Trám đen- từ loại quả quê mùa đến đặc sản nhiều người yêu thích Lá cây xuất khẩu triệu đô được chăm sóc thế nào? Quả dại ở nước ngoài bỏ đi được người Việt săn lùng như hàng hiếm |
Theo Sở y tế Hà Nội, người Việt ăn thiếu 50% lượng rau theo khuyến cáo (2018). Rau, củ, quả là nguồn dinh dưỡng bất tận mà thiên nhiên đem đến cho con người. Những loại rau củ với vô vàn màu sắc chứa hàm lượng dưỡng chất dồi dào và đa dạng, như vitamin, khoáng chất, chất xơ, chất chống oxy hóa…
Rau, củ, quả cung cấp cho cơ thể các chất dinh dưỡng có hoạt tính sinh học cao, giúp cho “bộ máy” cơ thể vận hành trơn tru. Hơn 80% nguồn vitamin A sẵn có và gần 100% nguồn vitamin C được cung cấp từ rau quả.
Ngoài ra, các acid hữu cơ, cellulose và chất chống oxy hóa trong rau, củ, quả giúp nâng cao sức khỏe và phòng chống các bệnh mạn tính. Tuy vậy, chế độ ăn uống hiện đại, đặc biệt đối với dân thành thị lại thiếu hụt dinh dưỡng từ rau củ.
Mỗi ngày nên ăn bao nhiêu rau?
Để đáp ứng nhu cầu chất dinh dưỡng có từ rau xanh và hoa quả, theo Tổ chứ y tế thế giới, một người trưởng thành hàng ngày nên tiêu thụ ít nhất từ 300 gam rau xanh và 100 – 200 gram hoa quả sẽ giúp phòng chống nguy cơ mắc các bệnh mạn tính liên quan đến dinh dưỡng.
Trẻ em cũng cần được tập cho ăn rau dần với cách chế biến khác nhau và phù hợp. Tùy vào độ tuổi của trẻ sẽ cần tiêu thụ lượng rau củ quả khác nhau.
Một khẩu phần ăn trái cây cho trẻ thích hợp sẽ bao gồm một miếng trái cây cỡ vừa, 2 miếng nhỏ hay một bát hoa quả được xắt nhỏ. Một phần ăn rau thích hợp cho trẻ khoảng bằng củ khoai tây kích cỡ trung bình, 60 gram rau được nấu chín.
Chúng ra hoàn toàn có thể ăn lượng rau và hoa quả nhiều hơn nếu bản thân muốn, bởi nhóm rau củ quả giàu vitamin cũng như chất xơ, dễ tiêu hóa, giảm nguy cơ táo bón.Những người bị thừa cân, béo phì, hay rối loạn đường huyết, đái tháo đường nên hạn chế ăn các loại quả chín ngọt và nhiều năng lượng như chuối, xoài, mít, vải,...
Ăn rau gì tốt cho sức khỏe?
Bất kỳ loại rau củ nào cũng đều tốt, cung cấp nhiều vitamin cho cơ thể. Vì vậy, có thể lựa chọn và ăn đa dạng các loại rau củ khác nhau hàng ngày để thay đổi khẩu vị, ăn ngon miệng hơn.
Bạn có thể quan tâm đến một số loại rau phù hợp với từng nhu cầu như dưới đây:
Thiếu sắt: Sắt có rất nhiều trong các loại hạt đậu, cải bó xôi, rau dền, rau ngót, các sản phẩm từ đậu.... Vì vậy, hãy ăn nhiều các loại rau này để bổ sung sắt cho cơ thể.
Thiếu kali: Để bổ sung khoáng chất kali cho cơ thể, nên ăn nhiều các loại rau củ như khoai tây, cà chua, củ cải, hoa quả, đậu nành, cam, quýt vào bữa ăn hàng ngày để giúp nhuận tràng, giảm cholesterol trong máu.
Giàu chất xơ: Bất kỳ loại rau củ quả nào cũng đều giàu chất xơ. Tuy chất xơ không có giá trị về mặt dinh dưỡng nhưng chúng lại có tác dụng nhuận tràng, kích thích khả năng hoạt động ruột già, tránh bị táo bón, tăng khả năng tiêu hóa cũng như tham gia thải loại các sản phẩm oxy hóa, chất độc hại ra khỏi cơ thể.
Giàu magie: Có thể cung cấp khoáng chất magie bằng cách ăn các loại rau lá xanh, ngũ cốc, đậu, hạt hướng dương, hạt bí ngô, bí đao, dưa hấu,...
Giàu vitamin C: Vitamin C có nhiều trong rau bắp cải, rau ngót, hoa quả chua như bưởi, cam, quýt, ổi,...
Bạn cần lưu ý bổ sung rau, củ, quả theo lượng khuyến cáo – cơ bản là gấp đôi đạm và tinh bột trong bữa ăn mỗi ngày. Ngoài ra, có thể cân nhắc các thực phẩm bảo vệ sức khỏe chứa vitamin, khoáng chất và chất xơ từ chiết xuất rau củ cô đặc.