Theo UBND tỉnh, công tác bảo đảm an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh năm 2020 được tập trung vào công tác thanh tra, kiểm tra, hậu kiểm an toàn thực phẩm, đồng thời tăng cường công tác thông tin, truyền thông nhằm tạo sự chuyển biến sâu sắc trong nhận thức của người sản xuất, kinh doanh, người tiêu dùng và toàn xã hội.
Đồng Tháp có hơn 86% cơ sở đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm |
Theo đó, toàn tỉnh đã thành lập 159 đoàn thanh tra, kiểm tra, trong đó 04 đoàn thanh tra, kiểm tra tuyến tỉnh, 12 đoàn thanh tra, kiểm tra tuyến huyện và 143 đoàn kiểm tra tuyến xã.
Ngành chức năng đã thanh tra, kiểm tra 6.118 lượt cơ sở, trong đó, có 5.297 lượt cơ sở đạt (chiếm tỷ lệ 86,58%), 821 lượt cơ sở vi phạm (chiếm tỷ lệ 13,42%); xử phạt vi phạm hành chính 12 cơ sở (tổng số tiền 731 triệu đồng), 07 cơ sở đang thực hiện quy trình xử phạt vi phạm hành chính và 802 có vi phạm nhưng chưa đến mức xử phạt vi phạm hành chính.
Nhìn chung, tình hình vi phạm quy định về an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh còn phức tạp, khó phát hiện.
Những hành vi chủ yếu là không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm; không có đủ dụng cụ chế biến, bảo quản và sử dụng riêng đối với thực phẩm tươi sống, thực phẩm đã qua chế biến; sử dụng người trực tiếp chế biến thức ăn mà không đội mũ, đeo khẩu trang; không cắt ngắn móng tay; không sử dụng găng tay khi tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm chín, thức ăn ngay; sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm thuộc danh mục được phép sử dụng theo quy định nhưng vượt quá mức sử dụng tối đa cho phép; sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm thuộc danh mục được phép sử dụng theo quy định nhưng không đúng đối tượng thực phẩm; sử dụng phụ gia thực phẩm ngoài danh mục được phép sử dụng trong sản xuất, chế biến thực phẩm.
Thời gian tới, tỉnh sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ giữa các ngành chức năng có liên quan, tránh sự chồng chéo hoặc bỏ sót đối tượng thanh tra, kiểm tra, hậu kiểm nhằm nâng cao hiệu quả quản lý.
Tập trung thanh tra, kiểm tra, hậu kiểm nhóm sản phẩm/sản phẩm thuộc diện tự công bố sản phẩm, đăng ký bản công bố sản phẩm.
Kiểm soát an toàn thực phẩm tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, kinh doanh dịch vụ ăn uống, đặc biệt là các bếp ăn tập thể khu công nghiệp, trường học, lễ hội và các cơ sở không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm;
Đồng thời, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát đảm bảo an toàn thực phẩm tại các chợ, siêu thị trong các đợt cao điểm lễ hội, các ngày rằm lớn trong năm.
Cùng với đó, kết hợp thanh tra, kiểm tra, hậu kiểm hồ sơ và lấy mẫu kiểm nghiệm chỉ tiêu an toàn thực phẩm; phối hợp kiểm soát chất lượng thực phẩm các khâu: nguồn gốc nguyên liệu, vận chuyển, bảo quản; quá trình sản xuất, chế biến; nhập khẩu và lưu thông trên thị trường; việc sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến