Rau ngót - Kho tàng dinh dưỡng cho sức khỏe Congo xác nhận dịch bệnh bí ẩn làm nhiều người tử vong là sốt rét Những ai nên "cân nhắc" khi ăn lạc? |
Hệ miễn dịch (Immune System) là một hệ thống bao gồm các tế bào, mô và cơ quan trong cơ thể con người đóng vai trò bảo vệ cơ thể chống lại sự xâm nhập của vi rút, vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng và các kháng nguyên lạ gây bệnh từ bên ngoài.
Những loại gia vị bên dưới không chỉ giúp món ăn hấp dẫn mà còn nâng cao khả năng miễn dịch của cơ thể.
Tỏi
Tỏi là một gia vị vô cùng thiết yếu và phổ biến trong gian bếp của chúng ta. Theo nghiên cứu, nếu như ăn tỏi thường xuyên sẽ giúp bạn ngăn ngừa một số bệnh, đặc biệt trong đó có bệnh ung thư. Do tỏi chứa nhiều Allicin và Phytonutrien đây là 2 chất có thể giúp cơ thể chống lại vi khuẩn, làm tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể bạn.
Chính vì thế, nên đưa tỏi vào trong các món ăn, hoặc nếu bạn ăn được tỏi hãy nên ăn tỏi sống kèm thức ăn sẽ rất tốt đấy nhé.
Nghệ
Nghệ chứa hợp chất curcumin có đặc tính chống viêm và chống oxy hóa mạnh, có thể cải thiện các dấu hiệu stress oxy hóa.
Stress oxy hóa gây ra bởi sự mất cân bằng giữa các gốc tự do và các chất chống oxy hóa. Khi đó, gốc tự do có thể làm hỏng các tế bào trong cơ thể.
Uống nước nghệ ấm mỗi ngày giảm triệu nhiễm trùng, cảm lạnh và tăng khả năng miễn dịch sau khi mắc bệnh. Nghệ cũng phù hợp để thêm vào món cà ri, súp và thịt nướng.
Hành
Hành là loại nguyên liệu không thể thiếu trong các bữa ăn mà còn là thứ thuốc quý mà người Việt xưa thường xuyên sử dụng. Với hương vị cay nồng đặc trưng, hành như một "lá chắn" bảo vệ cơ thể khỏi những tác động xấu từ môi trường. Có thể nói, hành là một "siêu thực phẩm" mà thiên nhiên ban tặng cho con người. Không chỉ thơm ngon, hành còn chứa một kho tàng các chất dinh dưỡng quý giá, giúp tăng cường sức đề kháng và bảo vệ sức khỏe.
Chất chống oxy hóa: Hành chứa nhiều hợp chất chống oxy hóa như quercetin, giúp bảo vệ tế bào khỏi sự tổn thương do gốc tự do, từ đó hỗ trợ hệ miễn dịch.
Kháng viêm: Các hợp chất trong hành có khả năng giảm viêm, giúp cơ thể chống lại các bệnh nhiễm trùng và viêm nhiễm.
Tăng cường sức đề kháng: Hành có thể kích thích sản xuất tế bào bạch cầu, giúp cơ thể chống lại vi khuẩn và virus hiệu quả hơn.
Cải thiện tiêu hóa: Hành cũng chứa prebiotic, giúp duy trì hệ vi sinh vật đường ruột khỏe mạnh, từ đó hỗ trợ hệ miễn dịch.
Giàu vitamin và khoáng chất: Hành cung cấp nhiều vitamin C, vitamin B6, và các khoáng chất như mangan, giúp cơ thể duy trì sức khỏe tổng thể.
Gừng
Gừng từ lâu đã nổi tiếng là một dược phẩm đa chức năng, vô cùng hiệu quả khi chữa các bệnh cảm cúm, bệnh đường ruột,… Khi bạn bị mệt mỏi trong người hay có dấu hiệu bị cảm nên uống một tách trà gừng, một chén cháo kèm gừng sợi.
Các hợp chất trong gừng, chủ yếu là gingerol và shogaol chống oxy hóa, chống viêm và giảm đau. Những đặc tính này giúp tăng cường khả năng phòng vệ của cơ thể, phòng chống một số bệnh mạn tính.
Do tính nóng, gừng sẽ giúp bạn đổ rất nhiều mồ hôi, loại mồ hôi này chính là cơ thể bạn giải độc tố, tăng cường hệ miễn dịch và sức đề kháng cho bạn.
Bên cạnh đó, gừng còn có khả năng chống khuẩn hoặc tiêu diệt một số vi khuẩn gây bệnh. Vì thế, không những trong các bữa ăn hoặc thậm chí bạn nên dự trữ một ít gừng trong nhà, sẽ không dư thừa đâu, chúng rất tốt cho sức khỏe.
Bạc hà
Bạc hà chứa nhiều loại flavonoid, hợp chất thực vật có lợi cho sức khỏe miễn dịch. Flavonoid tham gia vào các phản ứng, xử lý, bảo vệ và sửa chữa của cơ thể hàng ngày.
Tinh dầu bạc hà có tác dụng giảm đau, thông mũi, thường được thêm vào một số loại thuốc điều trị cảm lạnh và cúm. Uống trà bạc hà nóng hoặc hít hơi từ hỗn hợp nước nóng và tinh dầu bạc hà có thể giảm các triệu chứng cảm lạnh như ho, khó thở.
Tiêu
Tiêu không chỉ là cây trồng mang giá trị xuất khẩu cao ở nước ta mà còn là nguyên liệu không thể thiếu trong hầu hết các món ăn Việt. Hương vị cay nồng của tiêu được hầu hết người Việt thêm vào để kích thích vị giác, tăng cảm giác thèm ăn. Một số công dụng của tiêu có thể nhắc đến:
Chống viêm: Tiêu có chứa piperine, một hợp chất có khả năng chống viêm, giúp giảm viêm nhiễm trong cơ thể.
Tăng cường hệ miễn dịch: Tiêu có thể kích thích sản xuất các tế bào miễn dịch, giúp cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh.
Cải thiện tiêu hóa: Tiêu giúp kích thích tiết dịch tiêu hóa, từ đó cải thiện khả năng hấp thụ dinh dưỡng, giúp cơ thể khỏe mạnh hơn.
Chống oxy hóa: Các hợp chất trong tiêu có khả năng chống lại các gốc tự do, giúp bảo vệ tế bào khỏi tổn thương và tăng cường sức khỏe tổng thể.
Giảm cảm lạnh và ho: Tiêu có thể giúp làm thông thoáng đường hô hấp, giảm triệu chứng cảm lạnh và ho, rất hữu ích trong mùa giao mùa khi thời tiết thay đổi.
Quế
Quế là loại gia vị có tính ấm, với đặc tính chống oxy hóa. E-cinnamaldehyde là hợp chất hoạt động chính trong quế, mang đến tác dụng chống viêm, kháng khuẩn mạnh.
Để tận dụng khả năng tăng miễn dịch từ loại gia vị này, hãy rắc quế lên bánh mì nướng hoặc ly cà phê, trà. Quế cũng có thể kết hợp với trái cây như táo, lê khi làm sinh tố.
Ớt
Bột ớt chứa rất nhiều hợp chất hữu ích như vitamin C và A thúc đẩy hệ thống miễn dịch. Vitamin C là chất chống oxy hóa bảo vệ cơ thể chống lại các gốc tự do, giữ cho các tế bào miễn dịch khỏe mạnh. Vitamin A đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển hệ thống và điều chỉnh các phản ứng miễn dịch.
Ớt còn chứa capsaicin, hợp chất tạo nên vị cay của ớt, có tác dụng giảm đau và viêm. Bột ớt phù hợp rắc lên trứng, đậu, món hầm, phô mai, bỏng ngô hoặc thêm vào nước xốt và món súp.
Nhưng lưu ý chỉ ăn ở lượng vừa phải, đừng nên ăn cay quá nhiều nhé.
Căn bệnh lạ ở Congo đã cướp đi sinh mạng hàng trăm người |
Mẹo ăn uống để bảo vệ sức khỏe mùa lạnh |
Những loại hạt giúp giảm mỡ máu |