Xuất khẩu gạo 8 tháng đã thu về hơn 3,17 tỷ USD Xuất khẩu gạo tăng cả về khối lượng và kim ngạch Gạo xuất khẩu “bốc hơi” 35 USD/tấn |
Bất chấp giá gạo thế giới giảm, gạo xuất khẩu của Việt Nam vẫn neo ở mức cao |
Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), trong phiên giao dịch ngày 4/10, giá gạo của một số nguồn cung tại châu Á là Thái Lan và Pakistan đã đột ngột điều chỉnh giảm mạnh.
Cụ thể, gạo Thái Lan điều chỉnh giảm từ 3-4 USD/tấn cho cả 3 loại 5%, 25% và 100% tấm. Sau khi điều chỉnh, gạo 5% tấm của nước này còn 586 USD/tấn (giảm 4 USD/tấn), gạo 25% tấm ở mức 538 USD/tấn (giảm 3 USD/tấn), gạo 100% tấm còn 461 USD/tấn (giảm 4 USD/tấn).
Gạo của Pakistan điều chỉnh giảm mạnh từ 5-30 USD/tấn. Trong đó gạo 5% tấm giảm mạnh 30 USD/tấn, xuống còn 558 USD/tấn; gạo 25% tấm giảm 20 USD/tấn, còn 498 USD/tấn và gạo 100% tấm giảm 5 USD/tấn, còn 478 USD/tấn. Trước đó, trong phiên giao dịch ngày 3/10, nước này cũng điều chỉnh giảm 10 USD/tấn cho cả 2 loại 5% và 25% tấm. Như vậy chỉ trong vòng 2 ngày, gạo của Pakistan đã giảm tới 40 USD/tấn.
Riêng gạo của Việt Nam vẫn giữ nguyên mức giá 613-617 USD/tấn đối với gạo 5% tấm và 598-602 USD/tấn với gạo loại 25% tấm.
Với mức điều chỉnh như hiện nay, giá gạo 5% tấm của Việt Nam tiếp tục cao hơn 27 USD/tấn so với Thái Lan và cao hơn 55 USD/tấn so với gạo cùng loại của Pakistan.
Lý giải việc giá gạo các nước điều chỉnh giá thời điểm này, ông Phan Văn Có, Giám đốc Marketing Công ty Vrice cho rằng, các nước giảm giá nhằm thu hút khách hàng cuối năm, đồng thời đàm phán cho các hợp đồng giao đầu năm 2024. Việc giảm này cũng có thể do các nước e ngại Ấn Độ có thể mở lại hoạt động xuất khẩu gạo sau ngày 15/10, từ đó tranh thủ giải phóng hàng tồn kho.
Các chuyên gia nông nghiệp nhận định, xuất khẩu gạo của Việt Nam đang ở trong "thời điểm vàng" khi Ấn Độ và Các Tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất (UAE) tạm dừng xuất khẩu gạo, Nga rút khỏi thỏa thuận xuất khẩu ngũ cốc qua Biển Đen, cùng với các yếu tố bất lợi cho mùa màng như hiện tượng El Nino, tình trạng xâm nhập mặn và hạn hán có những diễn biến ảnh hưởng tiêu cực đến sản xuất lúa gạo… khiến nguồn cung lúa gạo trên thế giới giảm sút.
Ông Nguyễn Như Cường - Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - NNPTNT) - nhấn mạnh: "Đây là cơ hội rất lớn để đẩy mạnh sản xuất, xuất khẩu gạo, khai thác thị trường truyền thống và mở rộng thị trường tiềm năng. Thời điểm này, Việt Nam đang đứng trước thời cơ vàng để xuất khẩu gạo, các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu có “lợi kép” khi cả lượng và giá gạo xuất khẩu đều tăng.
Đón cơ hội xuất khẩu, Bộ NNPTNT khuyến khích các tỉnh đẩy mạnh sản xuất. Trong đó, riêng vụ thu đông 2023 các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long tăng thêm 50.000 ha trồng lúa, sẽ tăng thêm lượng gạo đưa ra thị trường, phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu".
Giá gạo Thái Lan, Pakistan đột ngột điều chỉnh giảm mạnh |
Tại thị trường trong nước, giá gạo nguyên liệu giữ ổn định trong khi gạo thành phẩm điều chỉnh tăng 100 đồng/kg. Hiện giá gạo nguyên liệu IR 504 dao động quanh mốc 12.000 - 12.100 đồng/kg; trong khi đó, gạo thành phẩm IR 504 dao động quanh mức 14.000 - 14.100 đồng/kg, tăng 100 đồng/kg.
Tại các chợ lẻ, giá gạo tẻ thường ở mức 12.000 - 14.000 đồng/kg; gạo trắng thông dụng 16.000 đồng/kg; gạo nàng nhen 23.000 đồng/kg; gạo thơm thái hạt dài 18.000 - 20.000 đồng/kg; gạo thơm Jasmine 15.500 - 17.000 đồng/kg; gạo Hương Lài 19.500 đồng/kg; gạo nàng hoa 19.000 đồng/kg; gạo sóc thường 16.000 - 17.000 đồng/kg; gạo sóc thái 18.500 đồng/kg; gạo thơm Đài Loan 21.000 đồng/kg; gạo Nhật 22.000 đồng/kg.
Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos ngày 4/10 đã dỡ bỏ mức trần giá gạo Tổng thống Marcos cho biết, quyết định được đưa ra sau khi Bộ Nông nghiệp, Bộ Thương mại và Công nghiệp đưa ra các chỉ số "tích cực" cho thấy, tính hiệu quả của biện pháp trần giá, được thực hiện để ngăn giá gạo tăng. Trong cuộc họp báo (ngày 04/10) Tổng Marcos cam kết sẽ tiếp tục hỗ trợ nông dân cũng như những gia đình bị ảnh hưởng do giá lương thực tăng. Theo Bloomberg, Tổng thống Marcos đã công bố động thái này bên lề một sự kiện phân phát gạo của chính phủ ở Metro Manila ngày 4/10: “Kể từ hôm nay, chúng tôi sẽ dỡ bỏ giới hạn giá gạo”. Gạo là lương thực chủ yếu ở Philippines tuy nhiên đất nước với dân số 110 triệu này không thể sản xuất đủ lương thực cho tiêu dùng trong nước và là một trong những nước nhập khẩu ngũ cốc hàng đầu thế giới. Giá gạo tăng mạnh thời gian qua kéo theo lạm phát gia tăng ở Philippines, buộc chính phủ áp giá trần bán lẻ đối với mặt hàng gạo từ đầu tháng 9/2023. Tuy nhiên, một số nông dân cho rằng họ chịu thiệt hại kinh tế vì chính sách này. Tổng thống Marcos cũng là người lãnh đạo Bộ nông nghiệp của đất nước, đã hứa trong chiến dịch tranh cử vào năm 2022 rằng ông sẽ giảm giá gạo xuống 20 peso (0,35 USD) mỗi kg. |
Xuất khẩu gạo Việt vẫn còn "đối mặt" với nhiều thách thức |
Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam duy trì ở mức cao |
Ấn Độ cho phép xuất khẩu các lô gạo trắng non-basmati bị kẹt tại cảng |