Loài cây dại người Việt đều nhổ bỏ giúp khoẻ gan, tốt cho khớp Công dụng bất ngờ của rau thì là Rau ngót - Kho tàng dinh dưỡng cho sức khỏe |
Hàm lượng đạm của lạc sánh ngang với các loại thực phẩm từ động vật như trứng, sữa. Lạc cung cấp protein và chất xơ, chúng cũng là một nguồn tuyệt vời của mangan, niacin, folate, thiamin và vitamin E.
Với 28 gram lạc (khoảng 28 hạt), bạn sẽ nạp vào cơ thể một lượng đáng kể protein, chất xơ và chất béo tốt. Cụ thể, trong 14 gram chất béo, 4,6 gram carbohydrate, 2,4 gram chất xơ, 1,3 gram đường và 7,3 gram protein, 161 calo và chỉ chứa 5,1mg natri.
Lạc tuy tốt cho sức khoẻ nhưng không phải ai cũng ăn được. Dưới đây là những người nên hạn chế hoặc không nên ăn lạc.
Người đang mắc bệnh gout
Tuy là thực phẩm tốt cho sức khỏe nhưng không phải ai cũng có thể thưởng thức được món lạc. Lạc khá giàu chất béo, nhưng những bệnh nhân gout mắc rối loạn chuyển hóa purin, thường bị tăng axit uric máu thì nên tránh xa lạc. Chỉ cần bạn ăn một chút tôi cũng sẽ làm cho bệnh tình của bạn thêm tăng nặng. Nguyên nhân là chất béo làm giảm sự bài tiết axit uric.
Những người có cơ địa dị ứng
Trường hợp nhẹ có thể xuất hiện các triệu chứng như phát ban ngứa, buồn nôn hoặc sưng mặt.
Tuy nhiên, dị ứng đậu phộng nghiêm trọng có thể gây ra phản ứng đe dọa tính mạng được gọi là sốc phản vệ. Các triệu chứng của sốc phản vệ bao gồm khó thở, buồn nôn, nôn mửa, co giật, tức ngực, sưng lưỡi, mặt, hoặc môi, buồn ngủ cực độ và cảm thấy chóng mặt, bối rối hoặc choáng váng.
Nếu xuất hiện những triệu chứng trên sau khi ăn lạc, cần nhanh chóng tới khám tại cơ sở y tế.
Nhóm người có làn da dầu, mặt nhiều mụn bọc, da tiết cặn bã nhờn nhiều
Đậu phộng chứa rất nhiều chất béo, khi ăn vào sẽ dễ dàng thúc đẩy bài tiết tuyến bã nhờn ở dưới nang lông, tăng thêm sự tiết dầu làm cho da bạn càng nhiều dầu, bóng nhẫy, hoặc nổi mụn.
Ngoài ra, một số món lạc còn chế biến thêm dầu mỡ và bột ớt, đường hoặc các loại hương vị giúp tăng cảm giác ngon miệng, càng làm cho bạn thêm nóng trong và nổi mụn nhiều hơn, da dễ bị kích ứng, dẫn đến viêm chân lông.
Nếu biết mình thuộc loại da dầu, thì nên chú ý ăn lạc ở mức vừa phải, không ăn cùng lúc quá nhiều, hoặc ăn quá dài ngày, triền miên.
Bệnh nhân tiểu đường
Bệnh tiểu đường là một bệnh chuyển hóa đặc trưng bởi lượng đường trong máu cao, cần điều trị suốt đời. Ngoài việc điều trị, bệnh nhân tiểu đường cũng phải tuân thủ những điều cấm kỵ trong ăn uống một cách nghiêm ngặt.
Những người mắc bệnh tiểu đường phải kiểm soát tổng năng lượng tiêu thụ hàng ngày. Nếu vượt quá sẽ rất bất lợi cho việc kiểm soát lượng đường trong máu. Lời khuyên dành cho bạn là không sử dụng hơn 30 gram dầu ăn mỗi ngày, trong khi 18 hạt lạc đã tương đương với 10 gram dầu, sẽ vượt quá tiêu chuẩn. Do đó, bệnh nhân tiểu đường không nên ăn lạc. Ngoài ra, hàm lượng chất béo trong dầu lạc cũng lớn, do vậy không có lợi cho việc kiểm soát lượng đường trong máu.
Người mắc bệnh mỡ máu
Lạc là một loại thực phẩm khá phổ biến ở nước ta có thể chế biên thành nhiều món ăn khác nhau, rất thơm ngon bổ dưỡng. Nhưng với những người mắc bệnh mỡ máu thì không nên ăn lạc, bởi lạc có nhiều chất béo khi bạn ăn nhiều dễ bị tăng cân khiến tình trạng bệnh tật trở nên nặng nề hơn rất nhiều.
Ngoài ra, do trong lạc có hàm lượng chất béo và calo cao. Nếu người có mỡ máu cao mà ăn nhiều làm cho bệnh nặng hơn hoặc gây ra các bệnh tim mạch, động mạch vành rất hại sức khỏe.
Người bệnh đã cắt túi mật
Để đảm bảo sức khỏe của mật, không nên ăn nhiều thực phẩm giàu chất béo hay protein vì có thể khiến túi mật tiết ra nhiều mật hơn. Điều này càng quan trọng đối với bệnh nhân đã cắt bỏ túi mật, mật được tiết ra nhưng không được lưu trữ sẽ cản trở quá trình hấp thụ chất béo, ảnh hưởng đến tiêu hóa, gây ra nhiều bệnh nguy hiểm.
Người bị cao huyết áp
Tương tự với người bị tiểu đường và người bị bệnh gout, người cao huyết áp ăn nhiều thực phẩm giàu chất béo như lạc sẽ làm tăng huyết áp, động mạch xơ cứng, gây nguy hiểm đến sức khỏe.
Người muốn giảm cân
Nếu bạn đang muốn giảm cân thì nên tranh xa lạc bởi lạc rất giàu chất béo và calo nên sẽ khiến cho bạn tăng cân nhiều hơn giảm. Chính vì vậy, bạn nên cho lạc vào danh sách đen để không đụng tới trong quá trình giảm cân của mình nhé.
Người bệnh viêm loét dạ dày, viêm ruột mạn tính
Đậu phộng chứa hàm lượng protein và chất béo cao khiến cho cơ thể khó tiêu hóa và hấp thu. Vậy nên, những người bị chứng khó tiêu hay viêm loét dạ dày, viêm ruột mạn tính không nên ăn vì có thể gây cảm giác khó chịu và làm bệnh nặng hơn.
Người hay bị nóng trong
Theo Đông y, lạc vị ngọt, tính nóng có thể gây nóng trong. Do đó, những ai hay bị nhiệt, bị mụn, nóng trong người không nên ăn lạc vì ăn lạc sẽ khiến bạn khó thở và khiến cơ thể nóng thêm.
Người bị bệnh phù thũng
Lạc chứa một hoạt chất có tác dụng làm đông máu tạm thời. Nếu những người bị phù thũng, ăn lạc sẽ khiến khiến cơ thể bị tổn thương, máu ứ động khiến tình trạng phù thũng trầm trọng hơn.
Phụ nữ mang thai
Một nghiên cứu tại Bệnh viện Sainte Justine (Canada) đã chỉ ra, nếu phụ nữ ăn lạc trong thời kỳ mang thai sẽ khiến trẻ sau này dễ mắc bệnh dị ứng cao hơn 4 lần so với những đứa trẻ khác.
Người bị khó tiêu
Lạc chứa rất nhiều protein, nếu chúng ta ăn quá nhiều chất đạm cùng lúc sẽ làm tăng gánh nặng cho sự vận hành của đường ruột. Vì vậy, khi có cảm giác đầy bụng, khó tiêu thì hạn chế hoặc không nên tiếp tục ăn lạc.
Bên cạnh đó, nhiều người đang có thói quen ăn lạc sống, đôi khi vì mục đích chữa bệnh. Nhưng do lạc sống chứa rất nhiều dinh dưỡng, khi ăn vào dạ dày sẽ phát huy tác dụng làm trơn ẩm dạ dày. Nếu ăn nhiều có thể dẫn đến tiêu chảy, vì vậy một số bệnh nhân có bệnh về acid dạ dày khi ăn lạc sống để giảm khó chịu dạ dày, thì nên ăn có kiểm soát, khoảng 1 nửa nắm lạc là đủ.
Ăn uống lành mạnh với rau củ mùa đông |
Nhóm người không phù hợp với khoai lang |
Tăng cường hệ hô hấp với 4 loại trái cây bán đầy chợ Việt |