Áp dụng công nghệ Biofloc trong nuôi tôm thẻ chân trắng ở Việt Nam

TH&SP Quy trình nuôi tôm công nghiệp theo công nghệ Biofloc đã được sử dụng thành công ở nhiều nước. Tại Việt Nam công nghệ Biofloc cũng đang được người nuôi tôm ở một số địa phương áp dụng. Công nghệ Biofloc này đã mở ra một cơ hội mới giúp nâng cao năng suất cho ngành tôm nuôi, bên cạnh đó cũng góp phần xử lý các chất thải, giảm ô nhiễm nước, tạo nguồn thức ăn tự nhiên và hỗ trợ việc phòng bệnh ở tôm.

ssg

Biofloc đã trở thành công nghệ phổ biến trong các trại nuôi tôm thẻ chân trắng


Biofloc đã trở thành công nghệ phổ biến trong các trại nuôi tôm thẻ chân trắng - Litopenaeus vannamei. Kỹ thuật Biofloc cơ bản được phát triển bởi tiến sĩ Yoram Avnimelech ở Israel và được áp dụng ở qui mô thương mại lần đầu tiên bởi công ty Belize Aquaculture ở Belize. Nó cũng đã được ứng dụng thành công trong trại nuôi tôm nhiều quốc gia trên thế giới.

Nuôi tôm theo quy trình Biofloc là gì?

Biofloc là một khối tập hợp các loại tảo đơn bào, tảo đa bào, phân, vụn thức ăn, xác các vi sinh vật, vi khuẩn và kể cả loài động vật không xương sống kích thước nhỏ. quy trình nuôi tôm theo công nghệ biofloc hoạt động theo nguyên tắc vi khuẩn dị dưỡng hấp thụ vật chất hữu cơ. Vi khuẩn sẽ tiêu thụ năng lượng và ôxy giúp hòa tan để phát triển. Ao hoặc bể dùng công nghệ này phải được sục khí liên tục 24 giờ/ngày. Vị trí lắp các quạt nước phải đảm bảo được chức năng tạo khối vi khuẩn. Tôm và cá có thể chết nếu ngừng quạt nước trong 1 giờ.

Nhiều nghiên cứu của các nhà khoa học cho thấy, chỉ tầm 25 - 45% lượng protein có trong thức ăn nuôi tôm là được chuyển hóa thành sinh khối, phần còn lại sẽ tồn tại trong môi trường nuôi dưới dạng thức ăn dư thừa hoặc các sản phẩm bài tiết của tôm. Đến gần cuối vụ, khi lượng thức ăn thả xuống ao lớn hơn thì chất thải của tôm cũng theo đó mà nhiều hơn. Đây chính là một trong những lý do dễ tạo ra dịch bệnh, ô nhiễm môi trường trong nước. Để chất lượng nước tốt, người nuôi tôm cần phải xử lý hết hoàn toàn chất thải có trong nước ao nuôi. Hiện nay quy trình kỹ thuật nuôi tôm công nghiệp có 2 hình thức đó là xử lý ngay trong ao hoặc ở bên ngoài ao nuôi.

Sử dụng quy trình nuôi tôm theo công nghệ biofloc người nuôi tôm cần chú ý việc kiểm soát lượng vi khuẩn trong ao nuôi tôm. Rất khó xác định đâu là vi khuẩn có lợi hay vi khuẩn có hại. Liệu nước nuôi có đảm bảo lượng vi khuẩn phát triển hoàn toàn là vi khuẩn có lợi hay không? Nếu vi khuẩn có hại phát triển mạnh thì sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe tôm nuôi.

Ích lợi của việc sử dụng quy trình nuôi tôm biofloc

Khi sử dụng quy trình nuôi tôm Biofloc, nước nuôi phải đảm bảo được tỷ lệ lượng Carbon/Nitơ trên 10. Việc kiểm soát hàm lượng Carbon và Nitơ trong ao là không dễ dàng và rất khó khăn để có thể tùy chỉnh theo các tỷ lệ tối ưu như công nghệ yêu cầu. Ao nuôi theo công nghệ Biofloc này phải được lót bạt và lượng nước trao đổi được hạn chế, tuy có thể giảm chi phí về thức ăn nhưng cạnh đó với chi phí làm bể và lót bạt thì giá thành sẽ cao.

Quy trình nuôi tôm theo công nghệ Biofloc tạo giúp điều kiện thuận lợi để cho các vi khuẩn dị dưỡng phát triển mạnh mẽ vì chúng có khả năng đồng hóa lượng chất thải hữu cơ, chuyển thành sinh khối của vi khuẩn trong thời gian ngắn mà không cần ánh sáng như các loại tảo. Nếu các vi khuẩn được giữ lơ lửng liên tục trong nước và khi đã đạt một mật độ nhất định, thì chúng sẽ kết dính lại với nhau thành những hạt nhỏ (floc) có giá trị dinh dưỡng rất cao, có thể sử dụng làm thức ăn tự nhiên cho tôm, cá.

Tại Việt Nam công nghệ Biofloc cũng đang được người nuôi tôm ở một số địa phương áp dụng.

Quảng Trị - nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh 3 giai đoạn bằng công nghệ Biofloc

Mới đây Trung tâm Khuyến nông tỉnh Quảng Trị vừa chuyển giao mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh 3 giai đoạn theo công nghệ Biofloc.

Mô hình do hộ gia đình ông Phan Thanh Tôn ở thôn Tây Tân An, xã Hải An, huyện Hải Lăng thực hiện.

Thực hiện mô hình Trung tâm Khuyến nông tỉnh đã tiến hành thả giống tôm thẻ P12 với số lượng 400.000 con vào ao ương. Tham gia thực hiện mô hình hộ dân được Trung tâm hỗ trợ ban đầu 50% chi phí giống và 40% chi phí thức ăn công nghiệp cho tôm nuôi.

Hệ thống ao nuôi mô hình tôm thẻ chân trắng thâm canh 3 giai đoạn theo công nghệ Biofloc được thiết kế gồm 3 ao: 01 ao ương giai đoạn 1 với diện tích 200m2 được lót bạt hoàn toàn, bố trí hệ thống oxy, mái che bằng lưới lan; 01 ao nuôi giai đoạn 2 diện tích 1.000m2 và 01 ao nuôi giai đoạn 3 diện tích 2000 m2. Ngoài ra, còn có hệ thống ao lắng và ao xử lý nước.

Bên cạnh hỗ trợ nguồn giống, thức ăn Trung tâm Khuyến nông còn chuyển giao khoa học kỹ thuật để hộ dân thả nuôi theo đúng quy trình, đạt hiệu quả. Hình thức nuôi tôm thâm canh 3 giai đoạn là hình thức nuôi mới cho giá trị kinh tế cao và lần đầu tiên được Trung tâm Khuyến nông hỗ trợ chuyển giao mô hình trên địa bàn tỉnh.

Việc triển khai mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh 3 giai đoạn theo công nghệ Biofloc nhằm chuyển giao tiến bộ kỹ thuật nuôi tôm mới cho bà con nông dân. Thực hiện mô hình sẽ giảm thiểu rủi ro do dịch bệnh trong tháng nuôi đầu tiên, nâng cao kích cỡ tôm nuôi thương phẩm; mở ra hướng đi mới trong phát triển kinh tế cho các hộ dân, nhất là đối với những địa phương có tiềm năng, lợi thế về nuôi trồng thủy hải sản.

ggg

Công nghệ Biofloc được người nuôi tôm ở Việt Nam áp dụng


Cà Mau trúng lớn nhờ nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh 3 giai đoạn bằng công nghệ Biofloc

Ngoài ra, tại Cà Mau, sau gần 3 tháng thả nuôi, 2 hộ tham gia dự án sản xuất thử nghiệm “Nuôi tôm thẻ chân trắng siêu thâm canh 3 giai đoạn theo quy trình công nghệ Semi-biofloc tại xã Phú Tân, huyện Phú Tân” đã thu hoạch với năng suất đạt mục tiêu dự án đề ra. Dự án được thực hiện từ nguồn vốn Sở Khoa học và Công nghệ.

Theo đó hộ ông Lư Trần Hải Đăng, ấp Cống Đá, xã Phú Tân (Cà Mau) tham gia dự án sau 22 ngày dèo tôm, tiếp tục nuôi tôm 2 giai đoạn với 66 ngày, thu hoạch tôm đạt kích kỡ 38 con/kg, năng suất 7,2 tấn, tỷ lệ sống 80%.

Trừ chi phí, ông Đăng lợi nhuận gần 500 triệu đồng. Còn hộ ông Ngô Văn Thắng, ấp Cái Nước, xã Phú Tân, huyện Phú Tân thu hoạch tôm đạt 39 con/kg, sản lượng thu được 7,5 tấn sau 66 ngày nuôi, lợi nhuận trên 400 triệu đồng.

Ông Lư Trần Hải Đăng cho biết: “Khi nuôi theo dự án của Sở Khoa học và Công nghệ, có khác biệt hơn so với nuôi tôm thẻ chân trắng siêu thâm canh trước là nuôi 3 giai đoạn, nên tôm phát triển nhanh hơn, ao nuôi sạch và tôm không có hiện tượng chậm lớn. Nhờ vậy đỡ tốn nhân công vệ sinh ao, tôm màu đẹp hơn so với các vụ nuôi trước”.

Có được vụ nuôi thuận lợi này là nhờ tác động của các yếu tố kỹ thuật, nhất là quy trình nuôi áp dụng công nghệ Semi-biofloc. Semi-biofloc là quy trình kỹ thuật nuôi thuỷ sản thân thiện với môi trường, hướng đến mục tiêu phát triển thuỷ sản bền vững.

Kỹ sư Bùi Trung Quân, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Cà Mau, Chủ nhiệm dự án, cho biết: “Triển khai dự án này, khi tạo được các hạt bio-floc sẽ giúp ổn định môi trường nước trong ao nuôi. Nó cũng hạn chế thức ăn dư thừa, các loại khí độc phát sinh trong quá trình nuôi như: NH3, H2S…

Từ đó, khi triển khai nuôi tôm thẻ chân trắng siêu thâm canh 3 giai đoạn sẽ giúp tăng tỷ lệ sống của tôm nuôi, nuôi đạt kích cỡ lớn; giảm áp lực về môi trường ao nuôi. Mô hình này giúp giảm chi phí, tăng hiệu quả tôm nuôi”.

Phó chủ tịch UBND xã Phú Tân Huỳnh Văn Lớn cho biết: “Dù chỉ có 2 hộ dân tham gia, nhưng mô hình còn được rất nhiều nông dân nuôi tôm quan tâm từ giai đoạn đầu thực hiện đến thu hoạch. Mặc dù thu hoạch tôm trong thời điểm giá thấp do ảnh hưởng dịch Covid-19, nhưng với lợi nhuận mỗi hộ trên 400 triệu đồng sau hơn 2 tháng nuôi cho thấy dự án này rất thành công. Sẽ có nhiều nông dân thực hiện theo mô hình này cho ao nuôi của mình”.

Hồng Nga

Hồng Nga

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Ngành cao su kỳ vọng mang về 11 tỉ USD trong năm 2025

Ngành cao su kỳ vọng mang về 11 tỉ USD trong năm 2025

Dự báo, kim ngạch xuất khẩu toàn ngành cao su sẽ đạt trên 11 tỉ USD. Trong đó, cao su thiên nhiên dự kiến đạt khoảng 3,5 tỉ USD, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của thị trường quốc tế, sản phẩm cao su đạt khoảng 5 tỉ USD, nhờ vào việc đẩy mạnh sản xuất sản phẩm chất lượng cao, đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật khắt khe.
4 “biến số” đối với nền kinh tế Việt Nam trong năm 2025

4 “biến số” đối với nền kinh tế Việt Nam trong năm 2025

Tỷ giá, xuất nhập khẩu, tình hình địa chính trị thế giới và các vấn đề nội tại của kinh tế Việt Nam được cho là 4 biến số chính đối với nền kinh tế Việt Nam trong năm 2025, theo TS Nguyễn Trí Hiếu.
Ngành điều cần chính sách bảo vệ

Ngành điều cần chính sách bảo vệ

Điểm đặc biệt của ngành điều so với các ngành nông sản khác là 90% nguyên liệu phải nhập khẩu, chủ yếu từ châu Phi và Campuchia, trong khi nguồn cung trong nước rất hạn chế. Điều đáng nói, các quốc gia châu Phi đã đưa ra các chính sách nhằm giữ lại nguồn nguyên liệu để chế biến trong nước, qua đó gia tăng giá trị gia tăng (GTGT).
Xuất khẩu sầu riêng dự kiến thu về trên 3,2 tỷ USD trong năm 2024

Xuất khẩu sầu riêng dự kiến thu về trên 3,2 tỷ USD trong năm 2024

Năm nay, xuất khẩu sầu riêng dự kiến thu về trên 3,2 tỷ USD, tăng hơn 1 tỷ USD so với năm ngoái, đáng chú ý dù ngành sầu riêng Việt Nam mới phát triển từ năm 2023 đến nay nhưng đã khiến các đối thủ cạnh tranh lớn phải dè chừng tại thị trường Trung Quốc.
Xuất khẩu gỗ và lâm sản dự kiến về đích trên 17 tỉ USD, tăng 18,9%

Xuất khẩu gỗ và lâm sản dự kiến về đích trên 17 tỉ USD, tăng 18,9%

Ước cả năm 2024, xuất khẩu gỗ và lâm sản đạt trên 17,2 tỉ USD, tăng 18,9% so với năm 2023, vượt 13,1% so với kế hoạch năm 2024.
ADB nâng dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2025 lên 6,6%

ADB nâng dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2025 lên 6,6%

Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đã nâng dự báo tăng trưởng kinh tế của Việt Nam lên 6,4% năm 2024 (so với dự báo trước đây là 6%) và lên 6,6% năm 2025 (so với mức dự báo 6,2%).
Việt Nam chi gần 1,6 tỷ USD nhập khẩu thịt và phụ phẩm

Việt Nam chi gần 1,6 tỷ USD nhập khẩu thịt và phụ phẩm

11 tháng năm 2024, Việt Nam đã chi khoảng 1,55 tỷ USD để nhập khẩu thịt và các loại phụ phẩm từ thịt từ các thị trường như Ấn Độ, Mỹ, Nga và Đức.
Vì sao thị trường Trung Quốc giảm nhập khẩu sắn Việt Nam?

Vì sao thị trường Trung Quốc giảm nhập khẩu sắn Việt Nam?

Nguyên nhân Trung Quốc tiếp tục giảm mạnh nhập khẩu sắn lát là do giá ngô thấp nên các nhà máy chế biến sắn tăng tỷ lệ sử dụng ngô thay cho sắn lát.
Hà Nội sẽ đầu tư xây mới và xây dựng lại 34 chợ trong năm 2025

Hà Nội sẽ đầu tư xây mới và xây dựng lại 34 chợ trong năm 2025

UBND TP.Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 355/KH-UBND về phát triển và quản lý chợ trên địa bàn Thành phố năm 2025.
Ngành gỗ Việt Nam cần chuẩn bị gì trước thay đổi của thị trường xuất khẩu?

Ngành gỗ Việt Nam cần chuẩn bị gì trước thay đổi của thị trường xuất khẩu?

Hoa Kỳ đang chiếm 56% tổng kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành gỗ. Những thay đổi chính sách từ thị trường này thời gian tới sẽ tác động mạnh lên ngành gỗ Việt Nam.
Bộ Tài chính nói về đánh thuế người nhiều nhà, đất

Bộ Tài chính nói về đánh thuế người nhiều nhà, đất

Bộ Tài chính vừa có văn bản tổng hợp, giải đáp các vấn đề được dư luận quan tâm trong tháng 11, trong đó có việc đánh thuế bất động sản.
Kỳ vọng tăng trưởng kinh tế đạt hơn 7% trong năm 2024

Kỳ vọng tăng trưởng kinh tế đạt hơn 7% trong năm 2024

Tại họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 11 vào chiều 7/12 Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương đã nêu giải pháp để hoàn thành các mục tiêu năm 2024.
Chanh leo có "visa" vào Mỹ, vải thiều "gõ cửa" Hàn Quốc

Chanh leo có "visa" vào Mỹ, vải thiều "gõ cửa" Hàn Quốc

Dự kiến năm 2025, Việt Nam sẽ có thêm sản phẩm chanh leo xuất sang Mỹ, còn vải thiều đang hoàn thiện hồ sơ để tiếp cận thị trường Hàn Quốc.
Giá điện, giá nhà ở thuê tăng kéo CPI tháng 11 tăng 0,13%

Giá điện, giá nhà ở thuê tăng kéo CPI tháng 11 tăng 0,13%

Giá nhà ở thuê và vật liệu bảo dưỡng nhà ở tăng là những nguyên nhân chính làm chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 11/2024 tăng 0,13% so với tháng trước.
Xuất siêu hơn 24 tỷ USD, nông sản tiếp tục là điểm sáng

Xuất siêu hơn 24 tỷ USD, nông sản tiếp tục là điểm sáng

Tổng cục Thống kê cho biết 11 tháng năm 2024, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa sơ bộ đạt 715,55 tỷ USD, tăng 15,4% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu tăng 14,4%; nhập khẩu tăng 16,4%. Cán cân thương mại hàng hóa xuất siêu 24,31 tỷ USD.
Xuất khẩu xanh và bền vững giúp nâng cao vị thế quốc gia

Xuất khẩu xanh và bền vững giúp nâng cao vị thế quốc gia

Phát triển xanh không chỉ là mục tiêu, mà còn là động lực để tạo nên một nền kinh tế hiện đại, bền vững, góp phần gia tăng giá trị xuất khẩu, bảo vệ môi trường, và nâng cao vị thế quốc gia trong chuỗi giá trị toàn cầu.
Bộ Công Thương lên tiếng về việc Temu bất ngờ dừng hoạt động tại Việt Nam

Bộ Công Thương lên tiếng về việc Temu bất ngờ dừng hoạt động tại Việt Nam

Ngày 4/12, toàn bộ nền tảng Temu từ website đến ứng dụng di động đồng loạt không còn hiển thị tiếng Việt mà chỉ còn hỗ trợ 3 loại ngôn ngữ là tiếng Trung, tiếng Anh và tiếng Pháp.
Xuất khẩu nông lâm thủy sản “về đích” trước một tháng

Xuất khẩu nông lâm thủy sản “về đích” trước một tháng

Tính đến hết tháng 11 kim ngạch xuất khẩu nông lâm thuỷ sản đạt 56,74 tỷ USD tăng 19% so với cùng kỳ. Đáng nói, con số này vượt mục tiêu đề ra 54 - 55 tỷ USD cho cả năm 2024 và đang tự tin để hướng tới kỷ lục mới 60 tỷ USD.
Tăng cường kiểm tra, giám sát, kiểm soát đối với hàng hóa nhập khẩu giao dịch qua thương mại điện tử

Tăng cường kiểm tra, giám sát, kiểm soát đối với hàng hóa nhập khẩu giao dịch qua thương mại điện tử

Liên quan đến yêu cầu tăng cường quản lý đối với hàng hóa nhập khẩu giao dịch qua thương mại điện tử, Tổng cục Hải quan yêu cầu Cục Hải quan các tỉnh, thành phố tăng cường kiểm tra, giám sát, kiểm soát đối với hàng hóa nhập khẩu giao dịch qua thương mại điện tử.
Ngành tôm thừa khó, ít thuận

Ngành tôm thừa khó, ít thuận

Giá tôm nguyên liệu đã tăng mạnh trong suốt tháng 10 và tiếp tục duy trì đà tăng trong tháng 11. Với diễn biến tình hình thả nuôi gần đây cùng với nguồn cung tôm thế giới không còn dồi dào, các doanh nghiệp dự báo, tôm nguyên liệu sẽ còn thiếu hụt cho đến hết quý I/2025.
Giải pháp nào gỡ khó cho xuất khẩu chính ngạch nông sản sang Trung Quốc?

Giải pháp nào gỡ khó cho xuất khẩu chính ngạch nông sản sang Trung Quốc?

Trong 11 tháng của năm 2024, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu Việt - Trung đạt 16 tỷ USD. Tuy nhiên, xuất khẩu chính ngạch nông sản Việt sang Trung Quốc vẫn còn rất nhiều các khó khăn thách thức trong bối cảnh mới cần trao đổi, tháo gỡ.
Hải quan tháo gỡ khó khăn, hoàn thiện chính sách hỗ trợ thông quan hàng hóa

Hải quan tháo gỡ khó khăn, hoàn thiện chính sách hỗ trợ thông quan hàng hóa

Thời gian qua, ngành Hải quan đã tập trung tháo gỡ khó khăn trong hoạt động thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp. Đồng thời, chú trọng tăng cường công tác kiểm tra chất lượng hàng nhập khẩu; khẩn trương rà soát, sửa đổi, bổ sung các quy định về kiểm tra chuyên ngành, đảm bảo phù hợp với thông lệ quốc tế để rút ngắn thời gian thông quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu.
Sửa Nghị định quản lý vàng thế nào để giải quyết được các bất cập hiện nay?

Sửa Nghị định quản lý vàng thế nào để giải quyết được các bất cập hiện nay?

Quốc hội yêu cầu có chính sách hạn chế đầu cơ, tích trữ vàng; chậm nhất tháng 6/2025 phải sửa Nghị định (NĐ) về quản lý hoạt động kinh doanh vàng.
Nhiều ngành hàng xuất khẩu về đích sớm

Nhiều ngành hàng xuất khẩu về đích sớm

Thời điểm này, nhiều ngành hàng xuất khẩu chủ lực đã về đích sớm với kim ngạch bứt phá ấn tượng. Đây là tín hiệu khả quan đóng góp tích cực, đưa xuất khẩu của Việt Nam năm 2024 đạt mốc kỳ vọng 800 tỷ USD, cao nhất từ trước đến nay.
Hải quan Việt Nam nỗ lực nâng cao năng lực kiểm soát chống vũ khí hủy diệt hàng loạt

Hải quan Việt Nam nỗ lực nâng cao năng lực kiểm soát chống vũ khí hủy diệt hàng loạt

Hải quan Việt Nam trong thời gian qua luôn chú trọng nâng cao năng lực kiểm soát cho cán bộ công chức nhằm ngăn chặn, phát hiện các đối tượng lợi dụng hoạt động xuất nhập khẩu (XNK) để vận chuyển các nguyên liệu, vật liệu, công nghệ, hàng hoá vì mục đích phổ biến vũ khí huỷ diệt hàng loạt (PBVKHDHL).
Ngành thép bước vào xu hướng phục hồi

Ngành thép bước vào xu hướng phục hồi

Ngành thép trong ngắn hạn đã đi qua giai đoạn xấu nhất và đi vào xu hướng phục hồi. Các chuyên gia dự báo, hoạt động sản xuất thép của Việt Nam năm 2024 có thể tăng 10% và năm 2025 tăng 8%, khi nhu cầu sử dụng thép của các ngành kinh tế ấm lên.
Online Friday 2024: Bước tiến mạnh mẽ của hàng Việt trong kỷ nguyên thương mại điện tử

Online Friday 2024: Bước tiến mạnh mẽ của hàng Việt trong kỷ nguyên thương mại điện tử

Tối ngày 29/11, tại Hà Nội, Bộ Công Thương tổ chức Lễ khai mạc Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam - Online Friday 2024: Tự hào hàng Việt sánh vai cùng thương hiệu toàn cầu.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
sunshine
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
bidv3
phu-dien-2
gleximco
Phiên bản di động