Hà Nội: Bắt quả tang một cơ sở bơm tạp chất vào tôm tại quận Hoàng Mai Cảnh báo: Ăn tôm bị bơm tạp chất có thể gây giảm trí nhớ |
![]() |
Để đẩy lùi vấn nạn bơm tạp chất vào thủy sản các cấp, ngành cần tăng cường kiểm tra, mạnh tay xử lý vi phạm |
Mới đây nhất, việc Thanh tra Sở NN&PTNT Hà Nội phối hợp với các cơ quan chức năng của thành phố kiểm tra, xử lý một vụ bơm tạp chất vào tôm tại quận Hoàng Mai càng cho thấy rõ việc triển khai giải pháp ngăn chặn vấn nạn bơm tạp chất vào tôm nói riêng và thủy sản nói chung trên địa bàn thành phố. Để đẩy lùi vấn nạn này, bảo đảm nguồn thủy sản sạch cho thị trường, các cấp, ngành, địa phương cần tăng cường kiểm tra, mạnh tay xử lý vi phạm.
Để xử lý tình trạng bơm tạp chất vào thủy sản, bảo đảm an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng, thời gian tới, ngành Nông nghiệp Thủ đô sẽ tăng cường phối hợp với các lực lượng chức năng của thành phố chuyển mạnh từ thanh tra theo kế hoạch sang thanh tra đột xuất. Trong đó, tập trung kiểm tra các cơ sở kinh doanh thủy sản nhỏ lẻ, kiên quyết không để các cơ sở không đủ điều kiện theo quy định hoạt động...
Đội trưởng Đội hành chính tổ chức (Thanh tra Sở NN&PTNT Hà Nội) Nguyễn Bình Minh cho biết, việc bơm tạp chất vào thủy sản không chỉ tiềm ẩn nguy cơ mất vệ sinh, an toàn thực phẩm, ảnh hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng mà còn là hành vi gian lận thương mại. |
Để ngăn chặn, xử lý vấn nạn bơm tạp chất vào thủy sản, cùng với việc tăng cường thanh tra, kiểm tra thường xuyên, đột xuất các cơ sở sản xuất, kinh doanh, xử lý nghiêm các vi phạm, thông báo rộng rãi tên cơ sở vi phạm để người dân biết…, các cấp, ngành, địa phương của thành phố cần đẩy mạnh tuyên truyền để người sản xuất, kinh doanh thủy sản nhận thức rõ việc bơm tạp chất là vi phạm pháp luật, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người tiêu dùng.
Liên quan đến vấn đề xử phạt, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng nông, lâm sản và thủy sản (Bộ NN&PTNT) Nguyễn Như Tiệp cho biết, Nghị định số 178/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm đã có các khung hình phạt cá nhân, tổ chức sơ chế, chế biến đưa tạp chất vào thủy sản. Cụ thể, mức xử phạt với cá nhân là 300.000-500.000 đồng, với tổ chức là 70-100 triệu đồng.
Tuy nhiên, để xử lý triệt để hành vi này cần phải có chế tài mạnh hơn. Với hành vi không xác định được tội danh tương ứng trong Bộ luật Hình sự, Cục sẽ kiến nghị Bộ NN&PTNT phối hợp với các bộ liên quan báo cáo Chính phủ trình Quốc hội xem xét sửa đổi, bổ sung luật cho phù hợp để xử lý hình sự...