Kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV

ĐBQH đề xuất đẩy mạnh liên kết, phát triển kinh tế vùng

Trong bối cảnh muôn vàn khó khăn, Việt Nam vẫn đạt được thành tựu, điều đó cho phép chúng ta có quyền ước mơ khát vọng phồn vinh đến năm 2030 trở thành nước công nghiệp hiện đại, có thu nhập trung bình cao; năm 2045 trở thành nước phát triển thu nhập cao. Đó là quan điểm của đại biểu Hoàng Văn Cường - Đoàn Đại biểu Quốc hội Thành phố Hà Nội.
Quốc hội thảo luận về kinh tế - xã hội: Chú trọng các giải pháp bảo đảm phát triển bền vững Kinh tế Việt Nam phục hồi nhanh hơn kỳ vọng

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV, sáng 5/11, Quốc hội tiếp tục ngày thứ ba thảo luận tại hội trường về các vấn đề kinh tế-xã hội, ngân sách nhà nước.

Các đại biểu Quốc hội đưa ra các nhận định, giải pháp để thực hiện chiến lược phát triển kinh tế 5 năm 2021-2025 và giai đoạn 2021-2030 nhằm thực hiện mục tiêu đến năm 2030 trở thành nước công nghiệp hiện đại, có thu nhập trung bình cao; năm 2045 trở thành nước phát triển thu nhập cao.

Việt Nam có quyền ước mơ khát vọng phồn vinh, trở thành nước công nghiệp hiện đại, nước phát triển

Để có cách đánh giá chính xác, khách quan những kết quả kinh tế-xã hội đã đạt được trong 5 năm 2016-2020, đại biểu Hoàng Văn Cường – Đoàn Đại biểu Quốc hội Thành phố Hà Nội, cho rằng cần chia thành 2 thời điểm. Đó là thời điểm trước khi có dịch bệnh Covid-19 và đánh giá riêng của năm xảy ra dịch bệnh. Trước khi xảy ra dịch bệnh Covid-19, tốc độ tăng trưởng kinh tế từ năm 2016-2019 đạt 6,8% (tức là đạt được ở mức cao của mục tiêu kế hoạch phát triển kinh tế 5 năm), trong khi chỉ số CPI đã giảm từ 18,6% vào đầu năm 2011 xuống còn 4%. Cán cân thương mại trong nhiều năm liên tục là thặng dư dương; bội chi ngân sạch giảm từ 5,4% xuống còn 3,5%; nợ công cũng giảm xuống còn 55% vào năm 2019.

Riêng năm 2020 là năm diễn ra đại dịch Covid-19, với quan điểm chỉ đạo của Chính phủ là sẵn sàng hy sinh lợi ích kinh tế để đảm bảo tính mạng, an toàn cho người dân. Kết quả đạt được là chúng ta đã làm cho thế giới phải ngưỡng mộ về thành công trong phòng, chống dịch, đồng thời cũng là nước dẫn đầu trong khu vực về tăng trưởng kinh tế và là một "ngôi sao sáng" của thế giới về mức tăng trưởng kinh tế dương.

Đại biểu Hoàng Văn Cường nêu rõ “Trong bối cảnh muôn vàn khó khăn, Việt Nam vẫn đạt được thành tựu nêu trên, điều đó cho phép chúng ta có quyền ước mơ khát vọng phồn vinh đến năm 2030 trở thành nước công nghiệp hiện đại, có thu nhập trung bình cao; năm 2045 trở thành nước phát triển thu nhập cao.”

Đại biểu Hoàng Văn Cường – Đoàn Đại biểu Quốc hội Thành phố Hà Nội nêu quan điểm.
Đại biểu Hoàng Văn Cường – Đoàn Đại biểu Quốc hội Thành phố Hà Nội nêu quan điểm. Ảnh Cổng TTĐT Quốc hội

Để khát vọng trên trở thành hiện thực, đại biểu Hoàng Văn Cường cho rằng, có nhiều tiêu chí để xếp các nước vào nhóm các nước phát triển, trong đó có 2 tiêu chí cơ bản: Đó là chỉ số HDI (Chỉ số phát triển con người) phải đạt 0,8% và mức thu nhập GDP bình quân đầu người phải đạt trên 40.000 USD. HDI là chỉ tiêu tổng hợp của ba chỉ số về giáo dục, tổ chức và thu nhập.

Hiện nay, chỉ số HDI của Việt Nam đạt được là 0,693%, được xếp vào nhóm các nước phát triển khá, có nghĩa là chúng ta chỉ thiếu 0,07% thì chúng ta đạt được tiêu chuẩn của nhóm có HDI cao. Qua đây, chúng ta cũng thấy rằng, mặc dù chưa bằng lòng với giáo dục, khi cả hội trường nóng lên về việc một số sách giáo khoa tiếng Việt lớp 1 sai một số ngôn từ, ngữ điệu… nhưng thế giới thì đang xếp giáo dục của chúng ta vào hàng khá cao. Chính vì vậy, chỉ số HDI của Việt Nam được đánh giá cao, trong khi thu nhập quốc dân của chúng ta vẫn thấp. Như vậy, mấu chốt để Việt Nam trở thành nước phát triển cao chủ yếu là làm thế nào để tăng trưởng kinh tế nhằm đạt được mục tiêu thu nhập GDP bình quân đầu người là 40.000 USD vào năm 2045.

Về lý thuyết, theo đại biểu Hoàng Văn Cường, nếu chúng ta đặt mục tiêu tăng trưởng từ 6,5 - 7%/năm thì cứ sau 10 năm, chúng ta có mức tăng gấp đôi. Như vậy, đến năm 2030, tính theo GDP đã được tính lại thì GDP bình quân đầu người có thể đạt được 7.000 - 8.000 USD. Đến năm 2045, chúng ta có thể được từ 20.000 - 25.000 USD. Như vậy, khoảng cách của nước ta với các nước như Hàn Quốc, Trung Quốc, Malaysia… sẽ giãn cách.

Đại biểu Hoàng Văn Cường nêu rõ, theo kinh nghiệm của các nước “cất cánh trở thành con rồng châu Á” phải có giai đoạn tăng trưởng rất cao, khoảng 10%/năm, dựa vào đầu tư, đổi mới sáng tạo và chuyển giao công nghệ, trong đó chú trọng phát triển các tập đoàn lớn trong nước trở thành trụ cột trong chuỗi giá trị và cung ứng.

Vì vậy, đại biểu Hoàng Văn Cường đề nghị, trong kế hoạch 5 năm 2021-2025 và chiến lược phát triển kinh tế giai đoạn 2021-2030 cần tập trung nguồn lực đầu tư và hỗ trợ tập đoàn kinh tế mạnh, trở thành trụ cột cho nền kinh tế.

Đại biểu khẳng định: "Tôi rất đồng tình với ý tưởng của Hà Nội trong việc xây dựng Dự án tuyến metro số 5 tuyến Văn Cao-Hòa Lạc với mục tiêu thúc đẩy phát triển đô thị vệ tinh Hòa Lạc; đồng thời trở thành cơ sở thúc đẩy ngành công nghiệp đường sắt.

Chúng ta có thể kêu gọi các tập đoàn nước ngoài, thậm chí mua lại dây chuyền công nghệ của nước ngoài để phát triển trở thành người chủ trong chuỗi giá trị phát triển ngành công nghiệp đường sắt trong nước. Cũng cần lưu ý rằng, các tập đoàn kinh tế tư nhân nếu được hỗ trợ của Chính phủ có thể thực hiện được những mục tiêu này nhanh, hiệu quả hơn nhiều so với các tập đoàn, doanh nghiệp nhà nước."

Bên cạnh ưu tiên đầu tư vào nguồn nhân lực chất lượng cao để thúc đẩy đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp, đại biểu Hoàng Văn Cường đề xuất huy động các nguồn lực vốn lớn cho đầu tư phát triển bởi vấn đề không phải là Chính phủ tìm cách hạ thấp tỷ lệ nợ công mà vấn đề cốt yếu phải quản lý nợ công hiệu quả.

Đại biểu Hoàng Văn Cường nói: “Chúng ta đang chuyển sang giai đoạn thu hút FDI có chọn lọc và tỷ lệ nợ công đang giảm xuống mức khá thấp, do vậy cần phải nghĩ đến chiến lược huy động nguồn tiền bên ngoài vào để doanh nghiệp, tập đoàn trong nước vay, đầu tư kinh doanh. Việc này có hiệu quả hơn nhiều lần so với dựa vào các nguồn vốn đầu tư FDI - lại tự tạo ra cạnh tranh với chính sự phát triển của các doanh nghiệp và tập đoàn trong nước."

Đại biểu Hoàng Văn Cường mong muốn, tất cả những quan điểm trên không chỉ nằm trong kế hoạch 2021-2025 mà phải trở thành đường lối hành động chiến lược phát triển kinh tế giai đoạn 2021-2030 trong Nghị quyết của Đảng cũng như chiến lược của Chính phủ hành động trong thời gian tới.

Quốc hội cần có sự giám sát chặt chẽ hơn về lộ trình cơ cấu lại ngành ở các địa phương

Nêu quan điểm về hiện đại hóa công tác quy hoạch, cơ cấu nền kinh tế, đại biểu Bùi Thị Quỳnh Thơ - Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Hà Tĩnh, cho rằng: Giai đoạn 2016 – 2021, các ngành Công ngiệp, Nông nghiệp, Dịch vụ đã dịch chuyển theo hướng tích cực; khai thác, ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất kinh doanh, tăng năng suất. Tuy nhiên, cơ cấu lại nền kinh tế chưa được đánh giá rõ. Công tác cơ cấu vùng kinh tế chưa được triển khai một cách rõ ràng hay xác định rõ bước đi, trọng tâm cơ cấu lại nền kinh tế cho phù hợp với trình độ phát triển của địa phương, của từng tỉnh; chưa tạo được sự đột phá, liên kết phát triển vùng còn lỏng lẻo; chưa có sự liên kết hiệu quả; tiềm năng, lợi thế của từng vùng, địa phương, khoảng cách phát triển giữa các vùng miền còn lớn. Báo cáo quyết toán thu chi năm 2018 của Chính phủ đã nói lên điều đó.

Đại biểu Bùi Thị Quỳnh Thơ - Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Hà Tĩnh đóng góp ý kiến.
Đại biểu Bùi Thị Quỳnh Thơ - Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Hà Tĩnh đóng góp ý kiến. Ảnh Cổng TTĐT Quốc hội

Nghiên cứu ở nhiều địa phương, đại biểu Bùi Thị Quỳnh Thơ nhận xét, công tác quy hoạch vùng, ngành, lĩnh vực vẫn chưa gắn liền với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế; chủ yếu các nhiệm vụ được thực hiện lồng ghép trong các báo cáo kinh tế - xã hội hàng năm, hoặc kế hoạch giai đoạn 5 năm mà chưa có kế hoạch, lộ trình thực hiện các lĩnh vực hoặc các ngành ưu tiên phát triển… Do đó, đại biểu Bùi Thị Quỳnh Thơ đề nghị, giai đoạn 2021 – 2026, Quốc hội cần có sự giám sát chặt chẽ hơn về lộ trình cơ cấu lại ngành ở các địa phương. Các địa phương cần có kế hoạch, quy hoạch cơ cấu lại ngành, lĩnh vực, vùng kinh tế một cách có hệ thống theo đúng mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra.

Đẩy mạnh liên kết, phát triển kinh tế vùng

Đóng góp vào việc cơ cấu lại để phát triển nền kinh tế ở khu vực miền núi, đại biểu Vương Ngọc Hà – Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Hà Giang, khẳng định: Đây là vùng nghèo và khó khăn nhất cả nước, quy mô kinh tế nhỏ, chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm, tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo cao, nhiều tiềm năng và lợi thế chưa được khai tác. Những bất cập này cũng là nguyên nhân dẫn đến còn có sự chênh lệch trong sự phát triển kinh tế giữa vùng núi và miền xuôi và đô thị.

Khu vực miền núi là phên dậu của Tổ quốc, có vai trò quan trọng trong việc giữ dân, giữ đất, giữ nguồn nước và bảo vệ vững chắc chủ quyền biên giới. Vì vậy, việc đẩy mạnh liên kết, phát triển vùng là hướng đi quan trọng để thúc đẩy sự phát triển bền vững. Theo đó, cần sớm triển khai xây dựng quy hoạch vùng gắn với quy hoạch các tỉnh. Xác định những lợi thế và khó khăn của vùng để quy hoạch hợp lý các ngành kinh tế và các lĩnh vực địa bàn trọng điểm nhưng quan trọng nhất là xây dựng hệ thống chỉ tiêu kinh tế vĩ mô để định hướng thống nhất trong phát triển kinh tế xã hội của toàn vùng, làm cơ sở cho công tác hoạch định chính sách đầu tư trọng tâm trọng điểm.

Đại biểu Vương Ngọc Hà – Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Hà Giang.
Đại biểu Vương Ngọc Hà – Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Hà Giang. Ảnh Cổng TTĐT Quốc hội

Đại biểu Vương Ngọc Hà cũng yêu cầu Chính phủ, Quốc hội ưu tiên phát triển hạ tầng cơ sở giao thông kết nối liên vùng. Để kết nối các tỉnh biên giới với thị trường lớn, tiềm năng là Trung Quốc cần triển khai đầu tư xây dựng các tuyến đường cao tốc như Hà Nội-Cao Bằng-Lạng Sơn-Tuyên Quang. Đặc biệt là đường cao tốc Hà Nội- Lào Cai đến cửa khẩu Quốc tế Thanh Thủy (Hà Giang). Hiện nay, phía tỉnh Vân Nam đã cho xây dựng hệ thống đường cao tốc đến cửa khẩu Thiên Bảo để từ đó cả vùng sẽ phát triển dịch vụ logistic, đầu tư các khu vực cửa khẩu để phát triển kinh tế biên mậu. Do vậy, đại biểu Vương Ngọc Hà đề nghị xây dựng các tuyến đường quốc lộ 4, 4C, 2C, 279, 34, 280 để kết nối các tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng, Bắc Cạn vì đây chính là đầu tư thông tuyến huyết mạch để cả vùng phát huy lợi thế phát triển du lịch, văn hóa và góp phần thúc đẩy sản xuất tiêu thụ nông sản, hàng hóa đặc trưng của cả vùng.

Với địa thế, tiềm năng cần được đánh thức ở các tỉnh biên giới như trên, đại biểu Vương Ngọc Hà cũng đề xuất Chính phủ cho nghiên cứu, quy hoạch đầu tư xây dựng sân bay để kết nối thị trường nội địa với quốc tế nhanh hơn. Ngoài ra, đề nghị Chính phủ ban hành chính sách đặc thù và đủ mạnh để thu hút các nhà đầu tư tập trung vào các ngành, lĩnh vực mà vùng có thế mạnh như: lâm nghiệp, nông nghiệp với những sản phẩm đặc trưng và liên kết theo chuỗi chế biến sâu, tạo thành những vùng hàng hóa tập trung khu vực sản xuất giống, vùng nguyên liệu gắn với nhà máy chế biến. Đặc biệt là liên kết trong sản xuất, thu mua và thiêu thụ sản phẩm, đảm bảo không bị giới hạn bởi địa giới hành chính ở từng tỉnh.

Mai Anh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Xuất khẩu tôm sang Mỹ sẽ bị tác động ra sao khi ông Trump tái đắc cử Tổng thống?

Xuất khẩu tôm sang Mỹ sẽ bị tác động ra sao khi ông Trump tái đắc cử Tổng thống?

Sự kiện Tổng thống mới của Mỹ sẽ mang lại cả cơ hội và thách thức cho xuất khẩu tôm của Việt Nam, phụ thuộc vào mức thuế hàng hóa mà Chính quyền ông Trump sẽ áp dụng.
Đánh giá kỹ lưỡng để có lộ trình tăng thuế tiêu thụ đối với đồ uống có cồn phù hợp

Đánh giá kỹ lưỡng để có lộ trình tăng thuế tiêu thụ đối với đồ uống có cồn phù hợp

Các đại biểu đồng tình tăng thuế với đồ uống có cồn, đồng thời nhấn mạnh cần đánh giá kỹ lưỡng, toàn diện để có lộ trình và mức tăng phù hợp, bảo đảm các mục tiêu đề ra.
Mặt hàng cồng kềnh, tươi sống vẫn khó đưa lên sàn TMĐT

Mặt hàng cồng kềnh, tươi sống vẫn khó đưa lên sàn TMĐT

Dù logistics Việt Nam đã có những bước tiến dài nhưng con đường phía trước không hề dễ dàng. Theo các doanh nghiệp, các mặt hàng cồng kềnh hay tươi sống vẫn là bài toán khó để đưa lên sàn thương mại điện tử (TMĐT).
Việt Nam đang nhập khẩu gạo nhiều thứ 3 thế giới

Việt Nam đang nhập khẩu gạo nhiều thứ 3 thế giới

Trong báo cáo cập nhật về thị trường gạo thế giới của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), năm 2024 Việt Nam sẽ nhập khẩu gạo đến 3,2 triệu tấn, tăng thêm 300.000 tấn so với báo cáo cách đây một tháng.
Chính thức hoãn thực thi EUDR, Việt Nam khẳng định vẫn chủ động chuẩn bị, thích ứng

Chính thức hoãn thực thi EUDR, Việt Nam khẳng định vẫn chủ động chuẩn bị, thích ứng

Theo quyết định mới, các doanh nghiệp lớn sẽ phải tuân thủ Quy định chống phá rừng (EUDR) từ ngày 30/12/2025, trong khi các doanh nghiệp siêu nhỏ và nhỏ sẽ có thời gian đến ngày 30/6/2026.
Mở rộng thị trường xuất khẩu các sản phẩm chủ lực của Cà Mau

Mở rộng thị trường xuất khẩu các sản phẩm chủ lực của Cà Mau

Hội nghị xúc tiến thương mại sản phẩm nông, thuỷ sản năm 2024 thu hút nhiều doanh nghiệp quốc tế, các hội, hiệp hội và nhà mua trên thế giới, được kỳ vọng là cầu nối mở rộng thị trường xuất khẩu các sản phẩm chủ lực của Cà Mau.
Vượt Thái Lan, Việt Nam trở thành nhà cung cấp sầu riêng lớn nhất cho Trung Quốc

Vượt Thái Lan, Việt Nam trở thành nhà cung cấp sầu riêng lớn nhất cho Trung Quốc

Trong tháng 9, Việt Nam trở thành nguồn cung sầu riêng lớn nhất cho thị trường Trung Quốc với gần 177.000 tấn, trị giá 640,72 triệu USD.
Ngành Hải quan tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính trong thi hành công vụ

Ngành Hải quan tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính trong thi hành công vụ

Mới đây, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ký ban hành Chỉ thị số 5269/CT-TCHQ về việc chấp hành kỷ luật, kỷ cương hành chính trong khi thi hành công vụ nhằm giữ nghiêm kỷ luật, kỷ cương hành chính, xây dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp, văn minh, hiện đại và bảo đảm quản lý công chức, xây dựng lực lượng, bảo vệ chính trị nội bộ.
Rau củ quả Việt Nam có nhiều dư địa xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc

Rau củ quả Việt Nam có nhiều dư địa xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc

Trung Quốc có dân số đông 1,4 tỷ người, là nền kinh tế lớn thứ hai của thế giới nên nhu cầu tiêu thụ rau quả ngày càng rất lớn, nhất là các loại trái cây vùng nhiệt đới mà Việt Nam có lợi thế sản xuất với số lượng lớn, chất lượng tốt.
Xuất khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện thu về 58,66 tỉ USD

Xuất khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện thu về 58,66 tỉ USD

10 tháng đầu năm 2024, tổng trị giá xuất khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đã mang về cho cả nước hơn 58,66 tỉ USD.
Thái Lan khởi động dự án “sầu riêng kỹ thuật số”, sầu riêng Việt có đáng lo?

Thái Lan khởi động dự án “sầu riêng kỹ thuật số”, sầu riêng Việt có đáng lo?

Dự án “sầu riêng kỹ thuật số” nhằm giúp người nông dân trồng sầu riêng Thái Lan giải quyết nhiều thách thức bằng cách sử dụng các ứng dụng để ghi lại, lưu trữ và theo dõi dữ liệu cây trồng.
Thịt nhập khẩu giá rẻ gây sức ép lớn cho ngành chăn nuôi trong nước

Thịt nhập khẩu giá rẻ gây sức ép lớn cho ngành chăn nuôi trong nước

10 tháng đầu năm 2024, giá trị nhập khẩu thịt, phụ phẩm dạng thịt đạt gần 1,4 tỉ USD, tăng 14,2% so với cùng kỳ năm 2023. Nhiều chuyên gia lo ngại, nếu không được kiểm soát, Việt Nam sẽ trở thành quốc gia nhập khẩu thịt lợn.
Các "chiến thần livestream" chốt được bao nhiêu đơn hàng dịp sale 11/11?

Các "chiến thần livestream" chốt được bao nhiêu đơn hàng dịp sale 11/11?

Đại diện TikTok Shop cho biết, phiên livestream kéo dài 14 tiếng liên tục được tổ chức tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (TP.HCM) đã ghi nhận 200.000 đơn đặt hàng.
Nông sản Việt nối dài “kỳ tích” xuất khẩu

Nông sản Việt nối dài “kỳ tích” xuất khẩu

10 tháng đầu năm 2024, ba loại nông sản tỷ USD là cà phê, rau quả và gạo bội thu về đơn hàng lẫn giá xuất khẩu. Các chuyên gia dự báo, với kết quả đã đạt được, xuất khẩu toàn ngành nông nghiệp năm nay có thể đạt kỷ lục 60-61 tỷ USD.
Thái Lan dự kiến nâng mức xuất khẩu gạo năm 2024 lên 9 triệu tấn

Thái Lan dự kiến nâng mức xuất khẩu gạo năm 2024 lên 9 triệu tấn

Thái Lan dự kiến xuất khẩu 9 triệu tấn gạo trong năm 2024, tăng so với các mức dự báo trước đó là 8,2 và 7,5 triệu tấn.
Áp thuế VAT 5% với phân bón - hướng đi đúng vì lợi ích "ba nhà"

Áp thuế VAT 5% với phân bón - hướng đi đúng vì lợi ích "ba nhà"

Hiện nay, Quốc hội đang bàn một vấn đề lớn đối với nông dân, nông nghiệp, đó là đưa lĩnh vực phân bón vào chịu thuế giá trị gia tăng, theo chuyên gia kinh tế, nó sẽ đảm bảo hài hòa lợi ích, Nhà nước, doanh nghiệp, người nông dân.
Doanh số của sàn TMĐT ngoại lấn lướt sàn nội

Doanh số của sàn TMĐT ngoại lấn lướt sàn nội

Thứ hạng của các sàn tiếp tục có sự thay đổi, đặc biệt với sự xuất hiện của một số gương mặt mới như Temu, Shein... cuộc cạnh tranh tại thị trường thương mại điện tử (TMĐT) Việt Nam càng trở nên khốc liệt.
Đầu tư công và tiêu dùng nội địa sẽ là đòn bẩy tăng trưởng năm 2025

Đầu tư công và tiêu dùng nội địa sẽ là đòn bẩy tăng trưởng năm 2025

Xuất khẩu năm 2025 được sự báo có nhiều thách thức, động lực tăng trưởng năm tới sẽ nằm trong tay Chính phủ, cụ thể là việc thúc đẩy mạnh mẽ chi tiêu chính phủ, bao gồm cả chi tiêu ngân sách và giải ngân đầu tư công. Điều này có thể kéo theo tiêu dùng nội địa và đầu tư tư nhân tăng thêm.
Mặt hàng nào của Việt Nam hưởng lợi khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ?

Mặt hàng nào của Việt Nam hưởng lợi khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ?

Theo các chuyên gia, ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ xuất khẩu thủy sản, xuất khẩu nông sản của Việt Nam có thể gặp thách thức từ chính sách phòng vệ thương mại, nhưng cũng có thêm cơ hội tăng trưởng trong những năm tới.
Temu nộp tờ khai thuế quý III với doanh thu bằng 0

Temu nộp tờ khai thuế quý III với doanh thu bằng 0

Đây là thông tin được Phó tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Mai Sơn chia sẻ tại phiên họp báo Chính phủ thường kỳ diễn ra chiều 9/11.
Lạc quan về triển vọng kinh tế, người Việt Nam tăng chi tiêu cho các mặt hàng thiết yếu

Lạc quan về triển vọng kinh tế, người Việt Nam tăng chi tiêu cho các mặt hàng thiết yếu

Ngân hàng UOB (Singapore) vừa công bố Báo cáo nghiên cứu tâm lý người tiêu dùng ASEAN 2024. Theo đó, ba hạng mục hàng đầu mà người tiêu dùng Việt Nam cho biết họ đã chi nhiều hơn trong năm qua là giáo dục cho con cái (42%), chăm sóc sức khỏe (33%) và các dịch vụ tiện ích (33%).
Kỳ vọng Hiệp định CEPA sẽ mở thêm cánh cửa cho xuất khẩu tôm sang UAE

Kỳ vọng Hiệp định CEPA sẽ mở thêm cánh cửa cho xuất khẩu tôm sang UAE

Với Hiệp định CEPA mới được ký kết, tôm Việt Nam được kỳ vọng sẽ được hưởng ưu đãi thuế cao nhất, sớm nhất để có thể tăng thị phần tại thị trường UAE.
Nhiều cơ hội, không ít thách thức cho xuất khẩu thủy sản sang Mỹ khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống

Nhiều cơ hội, không ít thách thức cho xuất khẩu thủy sản sang Mỹ khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống

Theo đánh giá của các chuyên gia, việc ông Donald Trump đắc cử Tổng thống trong cuộc bầu cử vừa qua sẽ tạo ra cả cơ hội lẫn thách thức cho xuất khẩu thủy sản Việt Nam trong thời gian tới.
Cơ hội “vàng” để tăng xuất khẩu cá ngừ sang UAE

Cơ hội “vàng” để tăng xuất khẩu cá ngừ sang UAE

Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện Việt Nam - Các Tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất - UAE (CEPA) được ký kết chỉ sau hơn 1 năm đàm phán. Với nhu cầu tiêu thụ thủy sản cao cấp tại UAE, đặc biệt là các sản phẩm tôm và cá, ngành cá ngừ Việt Nam dự kiến sẽ có thêm cơ hội tăng cường xuất khẩu và nâng cao giá trị sản phẩm nhờ vào ưu đãi từ CEPA.
Thủ tướng chỉ đạo quyết liệt đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công

Thủ tướng chỉ đạo quyết liệt đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công

Theo báo cáo của Bộ Tài chính, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công ước 10 tháng năm 2024 của cả nước chỉ đạt 52,29% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao. Để phấn đấu giải ngân vốn đầu tư công đạt tỷ lệ trên 95%, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ ngành, địa phương, cơ quan liên quan thực hiện quyết liệt, kịp thời, hiệu quả hơn nữa các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm.
Thu thuế TMĐT cả năm có thể vượt 100.000 tỷ đồng

Thu thuế TMĐT cả năm có thể vượt 100.000 tỷ đồng

10 tháng năm 2024, các nhà cung cấp nước ngoài nộp ngân sách nhà nước khoảng 8.200 tỷ đồng, tăng 18,9% so với cùng kỳ. Theo tính toán của cơ quan thuế, thu thuế thương mại điện tử năm 2024 có thể vượt mốc 100.000 tỷ đồng.
Xuất khẩu gạo Việt Nam hướng tới kỷ lục mới, vượt 5 tỷ USD

Xuất khẩu gạo Việt Nam hướng tới kỷ lục mới, vượt 5 tỷ USD

Ấn Độ dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu gạo khiến cho giá gạo trên thị trường châu Á lao dốc. Tuy nhiên, sau 10 tháng xuất khẩu gạo của Việt Nam vẫn đạt 4,9 tỉ USD và được dự báo có khả năng vượt mục tiêu 5 tỷ USD trong năm 2024.
Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản 10 tháng biến động do bão Yagi

Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản 10 tháng biến động do bão Yagi

Cả nước tập trung thu hoạch lúa mùa, lúa thu đông; chăn nuôi phát triển ổn định; hoạt động khai thác gỗ tiếp tục được đẩy mạnh; nuôi trồng thủy sản nỗ lực duy trì tăng trưởng là những hoạt động chính của ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản tháng 10 và 10 tháng qua.
Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa 10 tháng năm 2024 đạt gần 648 tỷ USD

Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa 10 tháng năm 2024 đạt gần 648 tỷ USD

Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa 10 tháng của năm 2024 đạt gần 648 tỷ USD, tăng 15,8%, tương ứng tăng 88,57 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2023, cán cân thương mại xuất siêu 23,3 tỷ USD.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
bidv3
phu-dien-2
Phiên bản di động