Hướng tới xây dựng ngành thủy sản bền vững

Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 30/TB-VPCP ngày 25/1/2025 kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tại Hội nghị lần thứ XII Ban Chỉ đạo Quốc gia về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU).

Việc gia hạn, cấp giấy phép khai thác thủy sản theo quy định vẫn còn chậm

Thông báo nêu: Từ sau Hội nghị lần thứ XI Ban Chỉ đạo Quốc gia về chống khai thác IUU, đa số các bộ, ngành, địa phương đã tập trung thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 111/CĐ-TTg ngày 04 tháng 11 năm 2024; rà soát, xử lý tàu cá "03 không" kịp thời và thực hiện các ý kiến chỉ đạo của Ban Bí thư tại Chỉ thị số 32-CT/TW, Nghị quyết 52/NQ-CP của Chính phủ và các ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ - Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về IUU. Đến nay đã có sự chuyển biến.

Tuy nhiên, đến nay vẫn còn một số nhiệm vụ còn chậm khắc phục, xử lý chưa triệt để, vẫn còn 888 tàu cá "03 không", việc gia hạn, cấp giấy phép khai thác thủy sản theo quy định vẫn còn chậm, kết quả xác minh, xử lý các hành vi vi phạm ngắt kết nối thiết bị giám sát hành trình tàu cá (VMS), tàu cá hoạt động sai vùng vẫn còn thấp so với các vụ việc được phát hiện; tại một số địa phương việc kiểm soát chất lượng Nhật ký khai thác chưa đảm bảo theo quy định (chủ yếu là hồi ký, ghi lại trên VMS).

Hướng tới xây dựng ngành thủy sản bền vững
Phấn đấu gỡ cảnh báo "Thẻ vàng" hướng tới xây dựng ngành thủy sản bền vững, hiệu quả.

Nguyên nhân của tình trạng trên là do: (i) Hành lang pháp lý cho quản lý các hoạt động về khai thác, đánh bắt thủy sản chưa theo kịp với thực tiễn, xác định rõ trách nhiệm của từng cấp, từng ngành, cơ quan, tổ chức; quản lý còn cắt khúc theo lãnh thổ, thiếu cơ chế xử lý liên địa phương dựa trên dữ liệu dùng chung; chế tài xử lý chưa đủ mạnh để phòng ngừa các hành vi vi phạm; thiếu cơ chế khuyến khích, thúc đẩy phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững,... (ii) Cơ sở dữ liệu và hạ tầng phục vụ quản lý khai thác thủy sản chậm được triển khai nhất là cơ sở dữ liệu, phần mềm quản lý nghề cá dùng chung kết nối dữ liệu dân cư, liên ngành, thống nhất từ trung ương đến địa phương và cập nhật dữ liệu theo thời gian thực, hệ thống kết nối định vị, khai báo lập nhật ký điện tử, quản lý theo chuỗi từ đánh bắt, nhập cảng đến thu mua, chế biến chậm được xây dựng, (iii) Công tác chỉ đạo triển khai thực hiện ở một số địa phương chưa nghiêm nhất là các hành vi vi phạm ngắt kết nối VMS, tàu cá hoạt động sai vùng, tàu cá của địa phương khác vi phạm trên địa bàn địa phương mình quản lý,... chưa phát huy được vai trò của lực lượng công an xã trong nắm bắt, kiểm soát tình hình ven biển, ngăn chặn, xử lý vi phạm.

Để thực hiện mục tiêu gỡ cảnh báo "Thẻ vàng" hướng tới xây dựng ngành thủy sản bền vững, hiệu quả cần thực hiện đồng bộ các giải pháp dựa trên: (i) Pháp luật đồng bộ, minh bạch, rõ trách nhiệm, rõ thẩm quyền, nghiêm minh, thống nhất quản lý; (ii) Cơ sở dữ liệu liên thông, kết nối, công nghệ quản lý hiện đại và kiểm tra giám sát của các cơ quan quản lý để chuyển từ bị động ứng phó sang chủ động kiểm soát, bảo vệ khai thác nguồn lợi thủy sản bền vững.

Vì vậy, Phó Thủ tướng yêu cầu các ban, bộ, ngành, địa phương cần xác định rõ trách nhiệm của từng cơ quan, cá nhân; phân công rõ nhiệm vụ, thời gian hoàn thành cụ thể; khẩn trương khắc phục các tồn tại, hạn chế hiện nay; trong đó tập trung thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp cấp bách, trọng tâm.

Cụ thể, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tập trung đánh giá, rà soát, sửa đổi, bổ sung quy định pháp luật thủy sản (Luật Thủy sản 2017, Nghị định số 37/2024/NĐ-CP, Nghị định số 38/2024/NĐ-CP,...) hoàn thiện hành lang pháp lý cho quản lý các hoạt động về khai thác, đánh bắt thủy sản theo ngư trường, theo mùa sinh sản và kích cỡ thủy sản khai thác; xác định rõ trách nhiệm của từng cơ quan, tổ chức; có biện pháp quản lý liên địa phương để khắc phục tình trạng quản lý cắt khúc theo lãnh thổ; bổ sung chế tài xử lý nghiêm minh vi phạm của chủ tàu, thuyền trưởng; xác định rõ trách nhiệm của từng cơ quan quản lý trong kiểm tra, phát hiện, lập biên bản, xử phạt hành vi vi phạm ngắt kết nối, gửi thiết bị VMS; có chế tài đủ mạnh để xử lý đối với hành vi vi phạm đánh bắt vùng biển nước khác; bổ sung đầy đủ các quy định trong quản lý, khai thác, sử dụng, cập nhật dữ liệu trong quản lý hoạt động đánh bắt, xử lý vi phạm. Đồng thời, cần rà soát các quy định, điều kiện để các cảng cá tư nhân tham gia cung cấp các dịch vụ tiếp nhận tàu cá, xác nhận nguồn gốc hải sản từ khai thác; thêm sự lựa chọn cho ngư dân. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình Chính phủ ban hành Nghị định theo trình tự thủ tục rút gọn trong tháng 2 năm 2025.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương, các doanh nghiệp công nghệ thông tin, viễn thông tập trung xây dựng cơ sở dữ liệu nghề cá, các phần mềm quản lý về nghề cá, tàu cá dùng chung, thống nhất trên toàn quốc; giám sát hành trình tàu cá, lập nhật ký điện tử, ngư trường đánh bắt, khai báo nguồn gốc thủy sản, quản lý đầy đủ các đối tượng liên quan như ngư dân, thuyền trưởng, tàu cá, tàu hậu cần nghề cá, đơn vị thu mua, cơ sở/doanh nghiệp chế biến... tích hợp với dữ liệu về dân cư, chia sẻ, kết nối liên thông giữa các ngành, các địa phương để quản lý, khai thác cập nhật theo thời gian thực, phục vụ công tác quản lý hoạt động đánh bắt của các lực lượng trên biển, trên bờ và cung cấp các dịch vụ công. Hoàn thành và báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả trong quý I năm 2025.

Đồng thời, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với các cơ quan liên quan để kiểm định đảm bảo chất lượng các thiết bị VMS, tín hiệu kết nối; vận hành, khai thác, sử dụng hiệu quả cơ sở dữ liệu để xử lý hành vi tự ý ngắt kết nối VMS, đảm bảo xử lý đúng người, đúng hành vi.

Tổ chức các đoàn công tác liên ngành kiểm tra việc phát hiện, lập biên bản hành vi tự ý ngắt tín hiệu VMS nhưng không xử phạt vi phạm hành chính; xác định rõ các nguyên nhân, xử lý trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân có liên quan.

Tổng hợp trình cấp có thẩm quyền xem xét các dự án đầu tư, nâng cấp hệ thống cảng cá theo quy hoạch; trước mắt tập trung các cảng cá trọng điểm, phục vụ công tác chống khai thác IUU, hoàn thành trong quý I năm 2025. Đồng thời, rà soát công bố các cảng cá tư nhân đủ điều kiện để được chỉ định xác nhận nguồn gốc thủy sản từ khai thác. Triển khai đồng bộ, có kết quả Quy hoạch Bảo vệ và Phát triển nguồn lợi thủy sản thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 nhằm bảo tồn hệ sinh thái, bảo vệ nguồn lợi thủy sản, phát triển bền vững ngành thủy sản.

Kỷ luật nghiêm các lực lượng chức năng trực thuộc bao che, tiếp tay cho hành vi khai thác IUU

Bộ Quốc phòng chỉ đạo các lực lượng chức năng trực thuộc tiếp tục thực hiện cao điểm tuần tra, kiểm soát tại các vùng biển giáp ranh với các nước; ngăn chặn, xử lý kịp thời các tàu cá có dấu hiệu vi phạm khai thác hải sản bất hợp pháp ở vùng biển nước ngoài.

Ưu tiên bố trí lực lượng cho các đồn, trạm biên phòng tuyến biển kiểm soát chặt chẽ tàu cá xuất, nhập bến; phối hợp với các lực lượng chức năng địa phương theo dõi, chia sẻ dữ liệu tàu cá xuất nhập bến, ra vào cảng đảm bảo đối khớp số liệu; kiên quyết kỷ luật nghiêm các lực lượng chức năng trực thuộc bao che, tiếp tay cho hành vi khai thác IUU.

Bộ Công an chỉ đạo, bố trí lực lượng công an cấp cơ sở (xã/phường/thị trấn) ven biển kịp thời nắm bắt tình hình; ngăn chặn, xử lý tàu cá có dấu hiệu vi phạm khai thác bất hợp pháp ở vùng biển nước ngoài; tổ chức thực hiện định danh tàu cá, tích hợp vào cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; theo dõi, quản lý chặt chẽ tàu cá, công dân tham gia hoạt động khai thác thủy sản; bố sung trách nhiệm của công an cấp xã trong công tác quản lý hoạt động tàu cá tại cơ sở.

Bộ Ngoại giao tham mưu cho Chính phủ phương án ngoại giao, đàm phán với các nước có liên quan trong trao đổi, cung cấp thông tin bắt giữ, xử lý tàu cá, ngư dân Việt Nam; hoàn thành, báo cáo Thủ tướng trong quý I năm 2025; chủ động phối hợp với các bộ, ngành, địa phương vận động ngoại giao, tranh thủ sự ủng hộ của các bên có liên quan thúc đẩy EC gỡ cảnh báo "Thẻ vàng".

Hướng tới xây dựng ngành thủy sản bền vững
Đảm bảo ổn định giá cả, thị trường giúp ngư dân yên tâm sản xuất, không vi phạm IUU

Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành kiểm tra việc thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản; xử lý hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý nghiêm cán bộ, công chức thiếu trách nhiệm trong thực thi công vụ, xử lý các hành vi khai thác IUU; tập trung tại một số tỉnh trọng điểm sau: Kiên Giang, Cà Mau, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Thuận, Nghệ An, Thanh Hóa..., hoàn thành trong quý II năm 2025.

Chủ động phối hợp với các bộ, ngành, địa phương trong việc hướng dẫn, tháo gỡ các khó khăn vướng mắc trong công tác thực thi pháp luật; hướng dẫn địa phương xử lý tàu cá của địa phương khác vi phạm khai thác IUU hoạt động trên địa bàn tỉnh mình; hoàn thành trong tháng 02 năm 2025.

Bộ Tài chính và Bộ Kế hoạch và Đầu tư tiếp tục ưu tiên, bố trí kinh phí, nguồn vốn theo quy định cho các bộ, ngành, địa phương thực hiện nhiệm vụ chống khai thác IUU, gỡ cảnh báo "Thẻ vàng", đầu tư, nâng cấp hạ tầng thủy sản, phát triển bền vững ngành thủy sản.

Các địa phương chưa hoàn thành xử lý tàu cá "03 không" phải hoàn thành xử lý dứt điểm

Phó Thủ tướng yêu cầu đồng chí Chủ tịch Ủy ban nhân dân 28 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ven biển trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện và chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ trong việc hoàn thành các công việc sau:

- Kiểm soát đúng quy định tàu ra vào cảng, xuất nhập bến, giám sát sản lượng thủy sản khai thác của địa phương; theo dõi, giám sát chặt chẽ các cảng cá tư nhân, bến cá đảm bảo thực hiện đầy đủ quy định chống khai thác IUU; thực hiện nghiêm túc, hiệu quả công tác xác nhận, chứng nhận nguồn gốc thủy sản khai thác, hệ thống truy xuất nguồn gốc thủy sản khai thác điện tử (eCDT); nghiêm cấm hành vi phiền hà, nhũng nhiễu người dân, doanh nghiệp; cập nhật đầy đủ, nghiêm túc kết quả thực hiện trên phần mềm đã được thiết lập của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Các địa phương chưa hoàn thành xử lý tàu cá "03 không" phải hoàn thành xử lý dứt điểm; báo cáo kết quả cuối cùng tổng số tàu cá tại địa phương trong tháng 02 năm 2025.

- Tập trung triển khai đăng ký, đăng kiểm, cấp giấy phép khai thác thủy sản, đánh dấu tàu cá, cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm trên tàu cá, cập nhật đầy đủ dữ liệu tàu cá vào cơ sở dữ liệu nghề cá quốc gia (VNFishbase), hoàn thành trong tháng 3 năm 2025.

- Khẩn trương rà soát, xử lý các hành vi vi phạm ngắt kết nối, gửi vận chuyển thiết bị VMS từ năm 2024 đến nay cập nhật đầy đủ kết quả xử phạt trên cơ sở dữ liệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản; điều tra, xử lý các trường hợp vượt ranh giới cho phép trên biển, khai thác hải sản bất hợp pháp ở vùng biển nước ngoài; tổ chức thanh tra công vụ, xử lý nghiêm cán bộ, công chức không thực hiện xác minh, xử lý các vụ việc vi phạm khai thác IUU được phát hiện theo thẩm quyển hoặc không chuyển hồ sơ cho cấp có thẩm quyền xử lý; hoàn thành báo cáo trong tháng 04 năm 2025.

- Rà soát, lập dự án đầu tư, nâng cấp, hoàn thiện cơ sở hạ tầng nghề cá tại địa phương, trước mắt tập trung cho các cảng cá trọng điểm phục vụ chống khai thác IUU gửi về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong tháng 2 năm 2025.

- Thường xuyên thanh tra, kiểm tra, giám sát; kiên quyết xử lý nghiêm trách nhiệm các tổ chức, cá nhân không hoàn thành chức trách, nhiệm vụ được giao, tiếp tay, dung túng cho hành vi khai thác IUU, ảnh hưởng đến nỗ lực chung gỡ cảnh báo "Thẻ vàng" của cả nước. Ưu tiên bố trí, điều động nhân lực, kinh phí, trang thiết bị cho các cơ quan, lực lượng chức năng thực hiện nhiệm vụ chống khai thác IUU, đặc biệt là thời gian trước, trong và sau Tết Nguyên Đán.

- Thực hiện nghiêm túc, đầy đủ chế độ báo cáo kết quả thực hiện định kỳ trước ngày 20 hàng tháng (hoặc đột xuất theo yêu cầu) về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để theo dõi, tổng hợp, báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ theo quy định.

- Các tỉnh Kiên Giang, Cà Mau, Bà Rịa - Vũng Tàu... khẩn trương đề nghị các cơ quan tố tụng khởi tố, xét xử lưu động các vụ việc vi phạm khai thác IUU theo quy định; thông tin truyền thông rộng rãi để răn đe, phòng ngừa vi phạm.

Ổn định giá cả, thị trường giúp ngư dân yên tâm sản xuất, không vi phạm IUU

Phó Thủ tướng đề nghị Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản, các doanh nghiệp thủy sản thực hiện nghiêm túc các quy định chống khai thác IUU nhất là trong thu mua thủy sản không rõ nguồn gốc khai thác; phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng, điều tra, xác minh, xử lý nghiêm, triệt để các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp thủy sản làm ăn phi pháp, hợp thức hóa hồ sơ, tiếp tay, dung túng cho hành vi IUU.

Xây dựng chuỗi liên kết trong thu mua, chế biến, xuất khẩu sản phẩm thủy sản khai thác gắn với từng đội tàu cá, sản phẩm thủy sản khai thác, đảm bảo ổn định giá cả, thị trường giúp ngư dân yên tâm sản xuất, không vi phạm IUU vì sự phát triển bền vững ngành thủy sản, vì lợi ích quốc gia, dân tộc và người dân.

Hội Thủy sản Việt Nam tiếp tục đồng hành, tích cực vận động hội viên gương mẫu, thực hiện tốt các quy định về phòng, chống khai thác IUU; kịp thời động viên các tấm gương điển hình, người tốt việc tốt; kịp thời phản ánh, tố giác các hành vi vi phạm khai thác IUU.

Doanh nghiệp công nghệ, viễn thông, đơn vị cung cấp thiết bị VMS thực hiện đúng quy định về đảm bảo chất lượng dịch vụ sử dụng cho hạ tầng giám sát tàu cá, thiết bị VMS; nếu không đảm bảo chất lượng dịch vụ vệ tinh, đường truyền dữ liệu, thiết bị VMS... phải chịu trách nhiệm và bồi thường thiệt hại (nếu có) cho người dân theo đúng quy định pháp luật...

Phát triển ngành thủy sản bền vững với định hướng giảm khai thác, tăng nuôi trồng Phát triển ngành thủy sản bền vững với định hướng giảm khai thác, tăng nuôi trồng
Gỡ “thẻ vàng” IUU giúp phát triển ngành thủy sản bền vững Gỡ “thẻ vàng” IUU giúp phát triển ngành thủy sản bền vững
Ngành thủy sản Ngành thủy sản "khó chồng khó", VASEP kiến nghị gì?
5 kiến nghị để thủy sản Việt Nam hướng tới mục tiêu 16 tỷ USD 5 kiến nghị để thủy sản Việt Nam hướng tới mục tiêu 16 tỷ USD
Minh Kiệt

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Xuất khẩu sầu riêng năm 2024 đạt kỷ lục hơn 3,2 tỷ USD

Xuất khẩu sầu riêng năm 2024 đạt kỷ lục hơn 3,2 tỷ USD

Sầu riêng đạt kim ngạch xuất khẩu 3,2 tỉ USD năm 2024, tăng 43,2% so với năm trước và tăng tới 28 lần trong vòng 5 năm qua.
Ngành rau quả trên hành trình chinh phục mục tiêu 8 tỷ USD

Ngành rau quả trên hành trình chinh phục mục tiêu 8 tỷ USD

Những biến động thị trường nhập khẩu cùng với xu hướng tiêu dùng tập trung nhiều vào phân khúc hàng chế biến và sản phẩm hữu cơ đang là những trở ngại không nhỏ cho ngành hàng rau quả trên hành trình chinh phục mục tiêu 8 tỷ USD.
Kinh tế Việt Nam ảnh hưởng gì từ chính sách mới của Tổng thống Donald Trump?

Kinh tế Việt Nam ảnh hưởng gì từ chính sách mới của Tổng thống Donald Trump?

Ông Donald Trump vừa tuyên thệ nhậm chức và trở thành Tổng thống thứ 47 của Mỹ vào ngày 20/1 (theo giờ Mỹ), mở ra nhiệm kỳ 4 năm được dự báo sẽ có rất nhiều biến động.
Giá trị kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam – Singapore đạt mức kỷ lục mới

Giá trị kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam – Singapore đạt mức kỷ lục mới

Năm 2024, Việt Nam giữ vị trí là đối tác thương mại lớn thứ 11 của Singapore, với kim ngạch thương mại hai chiều hơn 31,67 tỷ SGD, tăng 9,49%.
Thời cơ và thách thức từ Lệnh 248 (sửa đổi) của Trung Quốc

Thời cơ và thách thức từ Lệnh 248 (sửa đổi) của Trung Quốc

Vấn đề công nhận tương đương tại dự thảo Lệnh 248 (sửa đổi) của Trung Quốc đặt ra những nhiệm vụ mới cho cơ quan quản lý, trước mắt là xây dựng hệ thống quản lý an toàn thực phẩm.
Vương quốc Anh gia nhập CPTPP và cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam

Vương quốc Anh gia nhập CPTPP và cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam

Theo Đại sứ Vương quốc Anh tại Việt Nam, việc Vương quốc Anh gia nhập Hiệp định Ðối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) là một cột mốc quan trọng đối với Anh và các thành viên CPTPP, cũng như mối quan hệ song phương Việt Nam-Anh.
Dự án Aqua City nhận thêm “cú hích” lớn, rộng đường hoàn tất điều chỉnh quy hoạch 1/500

Dự án Aqua City nhận thêm “cú hích” lớn, rộng đường hoàn tất điều chỉnh quy hoạch 1/500

Ngày 23/01/2025, UBND tỉnh Đồng Nai chính thức ký Quyết định số 297/QĐ-UBND phê duyệt chi phí điều chỉnh cục bộ quy hoạch 1/5.000 phân khu C4. Đây là bước tiến tích cực để tiến tới việc hoàn tất điều chỉnh quy hoạch 1/5.000 phân khu C4 và điều chỉnh quy hoạch chi tiết 1/500 dự án Aqua City dự kiến được phê duyệt vào tháng 07/2025, từ đó hoàn thiện hành lang pháp lý dự án Aqua City của Tập đoàn Novaland.
Đề xuất giảm 30% tiền thuê đất cho doanh nghiệp năm 2025

Đề xuất giảm 30% tiền thuê đất cho doanh nghiệp năm 2025

Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) vừa gửi Bộ Tài chính góp ý về đề xuất xây dựng chính sách giảm tiền thuê đất năm 2025.
WB dự báo tăng trưởng GDP năm 2025 của Việt Nam ở mức 6,6%

WB dự báo tăng trưởng GDP năm 2025 của Việt Nam ở mức 6,6%

Theo dự báo của WB, trong các quốc gia Đông Á và Thái Bình Dương, Việt Nam có mức dự báo tăng trưởng gần như cao nhất với mức 6,6% năm 2025 và 6,3% năm 2026.
Kim ngạch xuất khẩu sang Phillippines lần đầu vượt mức trên 6 tỷ USD

Kim ngạch xuất khẩu sang Phillippines lần đầu vượt mức trên 6 tỷ USD

Hơn cả mức kỳ vọng và dự báo của Thương vụ Việt Nam tại Philippines, kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Philippines năm 2024 chính thức vượt trên 8,5 tỷ USD, xuất khẩu lần đầu vượt mức trên 6 tỷ USD, xuất siêu lần đầu vượt mức trên 3,5 tỷ USD.
Danh sách cửa khẩu nghỉ Tết, tạm dừng thông quan với Trung Quốc

Danh sách cửa khẩu nghỉ Tết, tạm dừng thông quan với Trung Quốc

Dịp Tết Nguyên đán, cửa khẩu Hữu Nghị và Tân Thanh sẽ dừng thông quan do phía Trung Quốc nghỉ lễ.
Nhập khẩu ngô các loại của Việt Nam năm 2024 tăng về lượng và kim ngạch

Nhập khẩu ngô các loại của Việt Nam năm 2024 tăng về lượng và kim ngạch

Việt Nam là một trong số 30 quốc gia trồng ngô lớn nhất trên thế giới nhưng đồng thời cũng nằm trong nhóm các quốc gia nhập khẩu ngô nhiều nhất thế giới.
Nam Ngư chung tay quảng bá đặc sản tỏi Lý Sơn

Nam Ngư chung tay quảng bá đặc sản tỏi Lý Sơn

Với sự đồng hành của Nam Ngư trong phát triển kinh tế và quảng bá đặc sản địa phương, tỏi Lý Sơn ngày càng khẳng định giá trị, trở thành niềm tự hào vươn xa của nông sản Việt Nam.
Xuất khẩu gạo sang thị trường Singapore tăng trưởng rất tốt

Xuất khẩu gạo sang thị trường Singapore tăng trưởng rất tốt

Việt Nam hiện là quốc gia chiếm thị phần lớn nhất tại Singapore đối với 3 nhóm gạo là gạo tẻ trắng; gạo thơm xay xát hoặc tróc vỏ, và gạo nếp...
Ngành bán lẻ cần tháo gỡ 4 “điểm nghẽn” để phát triển

Ngành bán lẻ cần tháo gỡ 4 “điểm nghẽn” để phát triển

Thị trường bán lẻ Việt Nam thực sự rất nhiều tiềm năng và hấp dẫn. Tuy nhiên, để chinh phục thành công đòi hỏi rất nhiều nỗ lực của các doanh nghiệp Việt Nam.
Việt Nam-Hoa Kỳ đạt thỏa thuận trong vụ việc bán phá giá cá tra, basa

Việt Nam-Hoa Kỳ đạt thỏa thuận trong vụ việc bán phá giá cá tra, basa

Việt Nam-Hoa Kỳ đã đạt được giải pháp song phương để chấm dứt các vấn đề tranh chấp trong vụ việc DS536 tại Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).
Trung Quốc kiểm tra thêm chất vàng O, loạt container sầu riêng phải quay đầu

Trung Quốc kiểm tra thêm chất vàng O, loạt container sầu riêng phải quay đầu

Doanh nghiệp xuất khẩu sầu riêng vừa buộc phải quay đầu 10 container sầu riêng với tổng trọng lượng 170 tấn vì không thể thông quan tại cửa khẩu, gây thiệt hại lớn cho doanh nghiệp cũng như ngành hàng.
Gia vị Việt cần cải thiện chất lượng và đảm bảo tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế để mở rộng thị phần

Gia vị Việt cần cải thiện chất lượng và đảm bảo tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế để mở rộng thị phần

Năm 2024, Việt Nam là nước bị châu Âu cảnh báo nhiều nhất về gia vị nhập khẩu, tăng gấp 7 lần so với năm trước, trong đó ớt là sản phẩm bị cảnh báo nhiều nhất.
Xuất khẩu cao su kỳ vọng tiếp tục tăng trưởng trong năm 2025

Xuất khẩu cao su kỳ vọng tiếp tục tăng trưởng trong năm 2025

Năm 2025, xuất khẩu cao su của Việt Nam được kỳ vọng sẽ tiếp tục tăng trưởng do nhu cầu của Trung Quốc có dấu hiệu phục hồi trở lại.
Sầu riêng lập kỷ lục xuất khẩu, nhiều nông dân thành tỷ phú

Sầu riêng lập kỷ lục xuất khẩu, nhiều nông dân thành tỷ phú

Ước tính năm 2024, xuất khẩu sầu riêng thu về khoảng 3,3 tỷ USD, tăng hơn 1 tỷ USD so với năm 2023. Sầu riêng được mùa, được giá, được thị trường ưa chuộng khiến cho nhiều bà con nông dân trồng sầu riêng thu lãi lớn.
Đề xuất giá bán lẻ điện còn 5 bậc tác động thế nào đến người dùng?

Đề xuất giá bán lẻ điện còn 5 bậc tác động thế nào đến người dùng?

Bộ Công Thương đề xuất cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt rút ngắn từ 6 bậc xuống 5 bậc. Với phương án này, người dùng nhiều bù cho người dùng ít và doanh nghiệp sản xuất sẽ bù cho khu vực dịch vụ lưu trú.
Lần đầu tiên Mỹ chi gần 1,2 tỷ USD mua loại hạt siêu dưỡng chất của Việt Nam

Lần đầu tiên Mỹ chi gần 1,2 tỷ USD mua loại hạt siêu dưỡng chất của Việt Nam

Lần đầu tiên trong lịch sử Mỹ chi tới hơn 1,15 tỷ USD để nhập khẩu gần 192.200 tấn hạt điều của Việt Nam, ngoài ra, Mỹ cũng chi tiền gấp 22 lần mua cá tra Việt Nam.
Ngành nông nghiệp nghĩ khác, làm khác trong kỷ nguyên mới

Ngành nông nghiệp nghĩ khác, làm khác trong kỷ nguyên mới

Năm 2024, ngành nông nghiệp thiết lập kỷ lục mới cả về xuất khẩu và xuất siêu, qua đó tiếp tục khẳng định vị thế quan trọng, là động lực và trụ đỡ của nền kinh tế. Bộ trưởng Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan cho rằng, sau khi đạt được nông nghiệp sản lượng, đã đến lúc chúng ta phải tìm kiếm và vươn tới những giá trị thặng dư cao hơn.
Đề xuất giá điện bán lẻ 5 bậc, cao nhất gần 3.800 đồng/kWh

Đề xuất giá điện bán lẻ 5 bậc, cao nhất gần 3.800 đồng/kWh

Theo biểu giá Bộ Công Thương đề xuất, giá bán lẻ điện mới rút ngắn từ 6 xuống còn 5 bậc, giá ở bậc cao nhất (701 kWh trở lên) là gần 3.786 đồng/kWh (chưa gồm thuế VAT).
Xuất khẩu hàng hoá năm 2025: Thuận lợi và thách thức

Xuất khẩu hàng hoá năm 2025: Thuận lợi và thách thức

Năm 2025, Bộ Công thương đặt ra mục tiêu tổng kim ngạch xuất khẩu tăng từ 10 - 12% so với năm 2024. Tuy nhiên, các chuyên gia nhận định, xuất khẩu năm 2025 sẽ đối mặt với không ít rủi ro và thách thức.
Việt Nam thu về 27,6 triệu USD từ loại gia vị đắt thứ 3 thế giới

Việt Nam thu về 27,6 triệu USD từ loại gia vị đắt thứ 3 thế giới

Năm 2024, Việt Nam đã xuất khẩu được 3.402 tấn bạch đậu khấu - nhục đậu khấu với kim ngạch đạt 27,6 triệu USD.
Ngành điều Việt Nam lập kỷ lục mới, cơ hội để bứt tốc

Ngành điều Việt Nam lập kỷ lục mới, cơ hội để bứt tốc

Việt Nam tiếp tục là quốc gia xuất khẩu nhân điều lớn nhất thế giới năm thứ 18 liên tiếp và chiếm trên 80% tổng sản lượng nhân điều xuất khẩu của toàn cầu.
Xuất khẩu cá ngừ sang Italy gặp khó

Xuất khẩu cá ngừ sang Italy gặp khó

Giá trị xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam sang Italy sau khi đạt mức cao nhất gần 6 triệu USD vào tháng 6/2024, đã chững lại và liên tục sụt giảm trong 5 tháng cuối năm 2024.
UOB nâng dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam 2025 lên 7%

UOB nâng dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam 2025 lên 7%

Ngân hàng United Overseas Bank (UOB) nâng dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam 2025 lên 7% thay vì 6,6% trước đó nhờ kỳ vọng vào sự chuyển biến nhiều nhân tố.
Đưa kim ngạch thương mại Việt - Lào năm 2025 tăng 10 - 15%

Đưa kim ngạch thương mại Việt - Lào năm 2025 tăng 10 - 15%

Kim ngạch thương mại Việt Nam - Lào trong năm 2024 đạt hơn 2 tỷ USD. Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương nhấn mạnh yêu cầu, tiếp tục thúc đẩy tăng trưởng kim ngạch thương mại song phương khoảng 10-15% năm 2025.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
bidv3
phu-dien-2
gleximco
Phiên bản di động