WHO khởi động kế hoạch chiến lược toàn cầu kiềm chế bệnh đậu mùa khỉ

Sau khi đưa ra cảnh báo về tình trạng gia tăng nhanh chóng của bệnh đậu mùa khỉ tại nhiều quốc gia, mới đây, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã khởi động một chiến dịch toàn cầu mang tên "Kế hoạch chuẩn bị và ứng phó chiến lược" nhằm ngăn chặn bệnh đậu mùa khỉ lây từ người sang người.
Phát hiện dạng đậu mùa khỉ mới dễ lây, tỷ lệ tử vong cao Tổ chức y tế Thế giới họp khẩn về sự lây lan của bệnh đậu mùa khỉ Tăng cường giám sát, phát hiện ca nghi ngờ bệnh đậu mùa khỉ
WHO khởi động kế hoạch chiến lược toàn cầu kiềm chế bệnh đậu mùa khỉ
Bệnh đậu mùa khỉ xuất hiện tại nhiều quốc gia

"Kế hoạch chuẩn bị và ứng phó chiến lược" với đậu mùa khỉ

Ngày 26/8, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã khởi động một chiến dịch toàn cầu mang tên "Kế hoạch chuẩn bị và ứng phó chiến lược" nhằm ngăn chặn bệnh đậu mùa khỉ (Mpox) lây từ người sang người.

Kế hoạch dự kiến được thực hiện từ tháng 9/2024 đến tháng 2/2025, đòi hỏi kinh phí 135 triệu USD. Bằng cách phối hợp các nỗ lực toàn cầu, khu vực và quốc gia, kế hoạch nhằm tăng cường giám sát và phản ứng chiến lược, đảm bảo mọi người dân trên thế giới được tiếp cận công bằng với chẩn đoán và tiêm vaccine phòng bệnh, giảm lây truyền bệnh từ động vật sang người và tăng cường năng lực kiểm soát dịch bệnh trong cộng đồng.

Cụ thể, kế hoạch tiêm chủng nhắm đến những người có nguy cơ cao nhất, như những người tiếp xúc gần với ca bệnh và nhân viên y tế, qua đó cắt đứt chuỗi lây nhiễm. Kế hoạch này cũng sẽ tập trung vào việc cung cấp định hướng chiến lược và hướng dẫn, cũng như đảm bảo các nhóm người dễ bị tổn thương trong các khu vực bị ảnh hưởng được tiếp cận điều trị y tế.

Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus khẳng định, các đợt bùng phát Mpox ở Cộng hòa Dân chủ Congo và các nước lân cận có thể kiểm soát được và có thể ngăn chặn được.

Tình hình bệnh đậu mùa khỉ trên thế giới

Ngày 14/8, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã thông báo bệnh Mpox là tình trạng y tế công cộng khẩn cấp toàn cầu, do sự gia tăng nhanh chóng của bệnh tại nhiều quốc gia châu Phi.

WHO khởi động kế hoạch chiến lược toàn cầu kiềm chế bệnh đậu mùa khỉ
Đậu mùa khỉ gia tăng nhanh chóng tại Châu Phi

Cụ thể, Mpox đến nay đã lan rộng qua nhiều quốc gia châu Phi. Trong đó, tình hình đặc biệt nghiêm trọng tại nước Cộng hòa Dân chủ Congo, với hơn 15.600 ca mắc bệnh Mpox và 537 ca tử vong đã được phát hiện. Thực tế này được người đứng đầu WHO nhận định "rất đáng lo ngại".

Mặc dù các đợt bùng phát bệnh Mpox không phải là hiếm ở Congo, nhưng hiện nay số ca bệnh đã tăng nhanh chóng. Song song đó, sự xuất hiện của chủng virus mới thuộc nhóm Ib khiến cho số ca mắc lên cao, với đường lây chủ yếu vẫn qua quan hệ tình dục.

Trước đó, vào tháng 7/2022 đã xảy ra đợt bùng phát Mpox ở nhiều quốc gia, cũng được tuyên bố là tình trạng y tế công cộng khẩn cấp toàn cầu. Đến tháng 5/2023, tình trạng này được tuyên bố kết thúc, sau khi có sự suy giảm liên tục về số ca mắc bệnh.

Sau khi quyết định thông báo lần hai trong 2 năm về tình trạng y tế khẩn cấp liên quan đến Mpox, WHO đang làm việc với các quốc gia và nhà sản xuất vaccine về các nguồn tài trợ, để tạo điều kiện cho các quốc gia tiếp cận tiêm ngừa, liệu pháp điều trị, chẩn đoán bệnh và các công cụ khác.

Việt Nam tăng cường phòng chống bệnh đậu mùa khỉ

Để chủ động giám sát, phát hiện sớm các trường hợp bệnh Mpox trong nước và xâm nhập, kiểm soát dịch kịp thời không để bùng phát diện rộng, hạn chế tối đa số mắc và tử vong, ngày 19/8/2024, Bộ Y tế đã có Công văn số 4849/BYT-DP gửi Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đề nghị quan tâm chỉ đạo và các Viện Vệ sinh dịch tễ/Pasteur và Bệnh viện tuyến cuối điều trị bệnh truyền nhiễm triển khai ngay một số hoạt động phòng chống bệnh đậu mùa khỉ (Mpox).

WHO khởi động kế hoạch chiến lược toàn cầu kiềm chế bệnh đậu mùa khỉ
Việt Nam tăng cường phòng chống bệnh đậu mùa khỉ

Cụ thể, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố cần tập trung chỉ đạo tăng cường công tác phòng chống bệnh Đậu mùa khỉ và các hướng dẫn giám sát và phòng, chống bệnh Đậu mùa khỉ; chẩn đoán, điều trị bệnh đậu mùa khỉ; phòng ngừa lây nhiễm bệnh đậu mùa khỉ trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bệnh Đậu mùa khỉ của Bộ Y tế.

Bên cạnh đó cần tăng cường thông tin, truyền thông về các biện pháp phòng, chống dịch bệnh Đậu mùa khỉ theo khuyến cáo của Bộ Y tế, tập trung truyền thông cho các đối tượng có nguy cơ cao. Tăng cường tổ chức kiểm tra, giám sát, chỉ đạo công tác phòng chống dịch tại các địa phương.

Các Viện Vệ sinh dịch tễ/Pasteur, Bệnh viện tuyến cuối điều trị bệnh truyền nhiễm cần phân tích, đánh giá, theo dõi chặt chẽ tình hình dịch Đậu mùa khỉ tại các địa phương để kịp thời phát hiện các trường hợp bệnh, chùm ca bệnh, nguồn lây bệnh, tác nhân gây bệnh mới, bất thường (nếu có). Chủ động báo cáo, tham mưu Bộ Y tế thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch. Chủ động, sẵn sàng thuốc, thiết bị, nhân lực, kinh phí để triển khai các biện pháp phân loại, thu dung, điều trị, phòng, chống dịch.

Bộ Y tế quyết định xếp bệnh đậu mùa khỉ vào bệnh truyền nhiễm nhóm B Bộ Y tế quyết định xếp bệnh đậu mùa khỉ vào bệnh truyền nhiễm nhóm B
Ghi nhận ca bệnh đậu mùa khỉ đầu tiên ở Đồng Nai, chưa rõ nguồn lây Ghi nhận ca bệnh đậu mùa khỉ đầu tiên ở Đồng Nai, chưa rõ nguồn lây
Theo dõi sức khoẻ 8 người tiếp xúc gần với bệnh nhân đậu mùa khỉ Theo dõi sức khoẻ 8 người tiếp xúc gần với bệnh nhân đậu mùa khỉ
Việt Anh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Hà Nội ghi nhận thêm 17 ổ dịch sốt xuất huyết trong tuần qua

Hà Nội ghi nhận thêm 17 ổ dịch sốt xuất huyết trong tuần qua

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) TP.Hà Nội, trong tuần qua từ ngày 16/8 đến ngày 22/8, toàn Thành phố ghi nhận 234 ca mắc sốt xuất huyết, giảm 40 trường hợp so với tuần trước đó. Về ổ dịch, trong tuần Hà Nội ghi nhận 17 ổ dịch sốt xuất huyết.
Bộ Y tế: Hãy coi việc tiêm chủng là trách nhiệm đối với cộng đồng

Bộ Y tế: Hãy coi việc tiêm chủng là trách nhiệm đối với cộng đồng

Tại Hội nghị hưởng ứng "Tuần lễ tiêm chủng thế giới năm 2024", Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đã đưa ra lời kêu gọi "Hãy coi việc tiêm chủng không chỉ là quyền lợi, trách nhiệm của mỗi cá nhân mà còn là trách nhiệm đối với cộng đồng" với các bậc cha mẹ, hướng tới nêu cao tinh thần trách nhiệm đưa trẻ đi tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch vì sức khỏe của con em mình.
Bộ Y tế gia hạn, công bố thêm gần 800 sản phẩm thuốc

Bộ Y tế gia hạn, công bố thêm gần 800 sản phẩm thuốc

Mới đây, Bộ Y tế gia hạn, công bố thêm gần 800 sản phẩm thuốc, bao gồm cả thuốc điều trị thông thường và thuốc tương đương sinh học nhằm phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh, phòng chống dịch...
Những ai nên hạn chế ăn khoai tây?

Những ai nên hạn chế ăn khoai tây?

Khoai tây là một loại củ phổ biến và giàu dinh dưỡng, tuy nhiên, một số nhóm người nên hạn chế tiêu thụ loại củ này để đảm bảo sức khỏe.
Chuyên gia chỉ cách nhận diện thịt  lợn chứa chất tạo nạc

Chuyên gia chỉ cách nhận diện thịt lợn chứa chất tạo nạc

Thịt lợn là thực phẩm được tiêu thụ phổ biến nhất hiện nay. Nắm bắt tâm lý đó, trước khi bán ra thị trường, không ít cơ sở chăm nuôi đã sử dụng chất cấm để tạo nạc cho đàn lợn của mình.
Những thực phẩm giúp giảm ợ nóng hiệu quả

Những thực phẩm giúp giảm ợ nóng hiệu quả

Ợ nóng là tình trạng khó chịu mà nhiều người gặp phải. Để giảm thiểu tình trạng này, việc điều chỉnh chế độ ăn uống là vô cùng quan trọng. Dưới đây là một số thực phẩm có thể giúp bạn giảm ợ nóng.
Cách trị ho không dùng thuốc

Cách trị ho không dùng thuốc

Các phương pháp trị ho tự nhiên không chỉ giúp làm dịu cơn ho mà còn hỗ trợ tăng cường sức đề kháng, bảo vệ sức khỏe toàn diện.
Nâng cao chất lượng điều trị bệnh lý phụ khoa và chăm sóc sức khỏe sinh sản

Nâng cao chất lượng điều trị bệnh lý phụ khoa và chăm sóc sức khỏe sinh sản

Bệnh viện Đa khoa Thiện Hạnh đã phối hợp cùng Bệnh viện Từ Dũ và Công ty TNHH Bayer Việt Nam tổ chức hội thảo với chủ đề “Cập nhật điều trị bệnh lý phụ khoa hay gặp và chăm sóc sức khỏe sinh sản”. Đây là diễn đàn khoa học uy tín cho các bác sĩ sản phụ khoa cùng trao đổi kinh nghiệm, nâng cao kỹ năng thực hành lâm sàng trên mô hình thực tế.
Trước thềm năm học, bố mẹ cần làm gì để trẻ ít nguy cơ nhiễm bệnh?

Trước thềm năm học, bố mẹ cần làm gì để trẻ ít nguy cơ nhiễm bệnh?

Mùa tựu trường là giai đoạn thời tiết thay đổi, cộng thêm việc tiếp xúc môi trường đông người sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh cho trẻ. Tiêm vắc xin là một trong những biện pháp phòng bệnh chủ động hiệu quả nhất, giúp trẻ đảm bảo an toàn khi quay lại trường học.
Thu hồi giấy đăng ký lưu hành 2 loại thuốc Botox điều trị rối loạn

Thu hồi giấy đăng ký lưu hành 2 loại thuốc Botox điều trị rối loạn

Cục Quản lý Dược đã ban hành Quyết định số 602/QĐ-QLD thông báo thu hồi giấy đăng ký lưu hành thuốc tại Việt Nam đối với 2 loại thuốc Botox điều trị rối loạn.
Cấp cứu thành công bệnh nhân bị ong  vò vẽ đốt

Cấp cứu thành công bệnh nhân bị ong vò vẽ đốt

Một bệnh nhân bị hàng chục con ong vò vẽ đốt có nguy cơ suy thận cấp, đông máu, huỷ cơ, tổn thương đa tạng đã được các bác sĩ tại Bệnh viện Hùng Vương Gia Lai cứu chữa thành công.
Chi bổ sung cho Bộ Y tế hơn 424 tỷ đồng thúc đẩy tiêm chủng mở rộng

Chi bổ sung cho Bộ Y tế hơn 424 tỷ đồng thúc đẩy tiêm chủng mở rộng

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã đồng ý bổ sung dự toán chi sự nghiệp y tế, dân số và gia đình năm 2024 của Bộ Y tế là 424,514 tỷ đồng để thực hiện tiêm chủng mở rộng.
Bảo vệ phổi khỏe mạnh với trái cây tươi

Bảo vệ phổi khỏe mạnh với trái cây tươi

Phổi là cơ quan quan trọng giúp chúng ta hô hấp, vì vậy bảo vệ sức khỏe của phổi là điều cần thiết. Bổ sung các loại trái cây dưới đây để giúp phổi khỏe mạnh.
Số ca mắc sốt xuất huyết tại Hà Nội liên tục tăng cao

Số ca mắc sốt xuất huyết tại Hà Nội liên tục tăng cao

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố (CDC) Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 9-8 đến ngày 16-8) toàn thành phố ghi nhận 274 ca mắc Sốt xuất huyết, tăng 86 trường hợp so với tuần trước (188 ca).
Bộ Y tế lo ngại nguy cơ bệnh truyền nhiễm tăng cao trước thềm năm học

Bộ Y tế lo ngại nguy cơ bệnh truyền nhiễm tăng cao trước thềm năm học

Bộ Y tế lo ngại về nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm tăng cao, nhất là một số bệnh truyền nhiễm như sởi, ho gà, tay chân miệng và một số bệnh lây truyền qua đường hô hấp...khi học sinh, sinh viên quay trở lại trường học.
Tăng cường giám sát, phát hiện ca nghi ngờ bệnh đậu mùa khỉ

Tăng cường giám sát, phát hiện ca nghi ngờ bệnh đậu mùa khỉ

Sau khi tổ chức WHO công bố tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng quốc tế đối với dịch bệnh đậu mùa khỉ (ngày 14/8), Bộ Y tế yêu cầu các đơn vị tăng cường giám sát, phát hiện ca nghi ngờ tại cửa khẩu, cơ sở y tế về phụ khoa, da liễu…Bên cạnh đó, tăng cường thông tin, truyền thông về các biện pháp phòng, chống dịch bệnh đậu mùa khỉ.
Lạc chứa nguồn dinh dưỡng dồi dào cho sức khỏe

Lạc chứa nguồn dinh dưỡng dồi dào cho sức khỏe

Lạc là loại hạt giàu dinh dưỡng, cung cấp nhiều năng lượng và các chất béo không bão hòa tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, không phải ai cũng nên ăn lạc. Dưới đây là một số nhóm người nên hạn chế hoặc tránh ăn lạc.
Chuối - loại quả bổ dưỡng nhưng không phải ai cũng nên ăn

Chuối - loại quả bổ dưỡng nhưng không phải ai cũng nên ăn

Mặc dù chuối là loại trái cây bổ dưỡng và được nhiều người yêu thích, nhưng không phải ai cũng nên ăn chuối với số lượng lớn hoặc thường xuyên.
Cả nước ghi nhận gần 53.000 ca sốt xuất huyết kể từ đầu năm đến nay

Cả nước ghi nhận gần 53.000 ca sốt xuất huyết kể từ đầu năm đến nay

Theo thông tin từ Bộ Y tế, trong tuần qua, cả nước ghi nhận 3.095 ca mắc sốt xuất huyết, tăng nhẹ so với tuần trước đó. Tích lũy từ đầu năm, cả nước ghi nhận 52.957 trường hợp mắc sốt xuất huyết, 6 ca tử vong; so với cùng kỳ năm 2023, số mắc giảm 15%, số tử vong giảm 10 ca.
Ngành y Hà Nội chủ động, kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh trên địa bàn

Ngành y Hà Nội chủ động, kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh trên địa bàn

Trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện ghi nhận nhiều trường hợp mắc sốt xuất huyết, tay chân miệng, ho gà, bệnh sởi, bệnh dại… Chủ động triển khai các hoạt động phòng, chống dịch, CDC Hà Nội đã theo dõi chặt chẽ và cập nhật tình hình dịch bệnh kịp thời để đề xuất các biện pháp phòng, chống dịch phù hợp.
Ngành y tế Nicaragua mong muốn học hỏi về y học cổ truyền Việt Nam

Ngành y tế Nicaragua mong muốn học hỏi về y học cổ truyền Việt Nam

Mới đây, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đã tiếp Ngài Đại sứ Nicaragua tại Việt Nam để cùng bàn thảo, trao đổi nhằm thúc đẩy quan hệ hợp tác y tế giữa Việt Nam và Nicaragua. Tại cuộc gặp, Ngài Đại sứ Nicaragua mong muốn trao đổi và học hỏi về các lĩnh vực chuyên sâu của y tế Việt Nam, đặc biệt là về y dược cổ truyền.
Đắk Lắk: Nâng cao kỹ năng tuyên truyền về chống rác thải nhựa, sản phẩm thiên nhiên

Đắk Lắk: Nâng cao kỹ năng tuyên truyền về chống rác thải nhựa, sản phẩm thiên nhiên

Sáng 15/8, tại TP Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk), Trung tâm Truyền thông Tài nguyên và Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Đắk Lắk tổ chức Hội nghị tập huấn “Nâng cao kỹ năng tuyên truyền, phổ biến chống rác thải nhựa, hướng tới sử dụng các sản phẩm thân thiện môi trường”.
Bộ Y tế yêu cầu tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh

Bộ Y tế yêu cầu tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh

Đối mặt với tình hình bệnh truyền nhiễm vẫn diễn biến phức tạp trên thế giới, trong đó có sốt xuất huyết, sởi, ho gà, đậu mùa khỉ… Bộ Y tế yêu cầu các đơn vị tăng cường phòng chống dịch bệnh, đồng thời nỗ lực cung ứng đủ vaccine đáp ứng tiêm chủng mở rộng.
Đề nghị điều tra, xử lý vụ nghi ngờ ngộ độc thực phẩm tại Công ty TNHH Bo Hsing

Đề nghị điều tra, xử lý vụ nghi ngờ ngộ độc thực phẩm tại Công ty TNHH Bo Hsing

Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đề nghị Sở Y tế tỉnh Vĩnh Long điều tra, xử lý vụ nghi ngờ ngộ độc thực phẩm tại Công ty TNHH Bo Hsing khiến hơn 215 người nhập viện.
Tăng cường kiểm tra an toàn thực phẩm tại các trường học

Tăng cường kiểm tra an toàn thực phẩm tại các trường học

Tháng 8/2024, thành phố Hà Nội bắt đầu triển khai kế hoạch chuyên đề: “Tăng cường kiểm soát an toàn thực phẩm trong và xung quanh cổng trường học trên địa bàn Hà Nội”.
"Vi khuẩn ăn thịt người" có lây không?

"Vi khuẩn ăn thịt người" có lây không?

Thời gian qua, rất nhiều ca nhiễm và tử vong do "vi khuẩn ăn thịt người" (bệnh Whitmore). Bệnh khó chẩn đoán và lây truyền chủ yếu qua da khi có vết thương hở tiếp xúc trực tiếp với đất, bùn, nước bị nhiễm khuẩn.
Trà gừng - bí quyết giữ ấm và tăng cường sức khỏe

Trà gừng - bí quyết giữ ấm và tăng cường sức khỏe

Trà gừng là một loại đồ uống được pha từ củ gừng tươi. Gừng có vị cay nồng đặc trưng và chứa nhiều chất chống oxy hóa, giúp cơ thể chống lại các gốc tự do gây hại.
Gần 150 người ở Đồng Tháp nhập viện sau khi ăn bánh mỳ, nghi ngộ thực phẩm

Gần 150 người ở Đồng Tháp nhập viện sau khi ăn bánh mỳ, nghi ngộ thực phẩm

Theo thông tin từ Sở Y tế tỉnh Đồng Tháp, tính đến 13h ngày 12/8 đã có 148 người nhập viện nghi bị ngộ độc, đa số đã ăn bánh mì thịt của một cơ sở.
Có nên đưa thêm thuốc chữa ung thư vào danh mục BHYT?

Có nên đưa thêm thuốc chữa ung thư vào danh mục BHYT?

Bộ Y tế cho biết sẽ tiếp tục rà soát, nghiên cứu và sửa đổi, bổ sung thông tư ban hành danh mục thuốc được quỹ bảo hiểm y tế chi trả, nhằm mở rộng phạm vi và đảm bảo chất lượng điều trị cho người bệnh.
Ngành y tế Hà Nội phấn đấu trên 95% dân số tham gia bảo hiểm y tế

Ngành y tế Hà Nội phấn đấu trên 95% dân số tham gia bảo hiểm y tế

UBND thành phố Hà Nội vừa có kế hoạch về việc tiếp tục củng cố, hoàn thiện, nâng cao chất lượng hoạt động của y tế cơ sở trong tình hình mới trên địa bàn thành phố Hà Nội. Phấn đấu trên 95% dân số tham gia bảo hiểm y tế là một trong những mục tiêu của kế hoạch.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
bidv3
phu-dien-2
Phiên bản di động