Chế độ ăn lành mạnh mang lại cảm xúc tích cực 7 thực phẩm giúp cơ thể ấm hơn trong ngày trời lạnh Nông nghiệp đô thị tạo ra những tỷ phú năng động |
Tăng động giảm chú ý (Attention Deficit Hyperactivity Disorder, viết tắt là ADHD) là một trong những rối loạn thần kinh thường gặp ở trẻ em, đặc trưng bằng những hành vi hiếu động quá mức và giảm khả năng tập trung. Cuộc sống hiện đại, trẻ em được quan tâm đầy đủ về vật chất và tinh thần tuy nhiên tỷ lệ trẻ có biểu hiện tăng động, nghịch phá lại có xu hướng gia tăng.
Trẻ bị rối loạn tăng động, giảm chú ý thường có các biểu hiện như hiếu động quá mức, khó tập trung, khó kiềm chế cảm xúc, dễ nổi giận,... Đặc biệt, trẻ bị rối loạn tăng động, giảm chú ý có tỉ lệ cao mắc bệnh rối loạn tâm lý nghiêm trọng như trầm cảm.
Trong một nghiên cứu mới đây, các nhà nghiên cứu đã yêu cầu cha mẹ của 134 trẻ em có các triệu chứng ADHD hoàn thành một bảng câu hỏi chi tiết về các loại thực phẩm điển hình mà trẻ em đã ăn.
Phó Giáo sư Irene Hatsu, đồng tác giả nghiên cứu cho biết, những đứa trẻ ăn nhiều trái cây và rau hơn sẽ ít có triệu chứng mất chú ý nghiêm trọng hơn.
Nghiên cứu trước đó trên những đứa trẻ tương tự cho thấy những trẻ không được tiếp cận đáng tin cậy với thực phẩm bổ dưỡng có tỷ lệ mắc các triệu chứng rối loạn điều hòa cảm xúc nghiêm trọng hơn.
Ngoài ra, trong một nghiên cứu riêng biệt, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng việc bổ sung vitamin tổng hợp và khoáng chất cụ thể có liên quan đến việc cải thiện ADHD và các triệu chứng rối loạn điều hòa cảm xúc.
Bên cạnh đó, một số nghiên cứu khác cho thấy một chế độ ăn uống lành mạnh cung cấp tất cả các chất dinh dưỡng mà trẻ em cần có thể giúp giảm các triệu chứng ADHD của chúng.
Dưới đây là 5 cách để khiến con bạn ăn nhiều trái cây và rau hơn.
1. Cắt miếng
Trẻ em có thể có xu hướng ăn trái cây và rau quả hơn khi chúng được cắt thành miếng vừa ăn. Miếng nhỏ dễ ăn hơn và việc ăn sẽ trở nên thú vị hơn.
2. Tự trồng
Gia đình có thể tạo một góc vườn nhỏ để trồng cây và rau, và để con tham gia cùng vào quá trình chăm sóc cây. Bé sẽ hào hứng ăn hơn khi đó là thành quả lao động của mình.
3. Kiên trì hỗ trợ
Việc trẻ từ chối thức ăn mới là điều hoàn toàn bình thường. Nếu trẻ không thích một loại rau mới ăn lần đầu, hãy cho bé nhiều cơ hội để thử lại vào những dịp khác. Đôi khi trẻ cần thử khoảng 10-12 lần trước khi có thể sẵn lòng ăn một món rau. Hãy khen trẻ vì đã thử và ăn hết một món ăn mới.
4. Làm gương
Sẽ không thuyết phục khi yêu cầu con bạn ăn một món không hấp dẫn nếu bạn không tham gia. Nếu bạn muốn trẻ ăn nhiều rau và hoa quả, bạn cần làm gương cho con.
5. Cho bé ăn rau thô
Thường thì trẻ em sẽ thích rau sống hơn rau nấu chín. Ví dụ, nếu con bạn không thích cà rốt nấu chín, chúng có thể thưởng thức cà rốt sống. Nếu trẻ từ chối bắp cải đã nấu chín, thì bắp cải sống thái nhỏ có thể ngon miệng hơn. Cà chua và ớt chuông đỏ thường hấp dẫn hơn khi ăn chín.