Nhập khẩu đậu tương giảm Kim ngạch nhập khẩu đậu tương 6 tháng tăng 15,5% Việt Nam nhập khẩu đậu tương chủ yếu từ thị trường Brazil |
Xin giảm thuế nhập khẩu khô đậu tương về 0% để “cứu” ngành chăn nuôi |
Ngày 28/10, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến đã ký văn bản gửi Bộ Tài chính kiến nghị điều chỉnh thuế nhập khẩu đối với thức ăn chăn nuôi.
Theo đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị Bộ Tài chính kiến nghị Chính phủ giảm thuế nhập khẩu khô đậu tương từ 2% xuống 0% trong bối cảnh ngành chăn nuôi trong nước đang gặp khó khăn.
Trước đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đã nhận được văn bản kiến nghị từ các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi, đề xuất giảm thuế nhập khẩu khô đậu tương về 0%.
Trong văn bản gửi Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhấn mạnh, trong 3 năm vừa qua, ngành chăn nuôi của Việt Nam chịu nhiều tác động như dịch tả lợn châu Phi, dịch Covid-19 trên người và gần đây nhất là xung đột Nga – Ukraine khiến ngành chăn nuôi ngày càng khó khăn.
Điển hình nhất là giá nguyên liệu thức ăn chăn nuôi nhập khẩu liên tục tăng từ tháng 10/2020 đến nay. Ở thời điểm cao nhất trong 3 năm nay, giá ngô tăng 80 – 95%, khô đậu tương tăng 71% so với tháng 10/2020. Nhưng giá sản phẩm chăn nuôi không tăng theo giá thức ăn mà còn giảm ở một số thời điểm, càng làm người chăn nuôi khó khăn.
Cũng theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ngày 15/11/2021, Chính phủ ban hành Nghị định 101/NĐ-CP, trong đó điều chỉnh giảm thuế nhập khẩu đối với lúa mì từ 3% xuống 0%, ngô giảm từ 5% xuống 2% từ ngày 31/12/2021. Tuy nhiên, thuế nhập khẩu đối với khô đậu tương vẫn giữ nguyên 2%.
Do vậy, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiến nghị Bộ Tài chính tiếp tục xem xét, đề xuất Chính phủ giảm thuế nhập khẩu khô đậu tương từ 2% xuống 0%.
Theo số liệu từ Trung tâm Tin học và Thống kê (Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn), trong 8 tháng đầu năm 2022, ước tính Việt Nam đã nhập khẩu 12,34 triệu tấn nguyên liệu thức ăn chăn nuôi, tương đương 5,97 tỷ USD (giảm 26,3% về số lượng và 3,2% về giá trị). Sản lượng nguyên liệu nhập khẩu giảm do giá nguyên liệu thế giới tăng nên các doanh nghiệp đã sử dụng nguồn nguyên liệu trong nước nhiều hơn (tấm gạo, cám gạo và sắn) để thay thế nguyên liệu nhập khẩu.
Tuy nhiên, lượng nhập khẩu khô đậu tương của các doanh nghiệp đều tăng cả lượng và giá trị so với cùng kỳ. Cụ thể, trong tháng 8/2022, nước ta nhập 515,6 nghìn tấn đậu tương, trị giá 291 triệu USD, tăng 43,2% về lượng và tăng 40,6% về trị giá so với tháng trước; tăng 38,4% về lượng và tăng 59,7% về trị giá so với tháng 8/2021.
Tính chung 8 tháng đầu năm 2022, lượng nhập khẩu khô đậu tương về Việt Nam đạt 3,32 triệu tấn, trị giá 1,85 tỷ USD. Trước đó, năm 2021, Việt Nam cũng đã nhập khẩu tới 2 triệu tấn đậu tương và hơn 10 triệu tấn ngô (bắp).
Thị trường cung cấp chính khô đậu tương cho nước ta là Nam Mỹ và Mỹ. Giá nhập khẩu trung bình khô đậu tương trong tháng 8/2022 ở mức 564 USD/tấn, giảm 1,8% so với tháng trước nhưng tăng 15,4% so với tháng 8/2021.
Theo tính toán, lượng nhập khẩu khô đậu tương về Việt Nam trong năm 2022 dự kiến đạt 5,2 triệu tấn, trị giá 2,9 tỷ USD, tăng 4% về lượng và tăng 12,5% về trị giá so với năm 2021 do nhu cầu cho ngành chăn nuôi lợn, gia cầm trong nước tăng mạnh.
Đậu tương nhập khẩu về Việt Nam chủ yếu từ Brazil và Mỹ
Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, nhập khẩu đậu tương trong tháng 9/2022 đạt 114.038 tấn, tương đương 80,07 triệu USD, giá trung bình 702,1 USD/tấn, tăng mạnh 110,9% về lượng và tăng 97% kim ngạch so với tháng 8/2022, giá giảm 6,6%; so với tháng 9/2021 thì giảm 20,5% về lượng và giảm 10,2% về kim ngạch nhưng tăng 13% về giá.
Tính chung 9 tháng đầu năm 2022 cả nước nhập khẩu 1,4 triệu tấn đậu tương, trị giá gần 974,71 triệu USD, giá trung bình 697,3 USD/tấn, giảm 9,1% về lượng nhưng tăng 10% kim ngạch và tăng 21% về giá so với cùng kỳ năm 2021.
Nhập khẩu đậu tương 9 tháng đầu năm 2022
Tính toán theo số liệu công bố ngày 11/10/2022 của TCHQ |
Đậu tương nhập khẩu về Việt Nam nhiều nhất từ thị trường Brazil, trong tháng 9/2022 tăng mạnh, tăng 223% về lượng và tăng 193% kim ngạch so với tháng 8/2022 nhưng giá giảm 9,6%, đạt 69.100 tấn, tương đương 45,93 triệu USD, giá 664,7 USD/tấn; Tính chung, 9 tháng năm 2022 nhập khẩu từ thị trường này đạt 869.451 tấn, tương đương 610,14 triệu USD, chiếm 63% trong tổng lượng và tổng kim ngạch nhập khẩu đậu tương của cả nước.
Nhập khẩu đậu tương từ thị trường Mỹ – thị trường lớn thứ 2 trong tháng 9/2022 tiếp tục tăng mạnh 73% cả về lượng và kim ngạch so với tháng 8/2022 nhưng giá giảm nhẹ 0,3%, đạt 38.504 tấn, tương đương 28,73 triệu USD, giá trung bình 746,3 USD/tấn. Tính chung cả 9 tháng năm 2022, nhập khẩu từ thị trường này đạt 444.060 tấn, tương đương 302,29 triệu USD, giá 680,7 USD/tấn, chiếm 31% trong tổng lượng và kim ngạch nhập khẩu đậu tương của cả nước, giảm mạnh 40,7% về lượng, giảm 28,7% về kim ngạch nhưng giá tăng 20,3% so với cùng kỳ năm trước.
Ngoài ra, nhập khẩu đậu tương từ thị trường Canada 9 tháng đầu năm đạt 76.041 tấn, tương đương 56,03 triệu USD, giá 736,9 USD/tấn, tăng 20,7% về lượng, tăng 40% về kim ngạch và giá tăng 16% so với cùng kỳ năm trước. Nhập khẩu từ thị trường Campuchia đạt 6.288 tấn, tương đương 4,74 triệu USD, giá 754 USD/tấn, tăng mạnh cả về lượng, kim ngạch và giá, với mức tăng tương ứng 117%, 143,7% và 12,2%.
Việt Nam nhập khẩu đậu tương chủ yếu từ Brazil và Mỹ |
Mức giá nhập khẩu ngô, đậu tương tăng cao |
Kim ngạch nhập khẩu đậu tương tăng mạnh |