Một số trái cây nếu ăn thường xuyên sẽ giúp cho gan khỏe mạnh hơn Thực phẩm tốt cho gan – “Chìa khóa vàng” cho sức khỏe toàn diện Những thực phẩm tốt cho gan |
Tác dụng của gan
Ngoài chức năng tạo mật để tiêu hóa và hấp thu chất béo, sản xuất chất đạm, dự trữ đường… gan còn là cơ quan giúp giải độc cho cơ thể.
Tất cả các chất đi vào cơ thể từ hệ tiêu hóa (thức ăn, nước uống, thuốc men…) hoặc từ da, niêm mạc thấm vào máu hoặc từ hệ hô hấp hít vào… đều phải đi qua gan và gan sẽ chọn lọc các thành phần này, một số giữ lại để gan xử lý hoặc tiếp tục vào máu.
Ngoài chức năng tạo mật để tiêu hóa và hấp thu chất béo, sản xuất chất đạm, dự trữ đường…, gan còn là cơ quan giúp giải độc. Chất độc không tập trung tích lũy trong gan mà là khi đi qua gan sẽ được gan giữ lại để chuyển thành chất không độc, sau đó được chuyển tiếp ra ngoài gan và ra khỏi cơ thể.
Thông tin từ nhiều nghiên cứu cho thấy, hàm lượng vitamin A trong gan cao hơn nhiều so với các nguồn khác như sữa, trứng, thịt và cá. Ví dụ, trong 100g gan gà có khoảng 6.960mcg vitamin A, trong khi gan lợn có 6.000mcg và gan bò có 5.000mcg. Nếu xét về lượng chất sắt, gan lợn, gan bò và gan gà đều cung cấp một lượng đáng kể, với tỷ lệ tương ứng là 12g, 9g và 8g trong mỗi 100g. Bên cạnh đó, gan cũng là một nguồn giàu vitamin C và selen, đây là các dưỡng chất giúp tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể. Tuy nhiên, các loại gan cóc, gan cá nóc chứa chất độc có thể gây chết người cần lưu ý.
Lưu ý khi ăn gan
Ngoài ra, nếu gan của động vật không khỏe mạnh, bị nhiễm bệnh, khả năng hoạt động của gan sẽ suy yếu. Điều này có thể dẫn đến tích tụ các chất độc hại trong gan, gây nguy cơ cho sức khỏe của con người. Ngoài ra, gan động vật cũng có thể bị nhiễm ký sinh trùng như sán lá gan, chứa nhiều vi khuẩn, virus hoặc độc tố gây bệnh khác.
Bên cạnh đó, gan chứa nhiều cholesterol nên nó không phù hợp với người cao tuổi, người mắc các bệnh rối loạn chuyển hóa như tăng cholesterol máu, xơ vữa động mạch, tăng huyết áp, tiểu đường, bệnh gút, bệnh thận, người thừa cân - béo phì...
Khi mua gan động vật, lưu ý chọn gan có màu đỏ sẫm tươi, không có những nốt sần trên bề mặt, ấn tay vào miếng gan thấy có đàn hồi tốt, miếng gan dẻo là gan có chất lượng tốt. Còn nếu trên bề mặt miếng gan có những nốt sần cục, màu vàng hoặc tím sẫm, có mùi hôi là gan nhiễm bệnh không nên mua.
Trước khi chế biến, nên cắt lát mỏng từng miếng gan rửa sạch bằng nước lạnh, bóp hết máu đọng, lấy giấy ăn thấm khô hết máu trong gan để loại bỏ chất độc trong máu của gan, chỉ còn giữ lại các tế bào gan giàu chất dinh dưỡng.
Không nên ăn gan còn tái mà phải lưu ý để lửa to, cho gan chín kỹ để diệt được các vi khuẩn gây bệnh và các ký sinh trùng.
Gan tốt cho ai, ai nên hạn chế?
Ăn nội tạng động vật nói chung và gan nói riêng tốt với người này nhưng lại có thể không tốt đối với người khác. Trẻ em, phụ nữ có thai, cho con bú, người thiếu máu thiếu sắt, thanh thiếu niên và người trẻ tuổi nên ăn các loại phủ tạng, trong đó có gan. Tuy nhiên, chỉ nên vừa phải, mỗi tuần ăn 2 - 3 lần, mỗi lần ăn 50-70g đối với người lớn, còn trẻ em chỉ ăn 30-50g/bữa.
Những người mắc các bệnh về gan, đặc biệt là bệnh lý liên quan đến chức năng chuyển hóa của gan, phải cẩn trọng khi tiêu thụ gan động vật. Khi cơ thể tiếp nhận quá nhiều thực phẩm với hàm lượng chất béo cao sẽ tạo áp lực lên gan, dẫn đến tình trạng gan làm việc quá sức, khiến bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
Ngoài ra, những người mắc các bệnh như viêm gan, rối loạn chuyển hóa, tăng cholesterol máu, thừa cân, béo phì, xơ vữa động mạch, tăng huyết áp và đái tháo đường cần hạn chế tiêu thụ gan động vật.
Những thói quen đơn giản giúp gan khỏe mạnh |
Bị gan nhiễm mỡ nên ăn gì, uống gì để cải thiện bệnh |
Những loại rau củ dễ ăn, dễ nấu lại rất tốt cho gan |