Phát hiện dạng đậu mùa khỉ mới dễ lây, tỷ lệ tử vong cao Bộ Y tế thông tin về căn bệnh lạ tại Congo khiến nhiều người tử vong WHO khởi động kế hoạch chiến lược toàn cầu kiềm chế bệnh đậu mùa khỉ |
Thời điểm từ cuối tháng 10 đến nay, dịch bệnh bí ẩn tại Congo đã cướp đi sinh mạng của 143 người và làm 514 người nhiễm bệnh, theo báo cáo của chính quyền địa phương. Tình hình trở nên nghiêm trọng hơn khi Bộ trưởng Y tế Congo, Roger Kamba, thông báo thêm 44 ca tử vong tại các khu vực xa xôi hẻo lánh của tỉnh Panzi vào đầu tháng 12. Trước tình hình đó, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã khẩn trương điều động các chuyên gia đến hiện trường để điều tra và tìm ra nguyên nhân gây bệnh.
Ông Kamba cho biết các ca bệnh đầu tiên đã được báo cáo vào tháng 10, nhưng tình hình trở nên nghiêm trọng hơn vào cuối tháng 11, khi số ca nhiễm tăng đột biến. Đặc biệt đáng lo ngại là trẻ em dưới 14 tuổi, trong đó có nhiều trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 5 tuổi, là những đối tượng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất.
Do chưa rõ về căn bệnh bí ẩn này, các chuyên gia khó xác định lý do trẻ em dễ bị tổn thương.
Căn bệnh lạ này có triệu chứng rất giống cúm. Bệnh nhân sốt, đau đầu, ho, chảy mũi, đau nhức người, một số người tử vong có dấu hiệu suy hô hấp, thiếu máu.
Ông Tedros Adhanom Ghebreyesus, tổng giám độc WHO mới cho biết, qua các xét nghiệm ban đầu trong phòng thí nghiệm, hầu hết các mẫu bệnh đều dương tính với virus gây sốt rét. Tuy nhiên, ông nói có thể còn liên quan đến một bệnh khác nữa.
Một chuyên gia y tế phỏng đoán bệnh có nguồn gốc từ động vật. Ông đã phỏng vấn một số bệnh nhân, hầu hết thừa nhận đã tiếp xúc với một số động vật hoang dã vài ngày trước khi bị ốm. Để an toàn, ông cho rằng chính phủ nên khuyến cáo người dân giảm tiếp xúc với thú hoang.
Theo trang News của Úc, căn bệnh bí ẩn này có thể là một biến thể của các bệnh đã biết - như sởi, cúm, sốt rét nhưng cũng có thể là một bệnh mới, chẳng hạn như cúm gia cầm có đột biến để lây truyền từ người sang người.
Những bác sĩ địa phương cho biết họ gặp rất nhiều khó khăn trong việc chăm sóc bệnh nhân tại bệnh viện. "Chúng tôi không có bộ dụng cụ hồi sức như bình oxy, không có trung tâm điều trị và cơ sở cách ly, thậm chí không có điện; khan hiếm thiết bị liên lạc và internet", tiến sĩ Rufin Mukuwa, bác sĩ bệnh viện đa khoa Panzi, nói.
Bệnh lạ lây lan trùng thời điểm dịch sởi và sốt thương hàn, khiến một số cơ sở y tế địa phương quá tải.
Cách đây 2 năm, Panzi đã phải đối mặt với một đợt dịch sốt thương hàn nghiêm trọng. Với tỷ lệ suy dinh dưỡng cao và tỷ lệ tiêm chủng thấp, hệ miễn dịch của người dân, đặc biệt là trẻ em, đã suy yếu, khiến họ dễ bị nhiễm các bệnh truyền nhiễm. Tình hình càng trở nên phức tạp hơn khi bệnh mới xuất hiện trong bối cảnh dịch đậu mùa khỉ vẫn chưa được kiểm soát, với hơn 40.000 ca mắc và hơn 1.000 ca tử vong.
Việc dự đoán liệu căn bệnh này có thể trở thành đại dịch toàn cầu hay không còn là một ẩn số lớn. Cho đến nay, cơ chế lây truyền của bệnh vẫn chưa được làm rõ hoàn toàn. Các nhà khoa học đang nỗ lực giải mã cấu trúc gene của virus gây bệnh để tìm ra câu trả lời. Mặc dù vậy, trước tình hình hiện tại, các biện pháp phòng ngừa như hạn chế di chuyển, đeo khẩu trang và giữ vệ sinh cá nhân vẫn đang được khuyến cáo để ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh.
PGS-BS-TS Đỗ Văn Dũng, nguyên Trưởng Khoa Y tế công cộng - Trường Đại học Y Dược TP HCM trả lời báo người lao động: dịch bệnh ở Congo khả năng 90% là sốt rét. Mặc dù không loại trừ khả năng có nhiều loại bệnh khác liên quan đến đợt bùng phát này nhưng bệnh sốt rét hoàn toàn có thể kiểm soát và không có khả năng bùng phát thành dịch tại Việt Nam. Vì vậy, người dân không nên quá hoang mang. "Sốt rét đã có thuốc điều trị hiệu quả và rất dễ phòng ngừa. Dịch bệnh đang xảy ra ở các vùng biên giới hẻo lánh của Congo, nơi điều kiện y tế còn yếu kém khiến công tác phát hiện và kiểm soát bị chậm trễ" - BS Dũng thông tin.
Đề xuất tăng mức hỗ trợ sản xuất nông nghiệp bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh |
Khuyến cáo phòng chống bệnh bạch hầu từ Bộ Y tế |
Bộ Y tế yêu cầu tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh |