Sản phẩm TPBVSK Lavenda Plus đang quảng cáo gây hiểu lầm như thuốc chữa bệnh |
Theo thông tin trên website của Cục An toàn thực phẩm (ATTP), trong thời gian vừa qua trên một số website như https://www.lazada.vn/products/lavenda-plus-thuc-pham-bao-ve-suc-khoe-tro-benh-phu-khoa-dieu-hoa-kinh-nguyet-i702478114.html, https://www.24h.com.vn/tin-tuc-suc-khoe/lavenda-giup-ho-tro-dieu-tri-viem-phu-khoa-keo-dai-tra-lai-su-tu-tin-cho-phai-dep-c683a1251995.html, https://www.facebook.com/Lavenda-S%E1%BA%A3n-Ph%E1%BA%A9m-PKhoa-An-To%C3%A0n-Cho-Ch%E1%BB%8B-Em-101272085209931/ có đăng tải các nội dung quảng cáo sản phẩm Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Laveda plus gây hiểu lầm như thuốc chữa bệnh, vi phạm quy định pháp luật về quảng cáo.
Theo đó, tại Facebook Page “Lavenda - Sản Phẩm P.Khoa An Toàn Cho Chị Em” (đường link https://www.facebook.com/Lavenda-S%E1%BA%A3n-Ph%E1%BA%A9m-PKhoa-An-To%C3%A0n-Cho-Ch%E1%BB%8B-Em-101272085209931/) trang Facebook này đã giới thiệu sản phẩm TPBVSK Lavenda Plus là “phương pháp hoàn hảo” cho người bị bệnh phụ khoa.
Thông tin quảng cáo tại Facebook Page “Lavenda - Sản Phẩm P.Khoa An Toàn Cho Chị Em” |
Hay như tại đường link https://www.24h.com.vn/tin-tuc-suc-khoe/lavenda-giup-ho-tro-dieu-tri-viem-phu-khoa-keo-dai-tra-lai-su-tu-tin-cho-phai-dep-c683a1251995.html, có so sánh TPBVSK Lavenda Plus có hiệu quả sử dụng cao so với các sản phẩm trị viêm nhiễm phụ khoa khác, trong khi đây chỉ là TPBVSK và không thể “trị” được bất kỳ triệu chứng nào.
Thông tin quảng cáo tại link https://www.24h.com.vn/tin-tuc-suc-khoe/lavenda-giup-ho-tro-dieu-tri-viem-phu-khoa-keo-dai-tra-lai-su-tu-tin-cho-phai-dep-c683a1251995.html |
Mặc dù đã bị Cục ATTP cảnh báo vào ngày 22/12/2021, trang Facebook “Lavenda - Sản Phẩm P.Khoa An Toàn Cho Chị Em” vẫn tiếp tục đăng thông tin quảng cáo sai quy định ngay sau đó, khi khẳng định “xóa sổ”, “đánh bay” các triệu chứng của bệnh viêm phụ khoa, giúp bệnh nhân “thoát khỏi viêm phụ khoa”.
Thông tin quảng cáo tại Facebook Page “Lavenda - Sản Phẩm P.Khoa An Toàn Cho Chị Em” |
Liên quan đến dòng sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe/Thực phẩm chức năng PGS Trần Đáng, nguyên Cục trưởng Cục An toàn Vệ sinh Thực phẩm, Bộ Y Tế và hiện nay đang là Chủ tịch Hiệp hội Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Việt Nam chia sẻ: "Thực phẩm bảo vệ sức khỏe không phải là thuốc và không thể dùng chữa bệnh. Sản phẩm nào được quảng cáo dùng trị bệnh là hoàn toàn sai và cần phải cảnh giác”.
Theo thông tin tại website của Cục ATTP, TPBVSK Lavenda Plus và TPBVSK Viên uống Lavenda Plus (các sản phẩm được quảng cáo tại các đường link đã dẫn ở trên) đã được cấp Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm số 6787/2019/ĐKSP/2019/ĐKSP ngày 11/06/2019 cho sản phẩm TPBVSK Viên uống Lavenda Plus và 8839/2019/ĐKSP/2019/ĐKSP ngày 11/07/2019 cho sản phẩm TPBVSK Lavenda Plus.
Sản phẩm này được sản xuất tại Công Ty Cổ Phần Dược phẩm SYNTECH – Nhà máy hải Dương, có địa chỉ tại Lô CN3, Cụm Công nghiệp Ba Hàng – Xã Nam Đồng – Thành phố Hải Dương và do Công ty Cổ phần Thiên Dược Sơn có địa chỉ số 10 Ngõ 51/25 Bằng Liệt, phường Hoàng Liệt, Quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội công bố và chịu trách nhiệm sản phẩm.
Cục An toàn thực phẩm cho biết, Cục sẽ phối hợp với các cơ quan chức năng xác minh, xử lý theo quy định hiện hành. Kết quả xử lý, Cục An toàn thực phẩm sẽ công khai trên website của Cục tại địa chỉ: https://vfa.gov.vn/ và cổng công khai y tế tại địa chỉ https://congkhaiyte.moh.gov.vn/.
Trong quá trình các cơ quan chức năng xử lý, Cục An toàn thực phẩm đề nghị người tiêu dùng không căn cứ vào các nội dung quảng cáo sai sự thật trên các website nêu trên để quyết định mua, sử dụng sản phẩm gây ảnh hưởng đến sức khỏe và kinh tế.
Theo Cục An toàn thực phẩm, các sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe chỉ mang tính hỗ trợ. Vì thế, tất cả những quảng cáo về công dụng thần kì, gây hiểu lầm là thuốc chữa bệnh đều vi phạm quy định. Cục An toàn thực phẩm cũng khuyến cáo người tiêu dùng cảnh giác với các hành vi sau: Quảng cáo TPBVSK có sử dụng hình ảnh, thiết bị, trang phục, tên, thư tín của các đơn vị, cơ sở y tế, bác sĩ, dược sĩ, nhân viên y tế, thư cảm ơn của người bệnh, bài viết của bác sỹ, dược sỹ, nhân viên y tế; Gọi điện thoại tự xưng là bác sỹ, dược sỹ, nhân viên y tế tư vấn, "bắt bệnh" và giới thiệu để bán thực phẩm bảo vệ sức khỏe; Gọi điện thoại tự xưng là bệnh nhân đã khỏi bệnh sau khi sử dụng sản phẩm để giới thiệu và bán thực phẩm bảo vệ sức khỏe. |