Vẫn bất an với an toàn thực phẩm tại các chợ truyền thống

Nguồn cung cấp thực phẩm, rau củ quả cho phần lớn người dân trên địa bàn TP Hà Nội hiện vẫn từ các chợ dân sinh trên địa bàn. Đáng nói, phần lớn hàng hóa tại các chợ dân sinh vẫn tự cung, tự cấp, không rõ nguồn gốc, xuất xứ, gây khó khăn cho các ngành chức năng trong kiểm soát chất lượng, vệ sinh, an toàn thực phẩm cũng như lo ngại về ATTP cho sức khỏe người tiêu dùng.
Kiện toàn Ban Chỉ đạo công tác an toàn thực phẩm thành phố Hà Nội Tăng cường kiểm tra an toàn thực phẩm tại các trường học Đề xuất áp dụng các tiêu chuẩn ATTP nghiêm ngặt hơn với sữa, thực phẩm bổ sung
, phần lớn hàng hóa tại các chợ dân sinh vẫn tự cung, tự cấp, không rõ nguồn gốc, xuất xứ
Phần lớn hàng hóa tại các chợ dân sinh vẫn tự cung, tự cấp, không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

Thực phẩm, rau quả nhiều "không"

Trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện có 455 chợ dân sinh; trong đó có 15 chợ hạng một, 57 chợ hạng hai, 352 chợ hạng ba. Ngoài ra, có 2 chợ đầu mối là Minh Khai và phía Nam, 3 chợ có tính chất đầu mối: Chợ Long Biên, chợ cá Yên Sở, chợ gia cầm Hà Vỹ. Phần lớn hàng nông sản, thực phẩm kinh doanh tại các chợ truyền thống đều được nhập từ các tỉnh, thành phố khác. Do sự đa dạng về nguồn gốc hàng hóa, nên phần lớn các hộ kinh doanh không có hợp đồng mua bán, không nắm rõ nguồn gốc các sản phẩm đang kinh doanh.

Ghi nhận tại nhiều chợ truyền thống cho thấy, bên cạnh thực phẩm, rau củ quả tươi sống thì các chợ truyền thống vẫn còn tình trạng thực phẩm đã nấu chín và thực phẩm tươi sống được bày bán cạnh nhau, người bán dùng chung một găng tay để bốc hàng, thực phẩm không được che đậy hợp vệ sinh. Hầu hết rau, củ, quả, thịt gia súc, gia cầm không có tem nhãn, bao bì…

Các mặt hàng thực phẩm khô, như: Tôm khô, mực khô, cá khô... chỉ có số ít được bao bọc, đóng gói, có ghi nguồn gốc, xuất xứ theo quy định; còn lại hầu hết không có bao bì, nhãn mác. Thậm chí, tại một số chợ, người dân còn giết mổ gia cầm ngay tại chỗ, gây mất vệ sinh, an toàn thực phẩm…

Bà Nguyễn Thị Vui, một tiểu thương kinh doanh rau, củ quả tại chợ Cao, xã Cao Dương (huyện Thanh Oai) chia sẻ, hằng ngày bà vẫn ra chợ đầu mối nhập các loại rau củ quả về chợ bán. Do kinh doanh nhỏ lẻ, nên hầu như người bán và người nhập đều không có hóa đơn, chứng từ, giấy tờ chứng minh nguồn gốc nông sản. Việc kinh doanh mua bán như vậy đã diễn ra cả chục năm nay, cũng không ai hỏi han gì về chất lượng cũng như nguồn gốc xuất xứ của các loại rau, củ quả mà bà Vui đang kinh doanh.

Tương tự, một tiểu thương chuyên kinh doanh gia cầm sống tại chợ Đồng Dinh, phường Thạch Bàn, quận Long Biên, Hà Nội cho biết, mỗi ngày cửa hàng gia cầm của gia đình ông bán hàng chục con gà, vịt, chim bồ câu. Số lượng gia cầm này đều được gia đình nhập ở một số trang trại trên địa bàn thành phố Hà Nội, tỉnh Hòa Bình, nhưng cũng chỉ có hóa đơn viết tay số lượng, chứ không có giấy tờ chứng minh nguồn gốc sản phẩm được nuôi ở đâu.

Qua đó cho thấy, việc kiểm tra, quản lý vệ sinh, an toàn thực phẩm ở các chợ truyền thống gặp rất nhiều khó khăn do số lượng cơ sở kinh doanh thực phẩm, nông sản lớn, lại nhỏ lẻ. Hơn nữa, nông sản, thực phẩm bán tại chợ dân sinh phần lớn tự cung, tự cấp từ các vùng sản xuất nông nghiệp giáp ranh hoặc nhập từ các tỉnh, thành phố lân cận nên việc kiểm soát cũng khó khăn hơn.

Người tiêu dùng cũng cần “khó tính” hơn

, từ đầu năm 2024 đến nay, ngành nông nghiệp Thủ đô đã phối hợp với các đơn vị chức năng tổ chức 4 lớp tập huấn kiến thức về vệ sinh, an toàn thực phẩm
Từ nay đến cuối năm, nhu cầu tiêu dùng thực phẩm, nhất là gia cầm tăng cao.

Để nâng cao ý thức của người dân về kinh doanh hàng hóa nông sản tại chợ truyền thống, Chi cục trưởng Chi cục Chất lượng, chế biến và phát triển thị trường Hà Nội (Sở NN&PTNT Hà Nội) Nguyễn Thị Thu Hằng cho biết, từ đầu năm 2024 đến nay, ngành nông nghiệp Thủ đô đã phối hợp với các đơn vị chức năng tổ chức 4 lớp tập huấn kiến thức về vệ sinh, an toàn thực phẩm cho cán bộ làm công tác quản lý tại chợ và các cơ sở kinh doanh rau, củ, trái cây tại Trung tâm Kinh doanh chợ đầu mối phía Nam; hỗ trợ chợ đầu mối phía Nam, chợ đầu mối Minh Khai xây dựng các quy chế, quy trình, thủ tục bảo đảm an toàn thực phẩm tại chợ.

Bên cạnh đó, phối hợp với Dự án an toàn thực phẩm vì sự phát triển (Safegro), Bộ NN&PTNT thực hiện khảo sát và đánh giá an toàn thực phẩm tại các chợ Kim Quan, Thượng Thanh (quận Long Biên); tăng cường năng lực tự kiểm soát an toàn thực phẩm cho ban quản lý chợ, nâng cao nhận thức, thực hành về an toàn thực phẩm cho tiểu thương kinh doanh tại chợ, tư vấn phân khu chức năng bày bán sản phẩm trong chợ bảo đảm an toàn thực phẩm...

Phó Chủ tịch UBND xã Lê Lợi kiêm Trưởng ban Quản lý chợ gia cầm Hà Vỹ (huyện Thường Tín) Lương Thanh Bình thông tin, từ nay đến cuối năm, nhu cầu tiêu dùng thực phẩm, nhất là gia cầm tăng cao. Để bảo đảm an toàn thực phẩm, vệ sinh thú y tại chợ gia cầm Hà Vỹ, Ban Quản lý chợ đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền bảo đảm an toàn thực phẩm và yêu cầu 100% chủ hàng ký cam kết kinh doanh gia cầm có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. Ban Quản lý chợ phối hợp với các ngành chức năng thường xuyên mở các lớp tập huấn kiến thức về vệ sinh, an toàn thực phẩm cho các hộ kinh doanh…

Còn theo Phó Chủ tịch UBND huyện Thanh Trì Nguyễn Văn Hưng, để bảo đảm an toàn thực phẩm tại chợ, huyện yêu cầu các xã, thị trấn tiến hành rà soát, khảo sát, nắm bắt thực trạng hoạt động của các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm trong chợ. 100% cơ sở đã ký cam kết bảo đảm an toàn thực phẩm và 100% ban quản lý các chợ đã ban hành Quy chế quản lý bảo đảm an toàn thực phẩm tại chợ. Đến nay, có 117 cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm được cấp biển nhận diện bảo đảm an toàn thực phẩm. Ngoài ra, UBND huyện Thanh Trì còn bố trí 1 nhà trạm xét nghiệm nhanh tại chợ Cầu Bươu, xã Tả Thanh Oai, thực hiện xét nghiệm nhanh thực phẩm tại chợ.

Để bảo vệ sức khỏe cho người tiêu dùng, bên cạnh việc các địa phương cần lắp đặt nhà xét nghiệm nhanh tại một số chợ; người dân cũng cần nâng cao nhận thức về mối nguy hiểm từ thực phẩm không bảo đảm chất lượng. Khi mua hàng, người dân nên chọn mua sản phẩm có bao gói, nguồn gốc, nhãn mác rõ ràng, hạn chế sử dụng thực phẩm chế biến sẵn... để giảm thiểu tối đa các bệnh lây truyền qua thực phẩm kém chất lượng.

Thanh tra Sở Y tế Hà Nội xử phạt hàng loạt cơ sở hành nghề dược Thanh tra Sở Y tế Hà Nội xử phạt hàng loạt cơ sở hành nghề dược
Kiện toàn Ban Chỉ đạo công tác an toàn thực phẩm thành phố Hà Nội Kiện toàn Ban Chỉ đạo công tác an toàn thực phẩm thành phố Hà Nội
Tăng cường kiểm tra an toàn thực phẩm tại các trường học Tăng cường kiểm tra an toàn thực phẩm tại các trường học
Thủy Trúc

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Bí quyết ăn vặt không lo tăng cân

Bí quyết ăn vặt không lo tăng cân

Cơn thèm ăn là kẻ thù số một của người giảm cân. Hãy cùng khám phá những món ăn vặt ít calo để thỏa mãn vị giác mà vẫn giữ dáng.
Những vật dụng nhà bếp nào cần vệ sinh thường xuyên để bảo đảm sức khỏe?

Những vật dụng nhà bếp nào cần vệ sinh thường xuyên để bảo đảm sức khỏe?

Những vật dụng nhà bếp tưởng sạch sẽ nhưng ẩn chứa rất nhiều vi khuẩn gây hại. Để đảm bảo sức khỏe cho cả gia đình, việc giữ gìn vệ sinh nhà bếp là vô cùng quan trọng.
Quả na rừng có tác dụng gì với sức khỏe mà đắt đỏ đến vậy?

Quả na rừng có tác dụng gì với sức khỏe mà đắt đỏ đến vậy?

Trước đây, quả na rừng có rất nhiều và mọc dại trong rừng, khi chín rụng đầy đất chẳng ai ngó ngàng. Tuy nhiên, hiện nay loại quả này có giá vô cùng đắt đỏ và vừa được Bộ Y tế đưa vào danh sách cây thuốc quý cần được kiểm soát.
Những việc cần tránh để bảo vệ sức khỏe khi trời lạnh

Những việc cần tránh để bảo vệ sức khỏe khi trời lạnh

Vào những ngày trời lạnh, nhiệt độ xuống thấp, thậm chí rất thấp, mọi người cần tránh những việc dưới đây để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình.
4 lý do khiến nồi chiên không dầu bị đưa vào “danh sách đen”

4 lý do khiến nồi chiên không dầu bị đưa vào “danh sách đen”

Nồi chiên không dầu ngày càng được sử dụng rộng rãi nhờ tính tiện lợi, dễ sử dụng, chiên nấu nhanh, không dùng hoặc dùng ít dầu rất tốt cho sức khỏe. Vậy lý do vì sao nồi chiên không dầu đang mất dần “vị thế” trong căn bếp của nhiều gia đình?
Chủ động bảo vệ gia đình và bản thân khỏi bệnh sởi

Chủ động bảo vệ gia đình và bản thân khỏi bệnh sởi

Bệnh sởi, một trong những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, hiện đang gia tăng mạnh mẽ tại nhiều địa phương, trong đó có thành phố Hà Nội. Đợt giao mùa và chuyển lạnh sắp tới là điều kiện lý tưởng để vi rút sởi lây lan, việc chủ động bảo vệ gia đình và bản thân khỏi bệnh sởi là điều vô cùng cần thiết.
Những lưu ý phòng bệnh khi trời chuyển lạnh

Những lưu ý phòng bệnh khi trời chuyển lạnh

Khi thời tiết chuyển lạnh, cơ thể chúng ta thường phải đối mặt với nhiều nguy cơ bệnh tật do sự thay đổi đột ngột về nhiệt độ, độ ẩm không khí và các yếu tố môi trường. Để bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình, bạn cần lưu ý các biện pháp phòng bệnh quan trọng dưới đây.
Ai không nên ăn đậu nành?

Ai không nên ăn đậu nành?

Đậu nành là loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, protein, chất xơ và các vitamin khoáng chất. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể tận hưởng hết những lợi ích này.
Xương chắc khỏe cho lão hóa lành mạnh

Xương chắc khỏe cho lão hóa lành mạnh

Với nhiều người, mục tiêu sức khỏe tốt thường xoay quanh các chỉ số dễ thấy như vóc dáng thon gọn và mức năng lượng cơ thể cao. Tuy nhiên, bạn có thường suy nghĩ về những thứ bên trong cơ thể bạn - thí dụ như sức khỏe của xương?
Hà Nội, TP.HCM chìm trong khói bụi, người dân phải làm gì để bảo vệ bản thân

Hà Nội, TP.HCM chìm trong khói bụi, người dân phải làm gì để bảo vệ bản thân

Ở Việt Nam cũng như trên toàn thế giới, tình trạng ô nhiễm không khí ở các đô thị lớn đang diễn ra ngày càng nghiêm trọng, chúng ta cần làm gì để bảo vệ sức khỏe bản thân.
Bất ngờ với lượng muối ẩn chứa trong thực phẩm hàng ngày

Bất ngờ với lượng muối ẩn chứa trong thực phẩm hàng ngày

Bạn có biết rằng, ngoài việc bạn thêm muối vào thức ăn, còn có rất nhiều thực phẩm khác cũng chứa hàm lượng muối cao mà bạn không hề hay biết?
Đậu rồng - Thực phẩm "vàng" giàu protein

Đậu rồng - Thực phẩm "vàng" giàu protein

Đậu rồng không chỉ là một loại rau củ quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày mà còn là một "siêu thực phẩm" với vô vàn lợi ích cho sức khỏe.
Ai cần tránh sử dụng mật ong?

Ai cần tránh sử dụng mật ong?

Mật ong mặc dù là một thực phẩm tốt cho sức khỏe nhưng không phải ai cũng nên sử dụng. Dưới đây là một số người cần đặc biệt lưu ý hoặc tránh sử dụng mật ong:
Sở hữu trái tim khỏe mạnh với những thói quen này

Sở hữu trái tim khỏe mạnh với những thói quen này

Bạn có biết ngoài việc tập thể dục và ăn uống lành mạnh, còn có những yếu tố nào khác ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch không? Cùng tham khảo thói quen bảo vệ tim mạch.
Ăn trái cây giúp phục hồi cơ bắp hiệu quả hơn

Ăn trái cây giúp phục hồi cơ bắp hiệu quả hơn

Các loại trái cây dưới đây sẽ góp phần bổ sung năng lượng sau khi tập gym, giảm mệt mỏi, hỗ trợ phục hồi cơ bắp hiệu quả.
Ai không nên sử dụng xạ đen?

Ai không nên sử dụng xạ đen?

Một số đối tượng cần đặc biệt lưu ý khi sử dụng xạ đen, bao gồm phụ nữ mang thai, người bệnh thận, và những người đang sử dụng thuốc tây…
Từ vụ tài xế đột quỵ khi lái xe: Dấu hiệu nhận biết căn bệnh nguy hiểm này?

Từ vụ tài xế đột quỵ khi lái xe: Dấu hiệu nhận biết căn bệnh nguy hiểm này?

Đột quỵ là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong, cướp đi sinh mạng của hàng triệu người mỗi năm, trung bình cứ 3 phút lại có một trường hợp đáng tiếc xảy ra.
Các phương pháp phòng ngừa suy hô hấp

Các phương pháp phòng ngừa suy hô hấp

Suy hô hấp là tình trạng phổi không thể cung cấp đủ oxy cho cơ thể và thải loại khí carbon dioxide hiệu quả. Để phòng ngừa tình trạng này, chúng ta cần thực hiện các biện pháp sau:
Kéo giãn cơ giúp ngủ ngon hơn

Kéo giãn cơ giúp ngủ ngon hơn

So với các phương pháp thư giãn truyền thống, việc kéo giãn cơ trước khi ngủ ít được biết đến hơn nhưng lại mang lại hiệu quả đáng kể trong việc giúp bạn ngủ ngon hơn.
Điều gì sẽ xảy ra khi bạn ăn một quả bơ mỗi ngày không?

Điều gì sẽ xảy ra khi bạn ăn một quả bơ mỗi ngày không?

Với hàm lượng chất béo lành mạnh, vitamin và khoáng chất dồi dào, bơ là một lựa chọn hoàn hảo để bổ sung vào chế độ ăn uống hàng ngày.
Những lợi ích bất ngờ khi ăn một lát gừng mỗi ngày

Những lợi ích bất ngờ khi ăn một lát gừng mỗi ngày

Gừng từ lâu được sử dụng trong các bài thuốc y học cổ truyền để hỗ trợ hoạt động hệ tiêu hóa, giảm buồn nôn, chống viêm, chống oxy hóa, giúp chống lại bệnh cúm và cảm lạnh thông thường.
Bạn có biết những cặp thuốc bổ nào không nên uống cùng nhau?

Bạn có biết những cặp thuốc bổ nào không nên uống cùng nhau?

Không phải loại thuốc bổ nào cũng kết hợp được với nhau. Việc sử dụng sai cách có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn.
Tăng cường thanh kiểm tra các sàn thương mại điện tử kinh doanh TPCN chưa cấp phép

Tăng cường thanh kiểm tra các sàn thương mại điện tử kinh doanh TPCN chưa cấp phép

Cục An toàn thực phẩm đã có văn bản về việc đề nghị tăng cường hậu kiểm sau khi tổ chức, cá nhân tự công bố và đăng ký bản công bố, tránh việc tự công bố không đúng phân loại sản phẩm...
Đau lưng ở dân văn phòng - nguyên nhân và cách khắc phục

Đau lưng ở dân văn phòng - nguyên nhân và cách khắc phục

Ngồi làm việc quá lâu trước máy tính khiến dân văn phòng dễ mắc phải chứng đau lưng. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ nguyên nhân và cách phòng tránh.
Số ca sốt phát ban nghi sởi tăng hơn 42 lần, cần đẩy mạnh tiêm vaccine để ngăn dịch

Số ca sốt phát ban nghi sởi tăng hơn 42 lần, cần đẩy mạnh tiêm vaccine để ngăn dịch

Theo báo cáo của Bộ Y tế, tình hình bệnh sởi đang diễn biến phức tạp trên cả nước. Từ đầu năm đến nay, Việt Nam ghi nhận 14.287 ca sốt phát ban nghi sởi, trong đó có 4 ca tử vong, tăng hơn 42 lần so với cùng kỳ năm 2023.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
sunshine
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
bidv3
phu-dien-2
gleximco
Phiên bản di động