Mách bạn cách đuổi và diệt muỗi cực hiệu quả bằng chính những nguyên liệu nhà nào cũng có 6 loại rau thơm vừa làm rau ngon, vừa làm thuốc quý Húng chanh - Vị thuốc dân gian quen thuộc |
Lá húng chanh (húng quế, húng chanh Thái, húng Lào) là một loại thực vật lai giữa húng quế và húng Mỹ, thuộc họ bạc hà. Ở nước ta, húng chanh vừa được khai thác dưới dạng thảo dược vừa được dùng như loài rau gia vị trong các bữa ăn thường ngày.
Thành phần chủ yếu của cây hoàn ngọc là chứa tinh dầu, thành phần chính là chất carvacrol, chiếm 40-60%. Ngoài ra trong húng chanh còn bao gồm hàm lượng vitamin khá cao như vitamin A, vitamin B, vitamin C…
Giảm stress oxy hóa
Lá húng chanh là một nguồn cung cấp chất chống oxy hóa, những chất có tác dụng chống lại các gốc tự do trong cơ thể. Sự cân bằng giữa các gốc tự do và chất chống oxy hóa là cần thiết cho chức năng sinh lý thích hợp.
Chính các gốc tự do gây ra tổn thương đáng kể cho các tế bào và làm tăng nguy cơ mắc nhiều biến chứng sức khỏe, như bệnh tim, ung thư, tiểu đường và viêm khớp. Do đó, việc áp dụng nguồn chất chống oxy hóa bên ngoài có thể hỗ trợ đối phó với stress oxy hóa này.
Ngoài ra, lá húng chanh có chứa flavonoid, một hợp chất cũng được tìm thấy nhiều trong các loại thực vật khác, có tác dụng giúp tăng cường hệ miễn dịch, làm chậm tác động của quá trình lão hóa và bảo vệ cấu trúc tế bào khỏi bị hư hại.
Phòng tránh bệnh ngoài da và bảo vệ đôi mắt
Vitamin A trong lá húng chanh rất tốt cho thị lực và cũng là chất thiết yếu của hệ miễn dịch. Nhờ có nó mà tình trạng oxy hóa được ngăn ngừa; tình trạng viêm nhiễm do mụn trứng cá, vảy nến,... được cải thiện.
Giảm viêm họng
Hoạt chất bên trong lá húng chanh tương tự một loại kháng sinh tự nhiên có tác dụng sát khuẩn tốt, loại bỏ chất nhầy, đờm và các tác nhân gây viêm nhiễm vòm họng.
Lá húng chanh tươi rửa sạch, cắt nhỏ, thêm một ít đường phèn rồi đem chưng cất thủy, sau đó vắt lấy nước uống. Còn bã lá húng chanh có thể ăn hoặc ngậm nuốt cùng với nước. Mỗi ngày sử dụng 1 lần, sẽ có hiệu quả nếu dùng liên tục từ 3–5 ngày.
Khử độc
Lá húng chanh không chỉ đóng vai trò quan trọng trong việc giải độc gan mà còn ngăn chặn sự tích tụ chất béo trong gan, tạo điều kiện thuận lợi cho gan thực hiện nhiều chức năng quan trọng trong cơ thể.
Ngăn ngừa ung thư
Chất phytochemical có tiềm năng chống oxy hóa rất lớn và được quan tâm nhiều bởi tác dụng có lợi của chúng đối với sức khỏe của con người.
Chất này trong lá húng chanh có hoạt tính sinh học giúp bảo vệ cơ thể khỏi các bệnh ung thư khác nhau, chẳng hạn như ung thư da, ung thư phổi, ung thư miệng và ung thư gan.
Giảm viêm, tăng đề kháng
Hàm lượng vitamin C trong húng chanh rất cao nên không chỉ giảm nhiễm trùng đường hô hấp và còn tăng sức đề kháng để chống lại cảm cúm, cảm lạnh, ho có đờm.
Giảm sốt
Húng chanh giúp hạ sốt. Ngoài ra, còn giúp ra mồ hôi, loại bỏ độc tố qua da và tăng nhanh quá trình phục hồi.
Giã nát một ít lá húng chanh cùng với một ít muối và một ít nước sôi để nguội, rồi vắt lấy nước uống. Bã lá húng chanh để nguyên hoặc cho ít giấm hay rượu để thoa khắp cơ thể.
Có lợi cho tiêu hóa
Eugenol là một thành phần chính trong nhiều loại tinh dầu, và có đặc tính kháng khuẩn, giảm đau, chống viêm và chống oxy hóa nên đã được sử dụng linh hoạt trong nhiều trường hợp.
Húng chanh cũng có chứa eugenol và với đặc tính chống viêm, đảm bảo đường tiêu hóa khỏe mạnh. Húng chanh có lợi cho hệ tiêu hóa và thần kinh đồng thời đảm bảo quá trình tiêu hóa tối ưu và cân bằng độ pH thích hợp trong cơ thể.
Cải thiện chức năng của thận
Nước từ lá húng chanh rất lợi tiểu nên sẽ giúp cơ thể đào thải được độc tố ra ngoài thông qua cơ chế kích thích tiểu tiện. Cũng vì thế mà lượng muối dư thừa, nước và chất béo trong cơ thể được giảm bớt, thận có khả năng hoạt động trơn tru hơn.
Chữa hôi miệng
Dùng húng chanh khô sắc lấy nước, thường xuyên ngậm và súc miệng, làm 5-7 lần trong ngày.
Kiểm soát bệnh tiểu đường
Nhờ tác dụng làm chậm quá trình giải phóng đường trong máu, không để đường máu tăng nhanh, lá húng chanh hỗ trợ người bệnh kiểm soát bệnh tiểu đường.
Bên cạnh đó, húng chanh cũng góp phần chống lại các biến chứng liên quan đến bệnh tiểu đường, bao gồm tăng insulin huyết (lượng insulin trong máu cao), cân nặng quá mức,… Từ đó cải thiện chất lượng cuộc sống cho người sử dụng.
Giảm viêm khớp
Hàm lượng acid béo omega-6 có trong lá cây húng chanh có thể hỗ trợ giúp giảm chứng viêm khớp.
Tác dụng phụ
Theo Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA), húng quế thường được công nhận là an toàn khi được sử dụng với lượng thường thấy trong thực phẩm.
Tuy nhiên tinh dầu húng chanh có thể không an toàn khi sử dụng bằng đường uống trong thời gian dài vì có chứa estragole có thể gây hại cho gan.
Tinh dầu hay chiết xuất có thể làm chậm quá trình đông máu và khiến tình trạng rối loạn chảy máu trầm trọng hơn. Vì lý do này, các chuyên gia khuyên bạn nên ngừng sử dụng húng chanh ít nhất 2 tuần trước khi phẫu thuật.
Ngoài ra, chiết xuất từ húng chanh có tác dụng hạ huyết áp. Do đó, nếu bạn bị huyết áp thấp thì cần lưu ý hạn chế sử dụng.
Loại rau gia vị thân thuộc trong bếp, là thảo dược quý nhiều người còn chưa biết |
Trồng 6 loại cây này trong nhà, muỗi không bao giờ dám bén mảng |
Những sai lầm khi ăn trái cây mà bạn cần biết |