗ trợ các thương nhân kinh doanh gạo, xây dựng thương hiệu cho sản phẩm gạo thông qua chương trình cấp quốc gia về xúc tiến thương mại. Đồng thời, đẩy mạnh xúc tiến xuất khẩu gạo vào các thị trường trọng điểm, truyền thống và các thị trường mới, tiềm năng.
Đề nghị Brazil thay đổi tiêu chuẩn nhập khẩu thủy sản của Việt Nam

Đề nghị Brazil thay đổi tiêu chuẩn nhập khẩu thủy sản của Việt Nam

Brazil đang áp dụng tiêu chuẩn phụ gia, phốt phát và thực hiện kiểm tra chỉ tiêu phụ gia đối với cá tra Việt Nam không phù hợp với thông lệ quốc tế và đáp ứng thị trường. Hiện vấn đề này cần phía Brazil xem xét lại.
Xuất khẩu thép sang thị trường EU đối mặt với hai rào cản lớn

Xuất khẩu thép sang thị trường EU đối mặt với hai rào cản lớn

Mặc dù đạt kết quả xuất khẩu cao trong năm vừa qua, song từ giữa năm 2023 và nhất là từ năm 2024 trở đi, xuất khẩu thép sang thị trường EU phải đối mặt với nhiều thách thức có thể tác động tới xuất khẩu của ngành.
Ngành rau quả có nhiều triển vọng tăng trưởng trong thời gian tới

Ngành rau quả có nhiều triển vọng tăng trưởng trong thời gian tới

Lần đầu tiên xuất khẩu rau quả của Việt Nam đạt và vượt con số 1 tỉ USD ngay trong quý đầu tiên của năm. Điều này cho thấy ngành rau quả có nhiều triển vọng tăng trưởng trong thời gian sắp tới. Các thị trường tiêu thụ quan trọng vẫn là Trung Quốc, Hàn Quốc, Mỹ, Thái Lan, Nhật Bản…
Trung Quốc mạnh tay gom tôm hùm, xuất khẩu vọt tăng gấp gần 19 lần

Trung Quốc mạnh tay gom tôm hùm, xuất khẩu vọt tăng gấp gần 19 lần

2 tháng đầu năm, xuất khẩu tôm hùm đạt gần 30 triệu USD, cao hơn 18 lần so với mức 1,6 triệu USD cùng thời điểm 2023.
Cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu đồ nội thất bằng gỗ sang thị trường Canada

Cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu đồ nội thất bằng gỗ sang thị trường Canada

Đối với thị trường Canada, cơ hội để đẩy mạnh xuất khẩu đồ nội thất bằng gỗ của Việt Nam sang thị trường này vẫn rất khả quan, bởi Canada là thị trường nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ lớn thứ 4 thế giới sau EU, Mỹ và Anh.
Nông sản đang là “bức tranh sáng” trong hoạt động xuất khẩu hàng hóa

Nông sản đang là “bức tranh sáng” trong hoạt động xuất khẩu hàng hóa

Nông sản đang là “bức tranh sáng” trong tổng thể hoạt động xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam những tháng đầu năm nay, với nhiều điểm đột phá. Các chuyên gia nhận định, với "cánh cửa" mở rộng tại nhiều thị trường, kim ngạch xuất khẩu nông sản năm 2024 hoàn toàn có thể đạt mục tiêu 55 tỷ USD.
Xuất khẩu hoa hồi Việt Nam thu về gần 8 triệu USD trong 2 tháng đầu năm

Xuất khẩu hoa hồi Việt Nam thu về gần 8 triệu USD trong 2 tháng đầu năm

Xuất khẩu hoa hồi của Việt Nam đạt 558 tấn và thu về 3,4 triệu USD trong tháng 2/2024. Lũy kế 2 tháng đầu năm, nước ta thu về 7,9 triệu USD với 1.437 tấn hoa hồi, giảm nhẹ 2,3% so với cùng kỳ năm trước.
Doanh nghiệp nên làm gì để xuất khẩu nông sản vào ASEAN đạt tỷ USD?

Doanh nghiệp nên làm gì để xuất khẩu nông sản vào ASEAN đạt tỷ USD?

Tháng 2/2024, Việt Nam xuất khẩu rau quả sang 6 thị trường thuộc khối ASEAN với tổng trị giá 19,31 triệu USD, giảm 13% so với mức 22,2 triệu USD ghi nhận cùng kỳ năm 2023.
Xuất khẩu cà phê có thể đạt 5 tỉ USD trong năm 2024

Xuất khẩu cà phê có thể đạt 5 tỉ USD trong năm 2024

Hiện nay giá cà phê đang tăng mạnh, nên dù sản lượng cà phê xuất khẩu ra thế giới có thể giảm nhưng giá trị kim ngạch có thể vẫn bứt phá. Dự kiến xuất khẩu cà phê có thể đạt khoảng 4,5 - 5 tỉ USD trong năm 2024.
Đánh thuế 10% với dịch vụ xuất khẩu gây bất lợi cho doanh nghiệp chế xuất

Đánh thuế 10% với dịch vụ xuất khẩu gây bất lợi cho doanh nghiệp chế xuất

Theo VASEP, Việc đánh thuế giá trị gia tăng đối với dịch vụ xuất khẩu là không phù hợp với thông lệ, xu hướng của thế giới, tăng chi phí, giảm sức cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu so với các nước.
Trung Quốc là thị trường xuất khẩu dăm gỗ lớn nhất của Việt Nam

Trung Quốc là thị trường xuất khẩu dăm gỗ lớn nhất của Việt Nam

Việt Nam xuất khẩu dăm gỗ sang 13 thị trường trong năm 2023, tuy nhiên Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc là ba thị trường xuất khẩu dăm gỗ chính của Việt Nam, chiếm 92,4% tổng lượng và 92,2% tổng kim ngạch xuất khẩu của nước ta.
Rau quả xuất khẩu kỳ vọng đạt kỷ lục mới trong năm 2024

Rau quả xuất khẩu kỳ vọng đạt kỷ lục mới trong năm 2024

Sản lượng sầu riêng của Việt Nam lợi thế hơn nhiều nước bởi trồng gối vụ, sản lượng có quanh năm. Không những thị trường Trung Quốc, mà cả các thị trường khác. Năm 2024, ngành rau quả có nhiều cơ hội đạt được kỷ lục mới.
Hợp tác kinh tế, thương mại Việt Nam - (Sơn Đông) Trung Quốc còn rất nhiều dư địa để khai thác

Hợp tác kinh tế, thương mại Việt Nam - (Sơn Đông) Trung Quốc còn rất nhiều dư địa để khai thác

Hợp tác kinh tế - thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc, trong đó có hợp tác giữa các địa phương của Việt Nam và tỉnh Sơn Đông (Trung Quốc) còn rất nhiều dư địa để khai thác.
Tháng 2/2024, xuất khẩu dầu thô thu về hơn 200 triệu USD

Tháng 2/2024, xuất khẩu dầu thô thu về hơn 200 triệu USD

Xuất khẩu dầu thô của Việt Nam trong tháng 2/2024 đạt 315.531 tấn với trị giá hơn 218,5 triệu USD, tăng 75,1% về lượng và tăng 77,7% về trị giá so với tháng 1/2024. Đây là mặt hàng hiếm hoi tăng trưởng dương so với tháng trước và có mức tăng trưởng mạnh nhất trong tất cả các mặt hàng.
Philippines dự kiến nhập đến 4,1 triệu tấn gạo, thời cơ xuất khẩu gạo Việt Nam

Philippines dự kiến nhập đến 4,1 triệu tấn gạo, thời cơ xuất khẩu gạo Việt Nam

Gạo là mặt hàng thiết yếu tại Philippines và dự kiến trong năm 2024 Philippines có thể nhập tới 4,1 triệu tấn gạo, đây là thời cơ cho xuất khẩu gạo của Việt Nam.
Năm 2024, xuất khẩu chuối sang Trung Quốc có thể đạt 200 triệu USD

Năm 2024, xuất khẩu chuối sang Trung Quốc có thể đạt 200 triệu USD

Chuối nằm trong top 10 mặt hàng xuất khẩu lớn sang Trung Quốc. Dự báo, năm 2024 xuất khẩu chuối đạt khoảng 310 - 312 triệu USD, trong đó riêng thị trường Trung Quốc đạt khoảng 200 triệu USD.
2 tháng đầu năm 2024, TP. Hồ Chí Minh dẫn đầu cả nước về xuất khẩu hàng hóa

2 tháng đầu năm 2024, TP. Hồ Chí Minh dẫn đầu cả nước về xuất khẩu hàng hóa

Kim ngạch xuất khẩu của TP.HCM đến hết tháng 2/2024 đạt 6,6 tỷ USD, tăng 16,6% so với cùng kỳ năm 2023 và hiện đứng đầu cả nước về kim ngạch xuất khẩu.
Cơ hội để doanh nghiệp ngành gỗ bứt phá trong năm 2024

Cơ hội để doanh nghiệp ngành gỗ bứt phá trong năm 2024

Năm 2024 chưa phải “thời điểm vàng” của ngành gỗ. Tuy nhiên, cơ hội mở rộng, phát triển thị phần được cho là khá lớn. Các Hiệp định Thương mại tự do được Việt Nam phê chuẩn tiếp tục là “cú hích”, cơ hội thuận lợi để ngành gỗ đi xa.
Ngành dệt may tìm giải pháp cho hướng đi mới

Ngành dệt may tìm giải pháp cho hướng đi mới

Kinh tế thế giới vẫn bất ổn, báo hiệu một năm không ít khó khăn với xuất khẩu dệt may, buộc các doanh nghiệp trong ngành phải có biện pháp ứng phó linh hoạt và nỗ lực tìm hướng đi mới.
Xuất khẩu cá tra Việt Nam sang Đức chưa thể ổn định trở lại

Xuất khẩu cá tra Việt Nam sang Đức chưa thể ổn định trở lại

Kinh tế của quốc gia thịnh vượng nhất châu Âu này trong năm 2024 cũng dự báo còn nhiều thách thức, điều này dẫn đến xuất khẩu cá tra Việt Nam sang Đức chưa thể ổn định trở lại trong năm 2024.
Xuất khẩu tôm sang Australia còn nhiều dư địa

Xuất khẩu tôm sang Australia còn nhiều dư địa

Dù chỉ là thị trường tiêu thụ tôm đứng thứ 5 của Việt Nam nhưng Australia được coi là thị trường tiềm năng, nhất là khi nhu cầu tiêu thụ tôm chế biến của thị trường này ngày một cao. Trong khi trình độ chế biến tôm của các doanh nghiệp Việt Nam đang không ngừng tăng, với mặt hàng mới ngày càng phong phú.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
sunshine
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
phu-dien-2
Phiên bản di động